Friday, November 8, 2024
Trang chủBiển nóngBáo Mỹ: Ông Obama phải lấy chủ đề Biển Đông và TQ...

Báo Mỹ: Ông Obama phải lấy chủ đề Biển Đông và TQ bắt nạt Việt Nam để nói với Tập Cận Bình

Trang National Interest có bài viết khuyên tổng thống Obama nên lấy chủ đề Biển Đông và Trung Quốc bắt nạt Việt Nam để nói chuyện với ông Tập Cận Bình trong chuyến thăm Washington của lãnh đạo Trung Quốc.

 

Bài báo đề nghị Mỹ và VN cần phải hợp tác chặt chẽ hơn nữa để ngăn cản tốc độ bành trướng của Bắc Kinh

Bài viết có tên gọi Why the US and Vietnam Urgently Need to Deepen Ties, xin trích lược:
Quan hệ Việt-Mỹ được củng cố trong vài năm qua, phần lớn vì nỗi quan ngại chung về sự hung hăng trên Biển Đông của TQ ngày càng gia tăng.
Nhưng một số phần trong quan hệ này tiến triển chậm chạp, khiến TQ tin rằng họ có thể tiếp tục bắt nạt Việt Nam như một phần thúc đẩy tham vọng kiểm soát khu vực.  TQ gần đây đưa thêm một giàn khoan dầu khác vào lãnh hải Việt Nam.

Nhưng hành động khiêu khích mới nhất này, cùng việc TQ tuyên bố sẽ đổ thêm nguồn lực vào hải – không quân, có thể thúc đẩy Mỹ và Việt Nam phát triển nhiều yếu tố chủ đạo trong quan hệ đang đâm chồi giữa hai nước.

Hành động của TQ rất đáng báo động, đấy là sự tiếp diễn chuỗi hành xử hung hăng. Hè này, Bắc Kinh tuyên bố hoàn tất việc xây các đảo nhân tạo trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, dự tính xây dựng căn cứ quân sự ở đó.
Tháng 7, TQ tổ chức tập  tấn công chiếm một hòn đảo trên Biển Đông, nhiều tàu chiến (gồm lực lượng hạt nhân) và máy bay bắn đạn thật quanh vùng biển này.

Cùng thời điểm tại biển Nhật Bản, TQ và Nga hoàn tất cuộc tập trận hải quân lớn nhất.

TQ cũng khoe nhiều vũ khí mới ở cuộc diễu binh ngày 3.9, tuyên bố giảm số quân bộ binh để dồn nguồn lực cho hải – không quân vốn đã có khả năng triển khai xa bờ. Và lần đầu tiên TQ đưa tàu chiến đến gần bang Alaksa, nhân một chuyến công tác của ông Obama ở đó.  

Ý thức được chủ nghĩa bành trướng của TQ, Việt Nam và Mỹ có những động thái khiêm tốn để tăng cường mối quan hệ.

Ví dụ, hai nước tăng tần suất các chuyến thăm cấp cao, Mỹ đề nghị cấp 18 triệu USD để tăng sức mạnh lực lượng tuần duyên Việt Nam, cùng dần nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.

Việt – Mỹ muốn làm nhiều việc hơn, nhưng cả hai bên chưa hành động khẩn trương. Chính quyền Obama không muốn khiêu khích Bắc Kinh, như đã không phản ứng gì trong vụ xung đột giàn khoan thứ nhất, cũng như không bay tuần tra trong vùng lãnh hải 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo.

Từ đó đặt dấu hỏi về khả năng và sự sẵn sàng đối đầu với TQ của Mỹ, nhất là vì Mỹ đang mắc kẹt ở những vùng khác trên thế giới, cũng như đã cắt giảm khoản chi quân sự.  

Nhưng sự khiêu khích mới nhất của TQ là cơ hội khắc phục những trở ngại đó. Bắc Kinh đang tăng cường thể hiện với Việt Nam về mưu đồ độc bá khu vực của họ, và sẽ bóp nát quyền của bất kỳ nước nào cản đường họ, từ đó có lý lẽ mạnh cho những ai muốn đào sâu quan hệ Việt-Mỹ.

Đã có đề xuất yêu cầu phía Việt Nam cho phép quân Mỹ tiếp cận các cơ sở quân sự của Việt Nam theo phương pháp luân phiên, cũng như cho phép họ xây cơ sở hạ tầng mới. Từ đó, Mỹ sẽ có thể triển khai quân sự vào Biển Đông dễ dàng hơn, ngăn chặn được việc Bắc Kinh bắt nạt Việt Nam.  

Việt Nam cũng nên cho phép hải quân Mỹ cập cảng nhiều hơn, hiện chỉ là một chuyến/năm , cũng như quyền tiếp cận cảng nước sâu Cam Ranh có tầm quan trọng về chiến lược.

Trên mặt trận kinh tế, Việt Nam nên tiếp tục cải tổ, theo tinh thần của hiệp định thương mại tự do Đối tác liên Thái Bình Dương (TPP) vốn đang thương lượng giữa 12 nước thuộc vành đai Thái Bình Dương.

Khi gia nhập TPP, kinh tế Việt Nam có thể giảm lệ thuộc TQ, từ đó tự do hơn trong việc bảo vệ quyền  lợi quốc gia, ngay cả khi họ xung đột với quyền lợi của TQ.  

Trong khi đó, Mỹ nên giúp Việt Nam tuần tra biển và cung cấp công nghệ hải quân.

Tổng thống Mỹ Obama vào cuối tháng 9 sẽ gặp Chủ tịch TQ Tập Cận Bình ở Nhà Trắng, cần lấy chuyện Biển Đông và việc TQ bắt nạt Việt Nam làm chủ đề nói chuyện.

Làm thế, ông Obama sẽ phát tín hiệu với Việt Nam, rằng Mỹ xem việc TQ hung hăng với Việt Nam là chuyện nghiêm trọng, và rằng Mỹ không ngại đối đầu với TQ.

Mỹ cũng nên đưa Việt Nam vào sâu hơn trong quan hệ an ninh khu vực, gồm khuyến khích đồng sản xuất vũ khí, mời Việt Nam tham gia những cuộc tập trận đa quốc gia, cùng nhau tuần tra biển, khuyến khích Việt Nam mua vũ khí Mỹ, châu Âu và Nhật.

Nga hiện là nguồn cung cấp vũ khí chính của Việt Nam. Mỹ khi kéo Việt Nam ra xa khỏi công nghệ Nga cũng sẽ tăng cường khả năng hoạt động liên kết của Việt Nam với Mỹ và các nước đồng minh, tăng cường quan hệ quân sự với các nước này.  

Mỹ cũng nên sớm hoàn tất việc ký TPP vốn có lợi về chiến lược và kinh tế cho cả Việt Nam lẫn Mỹ.

Việt Nam có thể trở thành một trong những đối tác tốt nhất của Mỹ để chống lại sự trỗi dậy của TQ.

Việt Nam giáp Biển Đông, chung biên giới với TQ, có dân số đông hàng thứ 14 thế giới, lực lượng quân sự đông hàng 13 thế giới.  

Và tính trên GDP, Việt Nam là nước chi quốc phòng lớn hàng thứ hai Đông Nam Á. Kinh tế Việt Nam nhắm  vươn đến lớn hàng thứ 17 thế giới trong 10 năm nữa. Và Việt Nam sẽ là một đối tác quân sự mạnh cho Mỹ, vì thường đánh thắng những kẻ thù mạnh hơn và trang bị vũ khí tốt hơn.
Kết luận

Việt Nam và Mỹ phải nâng tầm quan hệ. Làm thế sẽ phát tín hiệu, rằng Mỹ tiếp tục đối đầu với một TQ đang trỗi dậy, vào lúc các nước trong khu vực đang lo ngại Mỹ sẽ làm gì để đối đầu với sự hung hăng của Bắc Kinh.

Một quan hệ mạnh mẽ giữa Việt Nam và Mỹ còn có thể giúp giảm tốc chủ nghĩa bành trướng của TQ, bằng cách chứng minh sự phản tác dụng của hành vi hung hăng đến độ cả kẻ thù cũ của Mỹ trở thành đồng minh chống lại hành vi hung hăng ấy.

RELATED ARTICLES

Tin mới