Sunday, November 24, 2024
Trang chủĐiểm tinTQ bán tàu ngầm cho Pakistan để đứng chân, cùng Pakistan chào...

TQ bán tàu ngầm cho Pakistan để đứng chân, cùng Pakistan chào bán JF-17

 Trung Quốc muốn hoạt động thương mại đi qua Ấn Độ Dương diễn ra thuận lợi, còn cùng với Pakistan thúc đẩy tiêu thụ máy bay chiến đấu JF-17 ở Trung Á.

Tàu ngầm thông thường Type 039B phiên bản cải tiến của Hải quân Trung Quốc

Trung Quốc bán tàu ngầm cho Pakistan để có chỗ đứng chân

Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 30 tháng 9 dẫn trang mạng “Học giả Ngoại giao” Nhật Bản ngày 28 tháng 9 đưa tin, đầu năm nay, Pakistan tuyên bố đồng ý mua 8 tàu ngầm động cơ diesel lớp Nguyên của Trung Quốc.

Những tàu ngầm này rất có lợi khi xảy ra tình hình Ấn Độ phong tỏa bờ biển Pakistan, đồng thời sẽ làm cho New Delhi phải suy nghĩ kỹ khi triển khai tàu sân bay mới INS Vikrant theo kế hoạch.

Trung Quốc bán những tàu ngầm này cho Pakistan đương nhiên có nhân tố thương mại. Nhưng, một nguyên nhân tiềm tàng gây lo ngại hơn cho các nhà phân tích Ấn Độ là, đây là một bước đi của Trung Quốc, có nghĩa là Trung Quốc có thể có ý đồ đoạt lấy chỗ đứng chân ở Ấn Độ Dương.

Theo bài báo, Ấn Độ Dương rất quan trọng đối với Trung Quốc. Thương mại trên biển của Trung Quốc đi qua những tuyến đường hàng hải ở Ấn Độ Dương có quy mô khổng lồ.

Những tuyến đường giao thông trên biển này là đường sinh mệnh của kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là nhập khẩu tài nguyên và xuất khẩu hàng hóa ngành chế tạo.

Được biết, tàu ngầm thông thường lớp Nguyên là một trong những vũ khí lợi hại nhất trong kho vũ khí trên biển của Trung Quốc, chủ yếu thiết kế dùng để đối phó Quân đội Mỹ.

Tàu ngầm thông thường Type 039B lớp Nguyên, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)

Tàu ngầm lớp này đã lắp hệ thống đẩy không lệ thuộc vào không khí (AIP), đã nâng cao khả năng hoạt động liên tục và tính bí mật của tàu ngầm, nhưng lại phải hy sinh năng lực của tàu ngầm trên các phương diện như biên chế nhân viên, điều kiện sinh hoạt, dự trữ nhiên liệu, khoang đạn.

Tàu ngầm lớp Nguyên nghe nói cũng đã tích hợp công nghệ giảm âm của tàu ngầm Nga.

Phối hợp với Pakistan chào bán máy bay Kiêu Long ở Trung Á

Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 29 tháng 9 dẫn tờ “Kanwa Defense Review” Canada tháng 10 đưa tin, sau khi tiến hành phân tích kỹ về việc sử dụng vũ khí do Trung Quốc chế tạo trên thị trường vũ khí các nước châu Á,

Kanwa tiếp tục để ý đến các nước Trung Á, đặc biệt là các nước những năm gần đây tăng cường hợp tác quân sự với Trung Quốc và Pakistan như Turkmenistan, Uzbekistan và Kyrgyzstan. Kanwa xem xét quan điểm của những nước này đối với hợp đồng xuất khẩu máy bay chiến đấu JF-17 Kiêu Long.

Máy bay chiến đấu JF-17 Kiêu Long do Trung Quốc và Pakistan phát triển, hiện chỉ biên chế trong Quân đội Pakistan

Tại Triển lãm hàng không Paris 2015, lãnh đạo Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc trả lời phỏng vấn báo chí đã 5 lần nhắc tới “một vành đai, một con đường”, cho biết, chiến lược này có liên hệ chặt chẽ với hoạt động xuất khẩu của công nghiệp hàng không Trung Quốc.

Ông tuyên bố: Hiện nay, mối quan tâm của tất cả các ngành công nghiệp Trung Quốc đều chuyển hướng đến mối quan hệ giữa chiến lược “một vành đai, một con đường” và xuất khẩu của doanh nghiệp.

Ông đặc biệt nhấn mạnh ý nghĩa to lớn của chiến lược “một vành đai, một con đường” đối với ngành hàng không Trung Quốc.

Trong quá trình Nga và Trung Quốc xuất khẩu vũ khí cho các nước ASEAN, Myanmar luôn duy trì tính bí mật khá cao trong các giao dịch vũ khí.

Trong khi đó, các nước Bangladesh, Afghanistan, Pakistan và Sri Lanka giữ trạng thái cởi mở đối với các giao dịch nhập khẩu/xuất khẩu vũ khí chủ yếu của họ, họ thường sẽ công khai thông tin những giao dịch này.

Máy bay chiến đấu hạng nhẹ JF-17 Kiêu Long do Trung Quốc và Pakistan phát triển, hiện chỉ biên chế trong Quân đội Pakistan

Còn Tây Á và Trung Đông, đây là thị trường truyền thống của máy bay tác chiến Mỹ, trong ngắn hạn, những nước này không có nhiều khả năng nhập khẩu máy bay chiến đấu JF-17 Kiêu Long. Ngoài ra, 6 nước vùng Vịnh đã công bố kế hoạch thay thế máy bay tác chiến của họ.

Tuy nhiên, mấy năm gần đây, Pakistan và Trung Quốc đều đã tăng cường hợp tác quân sự với Turkmenistan và Uzbekistan.

Trong tất cả các nước đồng minh của Liên Xô cũ của khu vực Trung Á, Kazakhstan không có nhiều khả năng mua máy bay chiến đấu JF-17 Kiêu Long, bởi vì họ có kinh tế phát triển và có hợp tác quân sự chặt chẽ với Nga. Kazakhstan mới nhận một lô máy bay chiến đấu Su-30SM của Nga.

Từ sau khi Liên Xô tan rã, Turkmenistan và Uzbekistan không nhận được bất kỳ máy bay chiến đấu mới nào, có cùng cảnh ngộ với Tajikistan. 5 năm trước, Pakistan bắt đầu tăng cường hợp tác kinh tế với Tajikistan.

Hiện nay hai bên đang cùng xây dựng đường ống khí đốt từ Turkmenistan đi qua Afghanistan đến Pakistan.

Máy bay chiến đấu hạng nhẹ JF-17 Thunder do Trung Quốc và Pakistan hợp tác chế tạo

 Từ năm 2007 trở đi, Trung Quốc bắt đầu cung cấp sản phẩm công nghiệp quân sự, quân phục, khoản vay quân sự, thùng xe lửa cho Turkmenistan.

Điều cần chỉ ra là, Turkmenistan không có nhiều khả năng sử dụng USD mua máy bay chiến đấu JF-17 Kiêu Long, bởi vì tổng ngân sách quân sự năm 2014 của nước này khoảng 200 triệu USD. Ngân sách quân sự của các nước Trung Á cơ bản gần nhau.

Ngày 20 tháng 2 năm 2015, Thủ tướng và Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang Pakistan thăm Turkmenistan và Kyrgyzstan, đồng thời đã tập trung thảo luận các vấn đề trong lĩnh vực hợp tác năng lượng.

Vì vậy, Kyrgyzstan phải là một mục tiêu để Pakistan chào bán máy bay chiến đấu JF-17 Kiêu Long. Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan Khawaja Asif từng cùng với Ngoại trưởng Kyrgyzstan tổ chức hội đàm cấp cao.

Điều đáng chú ý ở đây là, các nước nêu trên đều là nước thành viên của Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO). Bị tác động bởi sáng kiến “một vành đai, một con đường” do Trung Quốc đưa ra, Pakistan và Trung Quốc rất có thể sẽ mở rộng mục tiêu của thị trường xuất khẩu vũ khí tới các nước thành viên SCO.

Máy bay chiến đấu hạng nhẹ FC-1 Kiêu Long (JF-17 Thunder) do Trung Quốc-Pakistan hợp tác phát triển

Theo bài viết, nếu Pakistan và Trung Quốc cùng chào bán máy bay chiến đấu JF-17 Kiêu Long cho các nước Trung Á theo hình hức thương mại hàng hóa hoặc cho vay, thì sẽ không tồn tại khó khăn chi trả.

Giống như Trung Quốc, Pakistan cũng cần khí đốt và các năng lượng khác. Trung Quốc và Pakistan đều có thể nhận được 50% tài nguyên thiên nhiên từ những nước này, thậm chí Trung Quốc có thể thông qua phương thức sử dụng USD chi trả cho Pakistan để ký kết hợp đồng.

Theo bài báo, đối với Pakistan, chào bán vũ khí cùng nghiên cứu với Trung Quốc cho các nước khu vực Trung Á là rất tự nhiên, những nước này ký kết hợp đồng cũng là rất bình thường. Bởi vì, họ đều là nước thành viên của SCO, Pakistan cung cấp viện trợ huấn luyện cho họ cũng rất thuận lợi. 

Máy bay chiến đấu hạng nhe JF-17 Thunder Pakistan
RELATED ARTICLES

Tin mới