Tuesday, November 19, 2024
Trang chủThâm cung bí sửDàn đồng ca chủ nghĩa dân tộc Đại Hán (Phần 6 )

Dàn đồng ca chủ nghĩa dân tộc Đại Hán (Phần 6 )

Diễn đàn quốc gia hùng cường, bản tin trên mạng của những người theo chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ tập trung vào các vấn đề quốc tế, là thuộc mạng Nhân dân (Remain Wang tại địa chỉ: www.people.com.cn), một website do tờ Nhân dân Nhật báo sở hữu và quản lý. Tất cả các ấn phẩm và trang tin trên Internet đều do một cơ quan chính phủ hay Đảng chịu trách nhiệm về nội dung tin tức. Truyền hình Trung ương báo cáo cho các cơ quan Đảng ở cấp trung ương, còn các đài truyền hình tỉnh và thành phố báo cáo với Đảng ủy địa phương.

Những thanh niên bị bắt vì sử dụng Internet không đúng

Hệ thống theo dõi và kiểm duyệt nội dung truyền thông của Trung Quốc rất manh mún nhưng đều do Ban Tuyên truyền của Đảng Cộng sản đảm trách. Ban Tuyên truyền có quyền quyết định nội dung của báo in, truyền hình và phát thanh, mà các loại hình báo chí này cũng đều phải được Tổng cục Báo chí và Xuất bản hay Cục quản lý nhà nước về Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình cấp phép. Văn phòng Thông tin Hội đồng Nhà nước phụ trách nội dung các trang tin Internet nhưng vì cơ quan này không có nhiều quyền lực như Ban Tuyên truyền nên nói chung thường theo sự chỉ đạo của Ban Tuyên truyền. Bộ Thông tin kiểm soát Internet, bao gồm việc ngăn chặn và sàng lọc nội dung. Bộ An ninh quốc gia (CIA của Trung Quốc) và Bộ Công an (FBI của Trung Quốc) sẽ kiểm soát các bản tin Internet, blog và thư điện tử.

Kiểm duyệt Internet

Những người lạc quan chính trị rất hy vọng vào Internet ở Trung Quốc. Như Tiêu Tường đã viết, vì Internet có bản chất là “công nghệ tự do với cấu trúc xuyên suốt và phân quyền”, nhiều người tin rằng chính phủ không thể kiểm duyệt được. Mặc dù vậy, trên thực tế các cơ quan kiểm duyệt Trung Quốc đã chứng tỏ họ có nhiều khả năng kiểm soát nội dung Internet và việc truy cập thông tin của người dân qua mạng Internet.

Thách thức to lớn của việc mở rộng phạm vi kiểm duyệt đối với Internet đã thúc đẩy sự bùng nổ phát minh công nghệ ở Trung Quốc. Theo Trung tâm Berkman của Đại học Harvard, Trung Quốc đang vận hành hệ thống lọc Internet chặt chẽ và có công nghệ tinh xảo nhất thế giới. Các bộ lọc, được cài đặt trên mạng Internet xương sống và máy chủ của các nhà cung cấp Internet cũng như các phần mềm nhắn tin nhanh của khách hàng, sẽ từ chối các tìm kiếm có dùng những từ ngữ bị cấm và chặn hoàn toàn một số trang hải ngoại hoặc trong nước. Các hacker Trung Quốc năm 2004 phát hiện danh sách gần một ngàn từ khóa cấm kỵ và đưa lên mạng, trong đó 15% là các từ ngữ về tình dục, còn lại là chính trị (5% các từ khóa có liên quan đến quốc tế, chẳng hạn “Bảo vệ quần đảo Điếu Ngư” và “bán nước”, nhằm thực hiện tham vọng của các nhà lãnh đạo Đảng là không để chủ nghĩa yêu nước cực đoan vượt quá tầm kiểm soát).

Đảng Cộng sản cũng dùng một hệ thống khổng lồ các “bảo mẫu” mạng Internet – quản trị của các mạng, trang tin, diễn đàn, được những người kiểm soát mạng của chính phủ và “tai mắt nhân dân” hỗ trợ – chịu trách nhiệm kiểm soát nội dung. Văn phòng Thông tin Hội đồng Nhà nước, cơ quan đầu não cấp trung ương, có đường dây nóng với quản trị của 32 trang mạng lớn – và thật ấn tượng là thông quan phần mềm nhắn tin nhanh – để định hướng việc đưa tin những sự kiện quan trọng, và các trang lớn lại tiếp tục định hướng cho các trang nhỏ hơn.

 (Văn phòng Thông tin Hội đồng Nhà nước [SCIO] có được trách nhiệm quản lý nội dung các trang tin Internet là nhờ chủ nhiệm văn phòng, Triệu Khải Chính, vốn là nhà vật lý hạt nhân và đam mê Internet từ sớm. Khi ông từ Thượng Hải lên Bắc Kinh để lãnh đạo SCIO, ông thuê một số chuyên gia Internet và lập một website và mạng nội bộ cho cơ quan. Khi các trang thương mại bắt đầu ra đời năm 1999, cơ quan của ông được giao trách nhiệm kiểm soát nội dung Internet).

Sự tham gia của nhân tố con người đồng nghĩa với việc kiểm soát chưa hoàn toàn chặt chẽ. Thường phải mất cả tiếng đồng hồ hay nhiều thời gian hơn để xóa những nội dung gây tranh cãi được đăng tải. Bài báo về sách giáo khoa lịch sử khiến Ban Tuyên truyền phải đóng cửa bờ Băng điểm vẫn còn lưu trên website của tờ Thanh niên Trung Quốc Nhật báo độ một tuần sau khi ấn phẩm này bị đóng cửa. Khi Giáo hoàng John Paul II chết năm 2005, đầu tiên các trang mạng được phép đưa tin nhưng sau đó phải xóa những lời cầu nguyện và bình luận về cái chết của ngài, vì như một viên chức ở trang sohu.com nói: “Tôn giáo là chủ đề đặc biệt. Chúng tôi sợ có vấn đề nảy sinh”. Ngay cả khi những trang lớn chặn tin bài kiểu như các cuộc biểu tình chống Nhật Bản hay cảnh sát bắn vào những người biểu tình chống Nhật Bản hay cảnh sát bắn vào những người biểu tình nông thôn ở thị trấn phía nam Đông Châu, tin tức vẫn lan truyền qua thư điện tử, tin nhắn nhanh, blog và các diễn đàn tin tức. Những công dân mạng thông minh đã lừa các “bảo mẫu” bằng cách thay thế những từ bị cấm bằng mật mã mà vẫn giữ nguyên nghĩa của tin hay sử dụng những câu chuyện lịch sử để ám chỉ. Hơn nữa, những công dân mạng “tinh vi” hơn có thể vượt “Đại Tường lửa” của Trung Quốc bằng cách sử dụng các máy chủ ở nước ngoài để tìm kiếm. Mặc dù vậy, Đảng Cộng sản vẫn thành công một cách đáng kinh ngạc và đáng thất vọng trong việc hạn chế người dân tìm kiếm các thông tin liên quan đến chính trị trên Internet. Mặc dù nhiều người thậm chí không biết những tìm kiếm của họ bị chặn, nhiều người khác vẫn có thể thấy rõ bàn tay của các cơ quan kiểm duyệt khi những tin bài được cho là nhạy cảm chính trị biến mất một cách bí mật khỏi trang tin sau vài phút hay vài giờ. Một cuộc thăm dò ý kiến năm 2005 của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho thấy chỉ 7,6% người sử dụng Internet Trung Quốc tin rằng nội dung chính trị trên Internet bị kiểm soát.

Mùa xuân năm 2005, Đảng yêu cầu những trang tin trên mạng của các trường đại học, vốn đã trở thành những diễn đàn tự do thảo luận, không cho các cá nhân không phải là sinh viên của trường tiếp cận. Các sinh viên, e ngại thể hiện nỗi giận dữ đối với Đảng vì Đảng ngăn trở những thảo luận của họ, đã xuống đường biểu tình chống Nhật – đây là mối liên hệ mà một số sinh viên đã lưu ý tôi. Một số chat room và trang tin thảo luận các chủ đề chính trị bị đóng cửa vào năm 2006.

(Còn tiếp)

RELATED ARTICLES

Tin mới