Sunday, November 24, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiTQ lại bị tố đưa số liệu kinh tế ảo

TQ lại bị tố đưa số liệu kinh tế ảo

GDP quý 3/2015 của Bắc Kinh lại làm thế giới nghi ngờ bơm hồng số liệu vì tăng trưởng 6,9% sau hàng loạt số liệu gian dối trong quá khứ.

Tô hồng thêm số liệu GDP giúp Trung Quốc nhận được nhiều khoản đầu tư từ nước ngoài.

Tổng cục Thống kê Trung Quốc (NBS) vừa công bố GDP quý 3/2015 của nước này đạt mức 6,9%. Đây là con số tăng trưởng kinh tế thấp nhất của nước này kể từ năm 2009.

Tổng cục này tuyên bố kinh tế Trung Quốc “vẫn hoạt động bình thường” bất chấp sự sụt giảm này.

Nhưng chuyên gia Liu Ligang, nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng ANZ Banking Group nhận định: “Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vẫn chậm chạp và sẽ còn suy giảm vì nhiều nguy cơ còn tồn tại”.

Mặc dù vậy, con số này không làm phục lòng những chuyên gia kinh tế thế giới. Báo Wall Street Journal, đã công bố báo cáo của Hãng tư vấn Anh Capital Economics vào hôm nay khẳng định, GDP Trung Quốc thực tế chỉ đạt 4,5% và con số mà NBS công bố đã bị “thổi phồng”.

“Ở thời điểm này, khó có thể tìm ra ai tin rằng số liệu GDP của Trung Quốc là đúng thực tế”, Capital Economics nhận định.

Rất nhiều chuyên gia kinh tế quốc tế cũng đồng ý kiến với đánh giá của hãng tư vấn này.

Trên kênh BBC Radio 4, chuyên gia Danny Gabay, giám đốc Hãng tư vấn tài chính Fathom, thẳng thừng nói: “Chúng tôi không thể tin vào số liệu GDP của Trung Quốc”.

“Thật là ngớ ngẩn khi Trung Quốc tuyên bố GDP đạt 6,9% dù hàng loạt chỉ số kinh tế rất yếu kém” – báo Huffington Post dẫn lời doanh nhân, nhà tư vấn đầu tư Phil Davis cho biết.

Nhà kinh tế Huw McKay của Hãng Westpac cho biết áp dụng luật Benford, phương pháp phân tích để phát hiện các bất thường trong số liệu thống kê, cho thấy dữ liệu GDP Trung Quốc hoàn toàn không chính xác.

Nhà kinh tế McKay cho rằng chính quyền Trung Quốc cũng thổi phồng GDP lên mức 7% hồi quý 2 dù thị trường chứng khoán đảo lộn và sự giả dối này đã giúp khuyến khích tiêu dùng và đầu tư.

Giới chuyên gia cho rằng “văn hóa sùng bái GDP” đang ăn sâu trong bộ máy chính quyền các cấp của Trung Quốc. Giới chức chính quyền địa phương muốn thăng chức thì cứ báo cáo khống tỉ lệ tăng trưởng GDP của địa phương.

“Trung Quốc không có một cục thống kê độc lập. Họ phụ thuộc vào báo cáo từ các địa phương và đây là nguyên nhân khiến chính quyền cấp dưới thích bóp méo những con số để chạy đua thành tích”, theo Andy Xie- cựu chuyên gia kinh tế tại khu vực châu Á Thái Bình Dương của Morgan Stanley và China bear

Trong một cuộc thảo luận năm 2007 với đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh, cả hai đã có một cuộc bàn thảo riêng tư, trong đó, ông Lý Khắc Cường khi đang còn là Bí thư Đảng Cộng sản tỉnh Liêu Ninh đã gọi GDP là “do con người tạo ra, do đó không phải là số liệu thống kê đáng tin cậy”.

Tại Việt Nam, nhiều chuyên gia kinh tế cũng nhận định các số liệu thống kê của Trung Quốc hoàn toàn không đáng tin cậy,

Theo PGS. TS. Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại, việc các con số thống kê của Trung Quốc “xấu” hay “đẹp” đều phụ thuộc vào ý chí và chủ trương của các cấp lãnh đạo cao hơn.

“Hiện nay, sức hấp dẫn của Trung Quốc về khách quan là rất lớn. Đây là nền kinh tế mới nổi, đang phát triển mạnh, sức hấp dẫn luôn luôn có nên các doanh nghiệp nước ngoài luôn muốn vào Trung Quốc làm ăn”, PGS.TS. Nguyễn Văn Nam đánh giá, “Do vậy, việc “điểm hồng” cho các số liệu là điều “khắc phải làm”.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Văn Nam cũng dự đoán, đến một lúc nào đó, khi sức cạnh tranh đã lớn mạnh hơn, làm ăn không dễ dàng nữa, các nhà đầu tư cần một con số thực sự để tính toán phương án đầu tư, cạnh tranh đem lại lợi nhuận, Trung Quốc sẽ buộc phải làm rõ sự thật nếu muốn nhà đầu tư tin cậy, làm ăn lâu dài.

Dù vậy, trước mắt từ giờ đến cuối năm, theo nhận định của nhà kinh tế Frederic Neumann thuộc Ngân hàng HSBC, Bắc Kinh vẫn sẽ công bố mức tăng trưởng “đẹp” 7% “vì các nhà lãnh đạo Trung Quốc cảm thấy con số đó là phù hợp”.

RELATED ARTICLES

Tin mới