Monday, January 6, 2025
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiViệt Nam: vay tiền để trả nợ công !

Việt Nam: vay tiền để trả nợ công !

Nợ công của VN vẫn nằm trong ngưỡng cho phép, nhưng thu không đủ chi đang thật sự gây áp lực rất lớn. Dự kiến trong 5 năm tới VN phải vay trên 3 triệu tỉ đồng để bù vào bội chi và nợ gốc đến hạn.

 

Tập trung vay dài hạn 
để trả nợ

Theo bà Vũ Thị Mai – thứ trưởng Bộ Tài chính, dự kiến đến hết ngày 31-12-2015 nợ công của VN khoảng 61,3% GDP. Dù tỉ lệ này vẫn nằm dưới ngưỡng 65% theo quy định của Luật quản lý nợ công, nhưng số cụ thể nợ công VN hiện là bao nhiêu tỉ đồng, kế hoạch vay từ nguồn nào để trả nợ và bù đắp bội chi ngân sách… không được vị đại diện Bộ Tài chính trả lời tại cuộc họp báo.

Trong khi đó, theo dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016 – 2020, tổng nhu cầu vay của Chính phủ giai đoạn này từ 3,02 – 3,09 triệu tỉ đồng. Trong đó vay bù đắp bội chi là 1,36 triệu tỉ, vay về cho vay lại khoảng 280.000 tỉ đồng, phần còn lại để trả nợ gốc đến hạn.

Bộ trưởng Nên cho rằng căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2011 – 2015, dự báo tình hình kinh tế thế giới và trong nước 5 năm tới, Chính phủ đã nghiên cứu, xây dựng khá thận trọng các phương án vay trả nợ khác nhau cho giai đoạn 2016 – 2020 và đang trình Quốc hội cho ý kiến.

Các phương án xây dựng đều bảo đảm giới hạn nợ công được Quốc hội thông qua, theo đó đến năm 2020 nợ công không quá 65% GDP, nợ Chính phủ không quá 55% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.

Trả lời về việc kiểm soát tăng bội chi như thế nào trong thời gian tới, ông Nguyễn Văn Nên cho rằng theo định hướng kế hoạch NSNN 5 năm tới, bội chi ngân sách bình quân sẽ ở khoảng 4,9% GDP, tức là thấp hơn bình quân 5 năm giai đoạn 2011 – 2015 (khoảng 5,4%, số tạm tính, chưa quyết toán).

Để đạt được mục tiêu về bội chi NSNN như trên, theo Bộ trưởng Nên, Chính phủ đã đề ra các nhóm giải pháp, chính sách về thu chi NSNN.

Trong đó, đối với thu NSNN sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, ổn định kinh tế vĩ mô nhằm tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh; hoàn thiện chính sách và hệ thống thuế góp phần bảo đảm nguồn thu.

Việc quản lý nợ công sẽ khẩn trương cơ cấu lại nợ công theo hướng tăng tỉ trọng vốn vay dài hạn để giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn. Đẩy mạnh triển khai các nghiệp vụ quản lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công (bao gồm rủi ro về tỉ giá, lãi suất, thanh khoản, tái cấp vốn và tín dụng).

RELATED ARTICLES

Tin mới