Saturday, April 27, 2024
Trang chủQuân sựSu-24/27 Nga xuyên phá hệ thống phòng không tàu sân bay Mỹ

Su-24/27 Nga xuyên phá hệ thống phòng không tàu sân bay Mỹ

Nhóm chiến đấu cơ Su-24/27 Nga đã hai lần thử xuyên phá qua hệ thống phòng không của nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ Kitty Hawk một cách dễ dàng.

Sự kiện nhóm máy bay Nga “thử thách” tàu sân bay Mỹ

Sự cố tháng 10 năm 2000 là một sự kiện ghi nhận việc các phi công lái chiến đấu cơ Su-24 và Su-27 Nga đã hai lần giễu cợt nhóm tác chiến hải quân Mỹ do hàng không mẫu hạm CV-63 USS Kitty Hawk dẫn đầu, khi nó đang tập trận trong vùng biển Nhật Bản, làm thủy thủ đoàn phải phát khùng.

Tháng 10 năm 2000: Nhóm tàu chiến Mỹ tham gia cuộc tập trận Mỹ-Nhật trong vùng biển Nhật Bản cách bờ biển Nga 300km. Ngày 17 tháng 10, hai máy bay trinh sát Su-24MR của Nga được chiến đấu cơ Su-27 yểm trợ đã phát hiện các tàu Mỹ.

Theo lời kể của cố Đại tướng Anatoly Kornukov (khi đó là Tư lệnh Không quân Nga), đó tuy là “một cuộc tuần tra thông thường nhưng đã xử lý những nhiệm vụ hết sức đặc biệt”. Nga không hề vi phạm bất cứ thỏa thuận quốc tế, mặc dù thu được những kết quả trinh sát “rất ấn tượng”.

Các phương tiện phòng không của cụm tàu sân bay đã “không phát hiện kịp thời” máy bay Nga bằng các phương tiện trinh sát điện tử, mà chỉ quan sát được khi chúng đang tiến lại gần trong tầm mắt.

Còn trên tháp chỉ huy, Đô đốc và tư lệnh cụm tàu sân bay cùng có mặt trong cuộc họp buổi sáng của ban tham mưu cụm tác chiến. Cuộc họp bị phá tan bởi tiếng gầm phát ra từ tua-bin của các chiếc đấu cơ Nga đang vòng lượn trước mũi tàu.

Một sỹ quan ban tham mưu kể rằng, các sĩ quan chỉ huy tác chiến ngước mắt nhìn nhau, đưa mắt xuống kế hoạch bay mà họ tin là sẽ chỉ bắt đầu sau vài giờ rồi tự thắc mắc: “Vậy thì đó là cái gì đang bay?”.

Hai chiếc Su-24MR hạ thấp vài lần sát Kitty Hawk, thoải mái chụp hình boong tàu và chỉ lúc lâu sau chiến đấu cơ của Mỹ mới cất cánh để đối mặt.

Nhưng những chiến tiêm kích hạm F/A-18 cũng lập tức bị các Su-27 nhử sang khu vực khác bằng đường bay đánh lạc hướng. Vì vậy, máy bay trinh sát Nga vẫn có cơ hội tiếp cận hàng không mẫu hạm bị “bỏ rơi”.

Và lần thứ 2 diễn ra vào đúng ngày này 15 năm trước – ngày 9/11/2000, khi nhóm tàu sân bay Mỹ trở về từ cuộc diễn tập, các máy bay Nga đã một lần nữa tiếp cận Kitty Hawk. Và cũng như lần trước, không hiểu vì sao các radar trên hàng không mẫu hạm Mỹ vẫn phát hiện ra chúng quá muộn.

Người Mỹ vốn nổi tiếng là triển khai tốt và đáng tin cậy công tác phòng thủ hàng không mẫu hạm, đặc biệt là đối với các mối đe dọa đường không. Nhưng vào ngày 17-10 và 9-11 năm đó, nó đã bị “qua mặt”.

Khi đó, Kitty Hawk đang trong trạng thái tập trận tức cũng gần với tình huống chiến đấu thực tế, nhưng nó đã không bảo đảm được sự an toàn cho mình. Nếu đó là trong tình huống chiến đấu thực tế, có lẽ một thảm họa đã xảy ra không chỉ với riêng lực lượng hải quân, mà còn đối với cả nước Mỹ.

Điều đó chứng tỏ, cụm tàu sân bay Mỹ hoàn toàn không phải là vô đối như Lầu Năm Góc đã nói. Nó hoàn toàn có thể bị qua mặt và đánh bại một cách dễ dàng.

 
 

 

RELATED ARTICLES

Tin mới