Hãy xem người Trung Quốc hủy hoại lẫn nhau hàng ngày như thế nào…
Thực phẩm
Nông dân:
– Nông dân trồng rau, phun thuốc sâu, nhưng họ không ăn mà đem bán cho người khác. họ nói rằng: Rau nhiều thuốc sâu, tôi không ăn.
– Nông dân chăn nuôi, cho gia súc ăn hoóc-môn kích thích tăng trưởng, bản thân họ không ăn và đem bán cho người khác. Họ nói rằng: Bây giờ không có thịt nào sạch, tôi chỉ ăn rau và hải sản thôi.
Gia công thực phẩm
Đậu phụ thối, dưa muối, tương ớt thêm chất tạo mầu Sudan. Người gia công: Tôi biết những thứ này rất có hại, tôi không ăn.
Sản xuất sản phẩm sữa bột, sữa tươi có chứa melamine. Người gia công: Cái này có độc, tôi không ăn.
Nhà hàng dùng dầu ăn lấy từ rãnh nước. Chủ quán và nhân viên: Ăn cái này không tốt cho sức khỏe, tôi không ăn quán mình làm, tôi ăn quán khác.
Gạo được đánh bóng bằng nến. Người gia công: Nến không được dùng để ăn, tôi không ăn gạo nữa, tôi ăn ngũ cốc khác.
Vậy thực phẩm độc hại thì ai sẽ ăn? Bác sĩ, công nhân, người bên ngành may mặc… Thậm chí là cả bản thân họ nữa.
Người sản xuất quần áo nói: Tôi sản xuất quần áo cho thêm formaldehyde, nồng độ PH cao, thuốc nhuộm có chứa chất ung thư. Mặc dù formaldehyde giúp vải co lại, chống nhăn, chống bám bẩn. Nồng độ PH trong phạm vi axít yếu có lợi cho việc bảo vệ da.
Nhưng formaldehyde lại kích thích rất mạnh lên da và đường hô hấp của cơ thể, dễ dẫn đến viêm da và đường hô hấp. Nồng độ PH cao hoặc thấp đều sẽ kích thích lên da, khiến cho da bị ngứa. Thuốc nhuộm phân hủy sinh học gây ra 20 loại amin gây ung thư.
Do đó, những trang phục sản xuất ra có vấn đề thì tôi không mặc, mà đem bán cho những người khác. Tôi chỉ mặc những quần áo nào an toàn hoặc phù hợp với tiêu chuẩn an toàn của quốc gia.
Mặc dù quần áo chỉ là mặc trên người, nó không phải là đồ ăn, nhưng cũng có thể gây ra ung thư. Vậy thì quần áo độc hại này ai sẽ mặc? Nông dân, người sản xuất thực phẩm, bác sĩ, công nhân…
Nhà ở, đường xá
Nhà đầu tư:
Sau khi họ giành được các gói thầu, một phần tiền được dùng cho hối lộ, một phần tiền họ sẽ tự đút túi. Tiền còn lại thì mới dùng để xây dựng, và việc ăn bớt ăn xén nguyên vật liệu là điều khó tránh khỏi.
Đó là lý do mà chúng ta thường xuyên thấy trên các mặt báo như: Cầu sập, nhà đổ, đường hỏng…
Nhà đầu tư: Tôi sẽ xây cho mình một ngôi nhà kiên cố, tôi không đi đường mà tôi sửa và cầu mà tôi xây. Tôi bán những ngôi nhà kém chất lượng cho người khác.
Những ngôi nhà đó thì ai ở, đường và cầu thì ai sử dụng? Nông dân, người sản xuất thực phẩm, bác sĩ, công nhân…
Bác sĩ
Bác sĩ nói: Truyền dịch quá nhiều sẽ khiến sức đề kháng của cơ thể kém đi, làm tổn thương gan, thận và các cơ quan nội tạng khác.
Sử dụng chất kháng sinh sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, phá hủy hệ sinh thái đường ruột, khiến các vi sinh vật kháng thuốc, dễ gây ra dị ứng…
Có những thuốc rất đắt tiền nhưng hiệu quả thì kém, có những xét nghiệm không hề cần thiết.
Nhưng để kiếm tiền thì tôi truyền dịch cho bệnh nhân, sử dụng thuốc kháng sinh, sử dụng thuốc đắt tiền, kiểm tra sức khỏe toàn diện mặc dù không cần thiết. Bản thân tôi rất ít khi truyền dịch, sử dụng thuốc kháng sinh, không uống thuốc đắt tiền, cái đó tôi chỉ dành cho người bệnh.
Vậy ai sẽ là người được bác sĩ “chăm sóc”: Nông dân, nhà đầu tư, người sản xuất thực phẩm, công nhân…
Một xã hội với những con người đang hủy hoại lẫn nhau, cho dù bạn làm nghề gì, địa vị cao hay thấp, lớn hay bé đều không thể thoát khỏi thực trạng xã hội ngày nay.