Friday, January 10, 2025
Trang chủBiển nóngPhilippines giang hai tay chào đón Mỹ hiện diện quân sự để...

Philippines giang hai tay chào đón Mỹ hiện diện quân sự để đối phó TQ

Tổng thống Mỹ đã đến Philippines, lập tức đến thăm tàu chỉ huy Philippines và gửi thông điệp cho Trung Quốc. Người Philippines trông đợi đại quân Mỹ quay lại.

Tổng thống Mỹ thăm tàu chỉ huy của Philippines có thể chọc giận Trung Quốc

Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 17 tháng 11 dẫn trang mạng “Tin tức Quốc phòng” Mỹ ngày 17 tháng 11 đưa tin, Nhà Trắng Mỹ tiết lộ, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ thăm tàu chỉ huy của Hải quân Philippines vào ngày 17 tháng 11 để nhấn mạnh cam kết của Mỹ đối với an ninh biển khu vực.

Theo báo Mỹ, chuyến thăm Philippines lần này của ông Barack Obama là để tham gia Hội nghị cấp cao APEC, sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo châu Á-Thái Bình Dương trong đó có Tập Cận Bình – người đại diện cho chính quyền Bắc Kinh.

Sau khi đến thủ đô Manila, ông Barack Obama sẽ lên tàu tuần tra BRP Gregorio del Pilar do Mỹ chế tạo. Trợ lý của ông cho biết, việc làm này của ông Barack Obama là để thể hiện sự viện trợ an ninh biển đối với Philippines và khu vực này.

Tại sao ông Barack Obama lựa chọn tàu tuần tra BRP Gregorio del Pilar để tham quan? Tiền thân của tàu này là tàu tuần tra của Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ, năm 2011 chuyển nhượng cho Philippines.

Theo báo Mỹ, hành động này của ông Barack Obama có thể khiến cho Trung Quốc tức tối. Hiện nay, Trung Quốc đang đòi hỏi yêu sách “đường lưỡi bò” tham lam, bành trướng và bất hợp pháp, nhảy vào tranh chấp với các nước ven Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin chào đón ông Barack Obama

Đối với việc Mỹ đẩy mạnh can thiệp trực tiếp vào vấn đề Biển Đông, Trung Quốc thông qua phát ngôn viên ngoại giao luôn nói là tự do hàng hải và tự do bay hiện nay và trong tương lai ở Biển Đông “sẽ không tồn tại bất cứ vấn đề gì”, đồng thời họ sẽ luôn coi trọng và bảo vệ nó.

Trung Quốc cũng ám chỉ Mỹ “lợi dụng danh nghĩa tự do đi lại” để điều tàu chiến, máy bay “vi phạm luật pháp quốc tế, coi thường quyền lợi hợp pháp và an toàn hàng không và hàng hải của nước khác”.

Đồng thời, Trung Quốc thường nhấn mạnh Mỹ không phải là “nước đương sự” của vấn đề Biển Đông, “cần tôn trọng đầy đủ những nỗ lực của Trung Quốc và các nước ASEAN, thận trọng trong lời nói và hành động, tạo không khí tốt đẹp cho tham vấn, chứ không phải là quấy rối, làm loạn thêm”.

Trung Quốc ra vẻ tốt đẹp như vậy, nhưng chính việc họ ra sức tiến hành bành trướng lãnh thổ và bành trướng vũ lực theo yêu sách “đường lưỡi bò” tham lam, bất hợp pháp ở Biển Đông thực sự đang là mối đe dọa chính đối với hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.

Các quan chức Mỹ và Philippines chào đón Tổng thống Mỹ ở sân bay Ninoy Aquino, Manila, Philippines

Chính hành động bất hợp pháp này của Trung Quốc đang xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, an ninh quốc gia của các nước ven Biển Đông, đe dọa lợi ích quốc gia của các nước liên quan, trong đó có các nước ngoài khu vực.

Trong rất nhiều vấn đề, Trung Quốc nói rất hay, nhưng hành động lại trái ngược hoàn toàn. Trung Quốc thậm chí bịa đặt trắng trợn ra chứng cứ để đòi chủ quyền tới gần 90% diện tích Biển Đông, bất chấp chủ quyền và quyền lợi chính đáng dựa trên cơ sở pháp lý vững chắc của các nước khác.

Thông tin cập nhật: 

Theo các nguồn tin khác, vào trưa ngày 17 tháng 11, chuyên cơ Mỹ chở Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế Ninoy Aquino ở thủ đô Manila, Philippines. Đây là lần thứ hai ông Obama đến thăm Philippines.

Chào đón ông có Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin, Đại sứ Philippines tại Mỹ Jose Cuisia Jr và Đại sứ Mỹ tại Philippines Goldberg. 

Ngày 17 tháng 11 năm 2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm tàu chỉ huy BRP Gregorio del Pilar của Hải quân Philippines, biểu tượng cho sự viện trợ của Mỹ đối với Philippines.

Vừa đến Philippines, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lập tức đến thăm tàu chiến BRP Gregorio del Pilar, biểu tượng của sự hỗ trợ mà Mỹ dành cho Philippines.

Trên boong con tàu này, ông Obama bày tỏ cam kết “sắt đá” đối với việc bảo vệ đồng minh lâu năm Philippines cũng như tự do hàng hải ở châu Á.

“Mỹ cam kết bảo vệ an ninh của khu vực này hơn 70 năm qua. Chúng tôi có thỏa thuận, có cam kết sắt đá để bảo vệ đồng minh Philippines. Philippines có thể dựa vào nước Mỹ” – ông Obama nhấn mạnh.

Chính phủ Mỹ cho biết, đồng minh Philippines của Mỹ ở châu Á – nước chỉ trích Trung Quốc nhiều nhất về hành động bành trướng ở Biển Đông – sẽ nhận được sự hỗ trợ tài chính nhiều nhất từ Mỹ là 79 triệu USD. Sự viện trợ này sẽ giúp tăng cường hàng hải cho Manila.

Ngày 17 tháng 11 năm 2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm tàu chỉ huy BRP Gregorio del Pilar của Hải quân Philippines, biểu tượng cho sự viện trợ của Mỹ đối với Philippines.

Theo hãng tin AP Mỹ và theo báo chí Philippines, trong buổi tham quan tàu chiến Philippines, ông Barack Obama đã cho biết, Mỹ sẽ chuyển giao cho Manila 2 tàu nữa để giúp Philippines tăng cường năng lực phòng vệ biển, đối phó tham vọng xâm chiếm lãnh hải của Philippines.

AP tiết lộ, 2 tàu này gồm 1 tàu nghiên cứu để định hướng các vùng lãnh hải và 1 tàu tuần tra trên biển. Hiện nay, Philippines đang sử dụng 2 tàu chiến cũ mua của Mỹ gồm BRP Gregorio del Pilar và BRP Alcaraz. Một trong hai tàu này từng đối đầu với Trung Quốc ở bãi cạn Scaroborough vào năm 2012. 

Đứng trước tàu BRP Gregorio del Pilar, Tổng thống Mỹ không điểm danh Trung Quốc, nhưng những phát biểu của ông rõ ràng đã đưa ra thông điệp cho Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trước đó cũng đã lên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt trên Biển Đông sau 1 tuần Mỹ điều tàu khu trục USS Lassen đi vào vùng biển 12 hải lý của đảo nhân tạo trên Biển Đông, dùng hành động thách thức trực tiếp đối với yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.

Ngày 17 tháng 11 năm 2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm tàu chỉ huy BRP Gregorio del Pilar của Hải quân Philippines, biểu tượng cho sự viện trợ của Mỹ đối với Philippines.

Hình ảnh của ông Obama trên tàu chiến Philippines ở cảng Manila là dấu hiệu mới nhất cho thấy Mỹ tiếp tục thách thức yêu sách chủ quyền bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. 

Được biết, ngày 18 tháng 11, ông Obama sẽ tham dự Hội nghị cấp cao APEC, đồng thời đã lên kế hoạch tập trung đặc biệt vào chào mời các đối tác xuyên Thái Bình Dương sau khi ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). 

Ông Obama còn có các cuộc hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Philippines Benigno Aquino và các nhà lãnh đạo khác.

Sau Hội nghị cấp cao APEC, Tổng thống Mỹ sẽ bay đến Kuala Lumpur, Malaysia để tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN và Hội nghị cấp cao Đông Á. Chuyến thăm châu Á lần này của ông Obama kéo dài 1 tuần.

Theo trang mạng Japantimes, Tổng thống Mỹ Obama đang củng cố các liên minh trong khu vực Đông Nam Á, đây là một phần trong các nỗ lực của ông để tăng cường ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực. 

Ngày 17 tháng 11 năm 2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm tàu chỉ huy BRP Gregorio del Pilar của Hải quân Philippines, biểu tượng cho sự viện trợ của Mỹ đối với Philippines.

Philippines giang hai cánh tay chào đón Mỹ đối phó Trung Quốc

Trang mạng “Thời báo Los Angeles” Mỹ ngày 16 tháng 11 đưa tin, 25 năm trước, Philippines đã không hài lòng với người Mỹ và đã buộc Quân đội Mỹ phải rời khỏi vịnh Subic – căn cứ quân sự lớn nhất ở nước ngoài của Mỹ khi đó.

Nhưng, do lập trường trong vấn đề Biển Đông ngày càng cứng rắn, Trung Quốc đã trở thành “cái gai trong mắt” của Philippines. Vì vậy, người Philippines giang hai cánh tay hoan nghênh Washington quay trở lại vịnh Subic.

Olongapo nằm ở ven bờ vịnh Subic nổi tiếng với cảng nước sâu, bãi thả neo an toàn và cơ sở sửa chữa tàu thuyền, có 220.000 dân. Một người cung ứng điện thoại di động 45 tuổi đến từ thành phố này cho biết: “Theo tôi, 90% người Philippines thích người Mỹ, không chỉ là vịnh Subic”.

Giống như rất nhiều người ở đây, người đàn ông này hy vọng đại quân của Mỹ quay trở lại.

Ngày 17 tháng 11 năm 2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm tàu chỉ huy BRP Gregorio del Pilar của Hải quân Philippines, biểu tượng cho sự viện trợ của Mỹ đối với Philippines.

Một người khác 26 tuổi cho rằng: “Tôi cảm thấy, đại quân của Mỹ có thể đồn trú ở Philippines. Đối với chúng tôi, điều này đã giúp đỡ rất lớn, đặc biệt là trong vấn đề Biển Đông và vấn đề Trung Quốc. Phần lớn khách hàng của tôi đều là người Mỹ, ấn tượng của tôi đối với họ không xấu”.

Tổng thống Mỹ Barack Obama tham dự Hội nghị cấp cao APEC tổ chức ở Philippines từ ngày 18 đến ngày 19 tháng 11, đồng thời cũng tận dụng cơ hội để khôi phục quan hệ quân sự hai nước Mỹ-Philippines.

Washington và Manila đã tái khởi động hợp tác quân sự vào năm 2014, dự tính lần này Tổng thống Obama sẽ tiến hành hội đàm trực tiếp với Tổng thống Philippines Benigno Aquino, tuyên bố tiếp tục tăng cường triển khai các tài sản quân sự ở Philippines.

Chủ nhiệm Karl Becker của Diễn đàn Thái Bình Dương – Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Honolulu Mỹ cho rằng: Rất nhiều quan chức Manila đều cho rằng, Philippines cho phép Mỹ hiện diện quân sự để chống lại Trung Quốc là rất quan trọng.

Ngày 17 tháng 11 năm 2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm tàu chỉ huy BRP Gregorio del Pilar của Hải quân Philippines, biểu tượng cho sự viện trợ của Mỹ đối với Philippines.

Năm 2014, Manila và Washington đã ký kết “Hiệp định hợp tác phòng thủ tăng cường” dài 10 năm, hiệp định này cho phép Hải quân Mỹ triển khai vật tư và nhân viên quân sự đến Philippines tham gia các cuộc diễn tập quân sự liên hợp Mỹ-Philippines thường niên, hơn nữa địa điểm diễn tập không chỉ giới hạn ở vịnh Subic.

Thỏa thuận cũng cho phép Mỹ tiếp tục triển khai quân nhân, máy bay và tàu thuyền ở Philippines.

Một quan chức ngoại giao phương Tây giấu tên cho biết, tháng 4 năm 2015, 6.000 quân nhân Mỹ từng tham gia diễn tập quân sự 10 ngày ở vịnh Subic, dự tính họ sẽ quay trở lại đây vào năm 2016. Trong thời gian thăm thường lệ, tàu chiến Mỹ cũng sử dụng vịnh Subic như là căn cứ tiếp tế.

Mặc dù Quân đội Mỹ có thể quay trở lại vịnh Subic, nhưng Hiệp định Mỹ-Philippines năm 2014 quy định, vịnh này do Quân đội Philippines kiểm soát, chứ không phải là Hải quân Mỹ.

Ngày 17 tháng 11 năm 2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm tàu chỉ huy BRP Gregorio del Pilar của Hải quân Philippines, biểu tượng cho sự viện trợ của Mỹ đối với Philippines.

Từ năm 1946 đến năm 1992, vịnh Subic luôn do Hải quân Mỹ kiểm soát (vấn đề quyền kiểm soát vịnh Subic rất nhạy cảm, do từ năm 1898 đến năm 1946, Philippines là thuộc địa của Mỹ, còn trong 300 năm trước đó, Philippines luôn nằm dưới sự thống trị của Tây Ban Nha).

Tuy nhiên, hoàn toàn không phải là tất cả mọi người cảm thấy hài lòng đối với hiệp định trên. Tòa án tối cao Philippines đang xem xét tính hợp pháp của Hiệp định hợp tác quốc phòng Mỹ-Philippines.

David Fisher – hội trưởng một hiệp hội thương mại ở thành phố Olongapo cho biết, ông phát hiện người Philippines có mức độ chấp nhận cho Mỹ triển khai lực lượng quân sự ở Philippines ngày càng cao.

Theo ông, cùng với thái độ của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông ngày càng cứng rắn, sự việc đã thay đổi. “Tôi cảm thấy, nếu sự việc không phải như vậy, thái độ của người Philippines đối với sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Philippines sẽ khác”.

Ngày 17 tháng 11 năm 2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm tàu chỉ huy BRP Gregorio del Pilar của Hải quân Philippines, biểu tượng cho sự viện trợ của Mỹ đối với Philippines.

 

RELATED ARTICLES

Tin mới