Tuesday, November 5, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiKhi Tổng thống Nga đặt tay lên 'Vali hạt nhân' huyền thoại

Khi Tổng thống Nga đặt tay lên ‘Vali hạt nhân’ huyền thoại

Sự đối đầu hạt nhân giữa Nga và Mỹ được “kế thừa truyền thống” từ thời Xô-Mỹ và ngày càng gia tăng trên nền các cuộc khủng hoảng Ukraine và Syria.

Trước đây, nhân loại đã từng nhiều lần đứng trước bờ vực chiến tranh hạt nhân và hiện nay cũng không phải là ngoại lệ. Chúng ta sẽ điểm lại những vụ việc tiêu biểu, liên quan đến sự cố cảnh báo giả hoặc cảnh báo nhầm hay phóng tên lửa không thông báo của cả Liên Xô/Nga và Mỹ sau đây:

Một đàn ngỗng trời khiến NATO phát hoảng

Ngày 05-11-1956, do nhận được những thông tin tình báo trái ngược nhau, 2 nước Anh và Pháp đã tấn công quân đội Ai Cập trên kênh đào Suez, Moscow đã đưa ra kiến nghị với Washington rằng, quân đội 2 nước sẽ hợp lực ngăn chặn, đồng thời Liên Xô đe dọa Anh và Pháp cần xem xét hậu quả của một cuộc tấn công tên lửa vào Paris và London.

Ngay buổi tối hôm đó, Bộ tư lệnh quân đội Mỹ ở châu Âu đã nhận được một bản báo cáo tin tức tình báo gồm 4 nội dung:

1, Một vật thể bay cực lớn không rõ lai lịch đã bay qua không phận Thổ Nhĩ Kỳ, khiến phòng không, không quân nước này được đặt trong tình trạng báo động cao nhất.

2, Phát hiện 100 chiếc máy bay MiG-15 của không quân Liên Xô bay trên không phận Syria.

3, Một chiếc máy bay ném bom của không quân Anh bị bắn rơi trên bầu trời Syria.

Khi Tong thong Nga dat tay len 'Vali hat nhan' huyen thoai

Một vụ phóng tên lửa đánh chặn từ mặt đất của Mỹ

4, Một biên đội tàu chiến Liên Xô đang đi qua eo biển Dardanelles của Thổ Nhĩ Kỳ, có khả năng sẽ tấn công liên quân Anh-Pháp ở Địa Trung Hải.

Thông tin tình báo chấn động này đã khiến NATO phải vạch ra một kế hoạch đáp trả hạt nhân đối với Liên Xô. Tuy nhiên, sau đó bản báo cáo này đã được xác minh lại và nó cho ra một kết quả vô cùng ngớ ngẩn như sau:

1, Một đàn ngỗng trời cực lớn đã bay qua không phận Thổ Nhĩ Kỳ chứ không phải là “vật thể bay lạ”.

2, Tổng thống Syria trở về nước sau chuyến thăm Moscow, không quân nước này (chủ yếu là máy bay MiG-15 của Liên Xô) đã bay lên hộ tống.

3, Chiếc máy bay ném bom của Anh gặp sự cố máy máy móc nên bị rơi chứ không phải phòng không Syria bắn hạ.

4, Biên đội tàu chiến Liên Xô hành quân qua eo biển Dardanelles của Thổ Nhĩ Kỳ để tiến hành diễn tập theo thông lệ, không nhằm vào đối thủ nào.

Sự cố mất liên lạc giữa Bộ tư lệnh phòng không với không quân

Ngày 24-11-1961, do máy phát điện quá nhiệt đã gây ra sự cố thông tin làm gián đoạn toàn bộ các hệ thống liên lạc giữa Bộ tư lệnh không quân chiến lược Mỹ và Bộ tư lệnh phòng không Bắc Mỹ. Lệnh cảnh báo về một vụ phá hoại các hệ thống tấn công chiến lược của Mỹ được ban ra.

Khi Tong thong Nga dat tay len 'Vali hat nhan' huyen thoai

Nga có hàng chục phương tiện có thể phóng tên lửa hạt nhân

Toàn bộ các căn cứ không quân chiến lược Mỹ được đặt trong tình trạng báo động sẵn sàng chiến đấu. Máy bay B-52 mang theo vũ khí hạt nhân đã chuẩn bị sẵn sàng cất cánh. Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy, một trạm liên lạc trung gian của Mỹ ở Colorado đã phát sinh sự cố này, làm gián đoạn liên lạc.

F-102A mang vũ khí hạt nhân hộ tống U-2 đào thoát khỏi không phận Liên Xô

Ngày 10-08-1962, một chiếc máy bay do thám U-2 của Mỹ nhận lệnh trinh sát một tuyến bay mới xuyên qua Bắc Cực. Vì một số thiết bị hiển thị sai lệch do ảnh hưởng của hiện tượng cực quang, nó đã bay tới tận bán đảo Chukotka của Liên Xô.

Mỹ đã kịp nhận ra sai lầm, lập tức điều động các máy bay chiến đấu F-102A (có mang theo vũ khí hạt nhân) bay lên hộ tống chiếc U-2 nhanh chóng đào thoát về Alaska, ngay khi các máy bay tiêm kích đánh chặn của Liên Xô được lệnh bắn hạ U-2 đang chuẩn bị hành động.

RELATED ARTICLES

Tin mới