Thursday, November 14, 2024
Trang chủBiển nóngNhìn lại cách ứng xử của Indonesia đối với yêu sách “đường...

Nhìn lại cách ứng xử của Indonesia đối với yêu sách “đường lưỡi bò”

Bài viết này muốn điểm lại những hành động đáng quan tâm của Indonesia trong vấn đề Biển Đông thời gian qua, thời điểm là Indonesia-Nhật Bản chuẩn bị tham vấn.

Yêu sách không có cơ sở pháp lý và là mối đe dọa

Ngày 23 tháng 3 năm 2015, khi nói về tranh chấp Biển Đông với tờ Yomiuri Nhật Bản nhân chuyến thăm đến nước này (từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 3), Tổng thống Indonesia Joko Widodo khẳng định tuyên bố đường 9 đoạn (đường lưỡi bò) của Trung Quốc ở Biển Đông là “không có cơ sở pháp lý theo luật pháp quốc tế”.

Ông Widodo đưa ra phát biểu này trước khi đến thăm Trung Quốc, thách thức trực tiếp yêu sách tham lam “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.

Cũng trong tháng 3, trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters Anh, cố vấn chính sách đối ngoại của Tổng thống Indonesia, Rizal Sukma cho biết: “Vào năm 2009, Indonesia đã trình bày quan điểm chính thức về vấn đề này lên ủy ban của Liên hợp quốc trong việc phân định thềm lục địa, khẳng định rằng đường 9 đoạn không có cơ sở trong luật pháp quốc tế”.

Ngày 11 tháng 11, Bộ trưởng Bộ Điều phối an ninh, chính trị và pháp lý của Indonesia, ông Luhut Pandjaitan cũng cho rằng, “đường chín đoạn” của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý, nhưng, yêu sách chủ quyền (bất hợp pháp) này có thể ảnh hưởng tới quần đảo Natuna, một khu vực giàu tài nguyên dầu khí.

Ông cho hay: “Chúng tôi muốn một giải pháp hòa bình bằng cách thúc đẩy đối thoại. Đường chín đoạn là vấn đề mà chúng ta đang đối mặt, không riêng gì chúng tôi. Nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Malaysia, Brunei, Việt Nam và Philippines”.

Sau khi tàu khu trục USS Lassen Hải quân Mỹ đi vào vùng biển 12 hải lý xung quanh bãi cạn Xu Bi (Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam, đang bị Trung Quốc bồi lấp thành đảo nhân tạo) trên Biển Đông vào ngày 27 tháng 10, tại Viện Brookings ở Washington D.C., Mỹ, Tổng thống Joko Widodo còn nói rằng:

“Indonesia không phải là bên trong tranh chấp nhưng chúng tôi có lợi ích hợp pháp với hòa bình và ổn định ở đó. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên thực hiện kiềm chế, tránh hành động làm xói mòn lòng tin và gây đe dọa hòa bình, ổn định khu vực”.

Tàu khu trục USS Lassen DDG-82 Hải quân Mỹ

Phía Indonesia coi tranh chấp Biển Đông là một mối đe dọa thực sự và sớm muộn sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Bởi vì, họ cho rằng, tranh chấp Biển Đông “đã áp sát” đến vùng biển quần đảo Natuna.

Đối với vấn đề này, Tư lệnh quân đội Indonesia, tướng Moeldoko gần đây khẳnh định: “Thách thức chính của Indonesia trong tương lai gần là các tranh chấp trên Biển Đông và an ninh biên giới”.

Cuối năm 2014, tạp chí The Diplomat dẫn lời một cố vấn cao cấp của Tổng thống Indonesia Joko Widodo tuyên bố, Indonesia sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền trong các vấn đề hàng hải như đánh bắt cá phi pháp từ Biển Đông.

Vào tháng 2 năm 2014, sau khi Trung Quốc lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa khi đó tuyên bố thẳng rằng: “Chúng tôi nhấn mạnh với Trung Quốc rằng, chúng tôi không chấp nhận một vùng nhận dạng tương tự ở Biển Đông”.

Có thể kiện Trung Quốc và muốn đóng vai trò “trung gian”

Ngày 11 tháng 11 năm 2015, Bộ trưởng Điều phối các vấn đề Chính trị, Pháp lý và An ninh Indonesia Luhut Panjaitan cho biết, quần đảo Natuna của Indonesia ở rìa phía nam Biển Đông có thể bị ảnh hưởng bởi tuyên bố chủ quyền “đường chín đoạn” của Trung Quốc.

Theo ông Luhut Panjaitan, Indonesia có thể kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế nếu tranh chấp lãnh thổ giữa Bắc Kinh với Jakarta trên Biển Đông không được giải quyết thông qua đối thoại.

Ôngnói. “Chúng tôi muốn thấy một giải pháp cho vấn đề này trong tương lai gần thông qua đối thoại, hoặc chúng tôi có thể đưa nó ra Tòa án hình sự quốc tế (ICC). Tôi nghĩ đây là giải pháp tốt nhất thay vì phô trương sức mạnh”.

Bộ trưởng Điều phối các vấn đề Chính trị, Pháp lý và An ninh Indonesia Luhut Panjaitan

Trung Quốc sau đó đã thừa nhận, quần đảo Natuna thuộc về Indonesia, nhưng vẫn nói hai bên tồn tại một số “tranh chấp hàng hải” và sẽ tìm cách giải quyết thông qua đối thoại và tham vấn trực tiếp.

Ngoài ra, tháng 3 năm 2015, khi đến thăm Nhật Bản, Tổng thống Joko Widodo cho biết, Jakarta muốn tiếp tục là bên “trung gian trung thực” trong các tranh chấp khu vực. Ông cho biết, Indonesia ủng hộ xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Ngày 27 tháng 10, tại Mỹ, Tổng thống Indonesia Joko Widodo tiếp tục cho hay, Indonesia, quốc gia lớn nhất trong Đông Nam Á, sẵn sàng đóng “vai trò chủ động” nhằm giải quyết tranh chấp.

Theo chuyên gia Scott Bentley thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), đã đến lúc Jakarta định hình lại chính sách ngoại giao để thích ứng với môi trường hàng hải ngày càng nóng lên. Indonesia chắc chắn sẽ can dự nhiều hơn để bảo vệ lợi ích quốc gia ở Biển Đông.

Tăng cường sức mạnh quốc phòng và triển khai quân sự

Tăng cường triển khai quân sự ở Biển Đông

Dưới thời Tổng thống Widodo, Indonesia đã đẩy mạnh an ninh trên biển đối với 18.000 hòn đảo nằm rải rác của nước này. Jakarta hiện đang nỗ lực tăng cường tuần tra tại các vùng biển chiến lược và tìm kiếm sự giúp đỡ của Mỹ để xây dựng một lực lượng bảo vệ bờ biển mới.

Cuối tháng 9 năm 2014, tờ Jakarta Post dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusgiantoro cho biết, Indonesia chuẩn bị thành lập một phi đội máy bay chiến đấu F-16 và một phi đội trực thăng Apache để tăng cường khả năng phòng thủ quân sự ở Biển Đông.

Máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Không quân Indonesia

Indonesia muốn bảo đảm an toàn cho hoạt động thăm dò mỏ khí đốt lớn nhất châu Á ở phía đông quần đảo Natuna, tỉnh Riau. Indonesia cho biết, hợp tác ở quần đảo Natuna giữa Công ty dầu mỏ quốc gia Indonesia và Công ty Chevron Mỹ sẽ có lợi cho bảo vệ chủ trương chủ quyền của Indonesia.

Trước đó, Chính phủ Indonesia đã quyết định triển khai phi đội chiến đấu cơ Su-27 và Su-30 đến căn cứ Không quân tại Ranai trên tỉnh đảo Riau, đồng thời quyết định nâng cấp sân sân bay quân sự tại đây.

Vào tháng 4, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu tuyên bố, tháng 5 ông sẽ tới thăm quần đảo Natuna nhằm hoàn tất kế hoạch nâng cấp căn cứ quân sự ở đó.

Trước đó, ngày 15 tháng 1, Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Indonesia (TNI), tướng Moeldoko tuyên bố ông trông đợi không quân nước này đóng góp nhiều hơn vào các hoạt động củng cố chủ quyền của đất nước, nhất là ở Biển Đông.

Ông cho hay, Không quân Indonesia có nhiệm vụ quan trọng là bảo đảm an ninh không phận Indonesia cũng như các tuyến thương mại trong khu vực.

Vào tháng 3, báo chí Indonesia cũng dẫn lời tướng Moeldoko cho biết, quân đội nước này sẽ tập trung cho các hoạt động ở khu vực phía tây đất nước trước những thách thức mới, nhất là liên quan đến tình hình Biển Đông.

Ngoài ra, cũng trong tháng 1, Thiếu tướng Fuad Basya, phát ngôn viên quân đội Indonesia cũng cho biết, Không quân Indonesia sẽ triển khai lực lượng để ngăn chặn các hoạt động xâm phạm không phận của Indonesia.

Theo đó, Indonesia sẽ thành lập đơn vị mới có tên gọi là Kogabwilhan. Bộ chỉ huy mới này sẽ chịu trách nhiệm điều phối hoạt động chung của hải quân, không quân và bộ binh, cũng như có các đơn vị phản ứng nhanh tới các điểm nóng trong khu vực theo sự chỉ đạo từ Jakarta.

Mua 12 chiến đấu cơ Su-35 Nga

Tháng 9 năm nay, chuyên gia quân sự Nga Alexander Yermakov cho biết, Bộ Quốc phòng Indonesia đã quyết định mua tiêm kích đa năng Su-35 của Nga. Khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu cũng đã xác nhận vấn đề này.

Máy bay chiến đấu Su-35 Nga

Ngày 8 tháng 11, Trưởng phòng hợp tác quốc tế thuộc Tập đoàn Rostec Nga Viktor Kladov cho biết, Indonesia đã quyết định đặt mua các máy bay chiến đấu Su-35 mới nhất của Nga và đàm phán xây dựng các trung tâm dịch vụ tại nước này.

Đến ngày 1 tháng 12, theo tiết lộ với hãng tin CNN Mỹ của Tư lệnh Không quân Indonesia – Đại tướng Agus Supriatna, Chính phủ Indonesia đã chính thức xác nhận việc mua 12 máy bay chiến đấu hiện đại Su-35 của Nga. Còn theo tờ “Lenta” Nga, Indonesia mua số máy bay này với chi phí hơn 1 tỷ USD.

Tướng Supriatna cho biết thêm, Su-35 sẽ thay thế cho 16 máy bay chiến đấu F-5 của Mỹ đã cũ hiện đang đóng tại căn cứ không quân ở phía đông Java. Su-35 đã được chọn do có công nghệ tiên tiến và có sự tương đồng về chủng loại với các máy bay chiến đấu Su-30MK2 hiện có của Không quân Indonesia.

Theo ông Supritiana, ngoài Su-35, Không quân Indonesia cũng xem xét khả năng mua máy bay chiến đấu F-16V Viper của hãng Lockheed Martin – một phiên bản nâng cấp của F-16 hiện có của Không quân Mỹ.

Chuyên gia quân sự Nga Alexander Yermakov cho rằng, máy bay chiến đấu Su-35 hoàn toàn phù hợp với các đặc điểm địa lý của Indonesia là nhiều đảo và quần đảo, nhưng hệ thống cơ sở vật chất dành cho hàng không lại kém phát triển.

Ưu thế bay xa của máy bay chiến đấu Su-35 sẽ phát huy tác dụng thực sự khi thực hiện các cuộc tuần tra mà không cần tiếp nhiên liệu giữa đường.

Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu cũng cho biết, lý do mà nước này chọn mua Su-35 là do các phi công của Không quân Indonesia đã quen với việc điều khiển các loại máy bay chiến đấu do Nga chế tạo.

Hiện máy bay chiến đấu của Indonesia gồm các máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30 của Nga cùng 3 loại máy bay chiến đấu khác do Mỹ sản xuất.

Hợp tác an ninh, kêu gọi tổ chức “tuần tra hòa bình” ở Biển Đông

Cuối tháng 5, bên lề Diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La tại Singapore, Bloomberg dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu cho rằng, các quốc gia có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, kể cả Trung Quốc, cần thực hiện “tuần tra hòa bình” tại  Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu​

Theo ông, điều này sẽ phát đi thông điệp rằng, không một quốc gia riêng biệt nào nên “xây dựng sức mạnh hoặc đe dọa bất cứ ai” ở Biển Đông. Quan điểm này được sự ủng hộ của Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein.

Cũng tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cũng đã đề xuất sáng kiến bảo đảm an ninh hàng không và hàng hải ở khu vực,

bằng cách 10 nước ASEAN sẽ tham gia vào một lực lượng tuần tra chung và luân phiên để giám sát bầu trời và vùng biển khu vực. Nhật Bản có thể cung cấp các thiết bị hỗ trợ tuần tra cho các nước ASEAN.

Trước đó, đầu tháng 3, Thiếu tá Hải quân Mỹ Jeff W. Benson cũng đã kêu gọi thành lập Trung tâm hoạt động hàng hải quốc tế (IMOC) đối phó Trung Quốc, đặt trụ sở tại Indonesia.

Thành lập trung tâm này thể hiện cam kết của Mỹ đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, có nhiệm vụ giám sát các diễn biến ở Biển Đông và Ấn Độ Dương, trước sự bành trướng của Trung Quốc.

Thiếu tá Benson cho rằng, IMOC sẽ đóng vai trò là cầu nối quan trọng để tăng cường các mối quan hệ hàng hải với Ấn Độ, Indonesia và lực lượng hàng hải của các quốc gia Đông Nam Á khác.

Cũng trong tháng 3, tại Triển lãm hàng không và hàng hải quốc tế Langkawi (LIMA) ở Malaysia, Phó đô đốc Robert Thomas thuộc Hạm đội 7 của Mỹ kêu gọi các nước ASEAN thành lập một lực lượng liên hợp trên biển để tuần tra “khu vực tranh chấp” Biển Đông, cho biết, Hạm đội 7 Mỹ sẽ hỗ trợ cho điều này.

Nhưng, ngày 20 tháng 3, Trung Quốc đã phản ứng gay gắt đối với vấn đề này, cho rằng, đề xuất này “sẽ không có lợi gì cho giải quyết hợp lý các tranh chấp hoặc đóng góp vào hòa bình và ổn định ở Biển Đông”.

Tháng 4 năm nay, Indonesia và Mỹ đã triển khai một cuộc tập trận chung ở Batam, cách quần đảo Natuna 480 km. 

Khi đó, trả lời phỏng vấn báo chí, phát ngôn viên hải quân Indonesia Manahan Simorangkir cho biết: “Đây là cuộc tập trận chung thứ hai của Indonesia và Mỹ tại khu vực này. Chúng tôi đang lên kế hoạch cho một cuộc tập trận tương tự trong năm tới”.

Cuộc tập trận lần này này có sự tham gia của máy bay tuần tra săn ngầm P-3C. Simorangkir nói: “Chúng tôi muốn biến những cuộc diễn tập quân sự đó thành hoạt động định kỳ ở khu vực này”.

Đáp lại những động thái trên, đến giữa tháng 10, trong một cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn đã đề xuất tổ chức hai bên tổ chức tập trận chung về cứu hộ, cứu nạn trên biển, coi đây là cơ chế “giải quyết tranh chấp và kiểm soát rủi ro”.

Tuy nhiên, vấn đề tổ chức tập trận chung trên phương diện này với Trung Quốc cần tính tới yếu tố chủ quyền của Việt Nam.

Ngoài ra, Indonesia cũng đang đặc biệt thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng-an ninh với Nhật Bản.

Vào hạ tuần tháng 3 năm 2015, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đến thăm Nhật Bản, hai bên đã ký kết một thỏa thuận quốc phòng về cách thức phối hợp với Quân đội Nhật Bản trong các hoạt động tìm kiếm cứu nạn, viện trợ nhân đạo và an ninh mạng. Indonesia hy vọng được trao đổi về hợp tác hàng hải với Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản.

Đáng chú ý, theo hãng tin Kyodo Nhật Bản, Chính phủ Nhật Bản sơ bộ quyết định, ngày 17 tháng 12, Tokyo và Jakarta sẽ lần đầu tiên tổ chức “Tham vấn 2+2” giữa Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Nhật Bản và Indonesia.

Đối với vấn đề Biển Đông, trong đó có hoạt động xây đảo nhân tạo bất hợp pháp của Trung Quốc, Nhật Bản hy vọng qua đây tăng cường hợp tác với Indonesia, một quốc gia có ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á, từ đó kiềm chế Trung Quốc.

Tổng thống Indonesia Widodo và Tổng thống Mỹ Barack Obama

Hiện nay, Nhật Bản đã tiến hành Tham vấn 2+2 với 5 nước trong đó có Mỹ, Anh, Australia. Đây là lần đầu tiên, Nhật Bản tổ chức tham vấn như vậy với một nước ASEAN.

Theo kế hoạch, Nhật Bản sẽ cử Ngoại trưởng Fumio Kishida và Bộ trưởng Quốc phòng Gen Nakatani, còn Indonesia sẽ cử Ngoại trưởng Retno Marsudi và Bộ trưởng Quốc phòng Menteri Pertahanan Ryamizard Ryacudu tham dự hội nghị này.

Hai bên sẽ xác nhận tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế liên quan tới vấn đề Biển Đông, đồng thời trao đổi ý kiến về “hỗ trợ xây dựng năng lực” trên các phương diện.

Ngoài ra, Nhật Bản và Indonesia có khả năng sẽ thảo luận ký kết thỏa thuận về chuyển giao các trang bị và công nghệ quốc phòng, đồng thời có thể đề cập tới việc Indonesia muốn mua thủy phi cơ US-2 của Nhật Bản để sử dụng cho hoạt động cứu hộ trên biển.

Theo tờ “Đa chiều” ngày 2 tháng 12, báo chí Nhật Bản cho rằng, các nước vốn trung lập trong vấn đề Biển Đông như Indonesia, Malaysia và Singapore đã bắt đầu công khai nghiêng về phía Mỹ, xu hướng này sẽ bắt đầu được công khai hóa. Theo đó, các nước này trong tương lai có thể đưa ra những phát biểu trái với mong muốn của Trung Quốc.

Đây là một xu thế lớn sẽ gây bất lợi cho yêu sách chủ quyền tham lam, lố bịch và bất hợp pháp của Trung Quốc, nhất là khi Philippines có khả năng thắng kiện

RELATED ARTICLES

Tin mới