Tuesday, January 21, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiTQ lợi dụng các cuộc tấn công ở Paris để thúc đẩy...

TQ lợi dụng các cuộc tấn công ở Paris để thúc đẩy việc bức hại người Duy Ngô Nhĩ

Chính quyền Trung Quốc đã không lãng phí thời gian sau cuộc tấn công khủng bố ngày 13 tháng 11 tại Paris để kêu gọi thế giới ủng hộ cho thương hiệu “chống khủng bố” của riêng họ bằng cách giúp chính quyền này đàn áp các nhóm thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, còn được gọi là Đông Turkestan.

Chính quyền Trung Quốc đang tăng cường sự đàn áp của họ đối với khu vực này, chủ yếu cho mục đích kinh tế. “Vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa” mới, nhằm xây dựng một tuyến đường thương mại vào châu Âu, sẽ đi qua khu vực (Tân Cương).

Sau các cuộc tấn công khủng bố ở Paris, Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận chính thức của nhà nước, đã dẫn lời quan chức ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói rằng: “Trung Quốc cũng là một nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố”, và rằng “việc đàn áp thẳng tay các lực lượng khủng bố ‘Đông Turkestan’ phải trở thành “một phần quan trọng của chống khủng bố quốc tế”.

Trong khi tuyên bố của ông Vương Nghị đã không được để ý đến nhiều trong giới chính trị, nơi mà sự ngược đãi của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với người Duy Ngô Nhĩ hầu hết được biết đến, một số hãng truyền thông đã bắt lấy dòng sự kiện tuyên truyền này và đưa tin theo sau đó.

Ví dụ rõ ràng nhất là một bài viết đặc biệt trên tạp chí TIME về “Đàn ông và phụ nữ những người chiến đấu trong ‘Chiến tranh chống Khủng bố’ của Trung Quốc”. Một đoạn viết riêng lẻ nói rằng sau các cuộc tấn công ở Paris, các thành viên lực lượng đặc biệt của ĐCSTQ đã nói với tạp chí TIME và đã bắt đầu viết trên truyền thông xã hội về “cuộc chiến của riêng họ”.

Tạp chí TIME đã xem xét kỹ lưỡng rất nhiều “các cuộc tấn công khủng bố” đáng ngờ mà Trung Quốc đã đối mặt, và trong khi bài viết ghi nhận một số trong những điều không chắc chắn xung quanh một số vụ việc, nó vẫn được coi như là đã quảng bá cho sự vi phạm quyền con người (ở Trung Quốc).

Tạp chí TIME chia sẻ các chi tiết thông tin giống như tờ báo chính thức Tân Hoa Xã của ĐCSTQ, nói rằng cảnh sát tại Tân Cương đã bắt một nhóm 28 người được cho (mà không cần phải chứng minh) là những kẻ khủng bố, những kẻ đã giết chết 11 người tại một mỏ than. Nó có vẻ là một phần trong nỗ lực tuyên truyền lớn hơn mà ở đó có các bức ảnh đẹp của lực lượng cảnh sát và binh lính Trung Quốc “chống khủng bố” cùng đứng với nhau.

Tạp chí TIME đăng tải chi tiết này cùng với rất nhiều trích dẫn nghe rất quả cảm từ những người đang thực hiện việc đàn áp tàn nhẫn của ĐCSTQ ở Tân Cương. Trong số đó có một thành viên tự xưng là của lực lượng cảnh sát “chống khủng bố” của Trung Quốc, đã viết trên truyền thông xã hội là ông ta đang chiến đấu chống lại những người đòi li khai và tôn giáo cực đoan, những người đang cố gắng làm cho người Duy Ngô Nhĩ trở nên xa lánh người Hán”. Ông ta cũng tuyên bố: “Một số lực lượng nước ngoài, chẳng hạn như những tổ chức dân chủ của Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ, cũng đang ủng hộ những người đòi li khai và tôn giáo cực đoan”.

Trong khi những thông tin có thể nghe thuyết phục trên bề mặt của nó, một nghiên cứu nhỏ cho thấy những gì đằng sau các tuyên bố này.

ĐCSTQ có điều mà họ gọi là “ba thảm họa”, đó là chủ nghĩa cực đoan, chính sách ly khai và chủ nghĩa khủng bố. Trong khi cuộc chiến chống khủng bố nghe có vẻ trong sáng đối với người dân ở phương Tây, ở Trung Quốc hàm ý của nó là rất khác nhau. Động lực chính trong chiến dịch của ĐCSTQ không phải là để chống lại chủ nghĩa khủng bố. Thay vào đó, nó được thiết kế để ngăn chặn các yếu tố khủng bố bén rễ ở Tân Cương.

Cụm từ “ba thảm họa” khắc sâu một khát vọng về độc lập văn hóa như “chính sách ly khai” và kêu gọi bất kỳ hình thức kháng cự của “chủ nghĩa cực đoan” và “chủ nghĩa khủng bố”. Các nhà lãnh đạo phương Tây nói chung không thừa nhận rằng những việc đã xảy ra liên quan đến người Duy Ngô Nhĩ là các cuộc tấn công khủng bố.

Theo báo cáo hàng năm, năm 2015 của Ủy ban Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung Quốc, chiến dịch của ĐCSTQ chống lại “ba thảm họa” đã “thể hiện một bộ máy an ninh độc đoán và dẫn đến việc thông qua một cách tiếp cận đàn áp đối với đạo Hồi ở Tân Cương”.

“Như ở Tây Tạng, nhiều cư dân của Tân Cương không đồng cảm về văn hóa và chính trị với Trung Quốc, và một số nhóm Duy Ngô Nhĩ chủ trương cho quyền tự trị lớn hơn hoặc hoàn toàn độc lập cho Tân Cương,” báo cáo nêu, lưu ý rằng ĐCSTQ “xem sự tồn tại của các nhóm người này như là một mối đe dọa chủ quyền và an ninh của Trung Quốc”.

Giải pháp của ĐCSTQ đối với vấn đề này là các chính sách hội nhập, như báo cáo nêu, “chính sách hội nhập của Trung Quốc ở Tân Cương thường đàn áp thô bạo, xa lánh người Duy Ngô Nhĩ và thúc đẩy căng thẳng sắc tộc”.

Tân Cương là quê hương của 21,8 triệu người và 13 nhóm dân tộc lớn, theo báo cáo. Ước tính có khoảng 46% trong số đó là người Duy Ngô Nhĩ, và Hồi giáo dòng Sunni là tôn giáo chính.

ĐCSTQ đã sử dụng một hệ thống “đa tầng bao gồm giám sát, kiểm soát và đàn áp các hoạt động tôn giáo, nhằm vào người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương,” theo Tổ chức Theo dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch).

“Ở mức độ đỉnh điểm của nó, các nhà hoạt động ôn hòa, những người tu dưỡng trong tôn giáo của họ, theo một cách không được chấp nhận bởi các cơ quan nhà nước hoặc các quan chức ĐCSTQ, đang bị bắt giữ, bị tra tấn và đôi khi bị hành hình”, báo cáo nêu rõ, bổ sung rằng ở mức độ thông thường “nhiều người Duy Ngô Nhĩ gặp phải sự quấy nhiễu trong cuộc sống hàng ngày của họ”.

“Chính phủ Trung Quốc đã thiết lập kiểm soát đối với những người có thể là một giáo sĩ, phiên bản kinh Koran nào có thể được sử dụng, ở đâu tụ họp tôn giáo có thể được tổ chức, và những gì có thể nói trong dịp lễ tôn giáo,” báo cáo viết.

Trong những năm gần đây, ĐCSTQ cũng đã cấm để râu dài và mạng che mặt Hồi giáo. Họ cũng đã cấm người Hồi giáo ăn mừng lễ thánh Ramadan, và có lúc thậm chí cấm tổ chức một lễ hội bia ở một thị trấn Hồi giáo bởi vì những người hồi giáo được cho là không uống rượu.

Việc đàn áp khắc nghiệt của ĐCSTQ tương tự như vậy trong khu vực đã dẫn đến nhiều cuộc biểu tình và bạo loạn. Dễ thấy nhất là ở thủ đô Urumqi của Tân Cương năm 2009. Cảnh sát Trung Quốc phản ứng với các cuộc bạo loạn bằng sử dụng đạn thật. Theo nguồn tin của ĐCSTQ, 197 người đã thiệt mạng, trong khi theo Hội Nghị Duy Ngô Nhĩ Thế giới, số người chết gần 600 người.

Có những cuộc bạo động tương tự vào năm 2013 và năm 2014. Báo cáo của Hội nghị (Duy Ngô Nhĩ Thế giới) nêu rõ “Trung Quốc luôn luôn đề cập đến hành động như vậy là khủng bố. Một số chắc chắn, nhưng trong nhiều trường hợp, là gần như không thể cho người bên ngoài đánh giá được tính xác thực của các bản báo cáo của chính phủ Trung Quốc về các cuộc khủng bố, trong đó nhà cầm quyền Trung Quốc có khả năng đã phóng đại mối đe dọa ‘ba thảm họa” để biện minh cho những cuộc đàn áp của họ”.

Báo cáo trích dẫn trường hợp của ông Andrew Small, một hội viên hội nghiên cứu từ phía bên kia Đại Tây Dương (nước Mỹ) làm việc cho Quỹ Marshall Đức của Hoa Kỳ, cho thấy nhận xét của ông về “khủng bố” ở Tân Cương. Ông Small nói rằng ĐCSTQ có “khuynh hướng qui kết hầu như bất kỳ hành vi bạo lực ở Tân Cương cho ‘những người đòi li khai’ có mục đích ác ý đằng sau, ngay cả đó có là những cuộc biểu tình ôn hòa nhất; và còn mục đích khác nữa của ĐCSTQ đó là để hình sự hóa các nhóm chính trị”.

Ông nói điều này “khiến cho ranh giới giữa những kẻ khủng bố, các nhà hoạt động và toàn thể công dân, trở nên thường xuyên lu mờ, không rõ nét.”

RELATED ARTICLES

Tin mới