Saturday, May 4, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiDN Nhật rời Trung Quốc chọn Việt Nam: Ai cần thay đổi?

DN Nhật rời Trung Quốc chọn Việt Nam: Ai cần thay đổi?

Thu hút FDI bằng mọi giá để “bằng chị, bằng em”, mà ít chú ý nâng đỡ DN trong nước thì các lĩnh vực sản xuất sẽ vào tay khối ngoại…

TS. Dương Đình Giám – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương) nói với Đất Việt.

Ưu đãi nhầm…

PV: Tại buổi hội thảo “Kinh nghiệm đào tạo đội ngũ lãnh đạo của Nhật Bản”, tại TP.HCM, Giám đốc điều hành Tổ chức Xúc tiến Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) đã cho rằng: Nhật Bản phải tìm kiếm nhà cung ứng từ Trung Quốc, Thái Lan do DN quy mô vừa nhỏ vừa Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng sản xuất. Thưa ông, vấn đề nói trên của doanh nghiệp cung ứng Việt Nam đã được nhìn nhận từ lâu chưa? Đâu là nguyên nhân của tình trạng này?

TS. Dương Đình Giám: Thực ra, những yếu kém của doanh nghiệp cung ứng Việt đã được nhìn nhận từ lâu. Cũng chính vì đã nhìn ra những yếu kém, hạn chế nội tại mà Việt Nam rất muốn tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong thu hút đầu tư nước ngoài.

Câu hỏi lớn nhất Việt Nam luôn đặt ra là: Vì sao, nhiều nước trên thế giới khi thu hút đầu tư nước ngoài, họ đã quản lý tốt và tạo được sự liên kết, chuyển giao công nghệ giữa DN trong nước và DN nước ngoài. Còn Việt Nam thì chưa làm được?

Qua tìm hiểu, tôi thấy có mấy nguyên nhân sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp Việt Nam vẫn hạn chế khi tham gia vào chuỗi sản xuất của các DN FDI, do chưa có kinh nghiệm cung ứng cho các nhà sản xuất lớn, chưa có hệ thống marketing tiếp cận được khách hàng, nhưng chủ yếu vẫn là thiếu về vốn, yếu về công nghệ và yếu cả về năng lực trình độ, quản lý. Vì vậy, khi DN FDI đầu tư vào Việt Nam, họ buộc phải mang theo DN phụ trợ từ nước họ hoặc phải tìm kiếm từ nhiều nước khác, như Trung Quốc, Thái Lan. Đó là chưa kể, do chúng ta chưa có hệ thống dữ liệu về DN CNHT của các ngành, nên một số DN có năng lực nhưng cũng không tiếp cận được với các DN FDI.

Nhìn chung, các DN trong nước đều có khát vọng vươn lên. Tuy nhiên, do hạn chế về quy mô (thường là nhỏ và rất nhỏ), lại yếu về vốn, công nghệ… nên đã gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất, tồn tại để vươn lên.

Để DN trong nước có thể tham gia được vào chuỗi sản xuất giá trị toàn cầu, thì những gì liên quan đến vốn hoặc công nghệ rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, kể cả việc giúp DN nâng cao năng lực quản trị. Còn nếu để DN “tự bơi” thì sẽ rất khó.

Trên thực tế, các chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước cũng đã có, nhưng triển khai còn dàn trải, do chưa xác định rõ lĩnh vực, ngành nghề cần được hỗ trợ. Từ chế tạo linh kiện cơ khí, điện tử, nhựa, cao su, đến dệt may, da giày…, lĩnh vực nào cũng muốn phát triển, nhưng nguồn lực đầu tư và hỗ trợ thực sự trong từng lĩnh vực lại không có, nên chưa tạo được bước chuyển biến mạnh mẽ và đạt hiệu quả như mong đợi. Điển hình nhất là QĐ 12/TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Nguyên nhân thứ hai, là khi đã xác định được lĩnh vực, ngành nghề cần ưu đãi thì có khi lại lựa chọn doanh nghiệp để hỗ trợ chưa tốt (quá coi trọng các doanh nghiệp nhà nước). Tôi cho rằng, để tìm được đúng DN để hỗ trợ cho có hiệu quả, phải dựa trên những đánh giá của các nhà đầu tư (doanh nghiệp đầu đàn trong chuỗi giá trị của sản phẩm). Chỉ có nhà đầu tư mới hiểu họ cần DN có năng lực, trình độ như thế nào, và khả năng đáp ứng của DN đó ra sao… Trên cơ sở đó, Nhà nước sẽ có những chính sách hỗ trợ cụ thể cho DN trong nước. Ví dụ, DN yếu về công nghệ sẽ hỗ trợ công nghệ; cần vốn sẽ hỗ trợ lãi suất, hoặc giúp cho DN nâng cao năng lực quản trị…

Tôi luôn nhấn mạnh, hỗ trợ phải đúng đối tượng và đúng cái DN cần. Nếu xác định không tốt sẽ dẫn tới tình trạng hỗ trợ nhầm cho những DN không có khát vọng vươn lên hoặc không đủ năng lực để vươn lên.

Nguyên nhân thứ ba là, cóchính sách ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), nhưng lại không ràng buộc các doanh nghiệp FDI phải chuyển giao công nghệ hoặc có trách nhiệm hình thành chuỗi cung ứng trong nội địa khi nhận ưu đãi. Kết quả là, đã qua gần 30 năm thu hút FDI, mặc dầu có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, nhưng số lượng DN nội địa tham gia vào chuỗi cung ứng của các DN FDI còn rất hạn chế.

Đã đến lúc, theo tôi, đi kèm với những ưu đãi dành cho các DN FDI, Nhà nước cần có quy định ràng buộc các nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện cam kết chuyển giao công nghệ cho DN trong nước.

RELATED ARTICLES

Tin mới