Wednesday, April 24, 2024
Trang chủBiển nóngCác rủi ro và giải pháp cho Châu Á trong xung...

Các rủi ro và giải pháp cho Châu Á trong xung đột với TQ (Kỳ 2)

Hoạt động xây đảo của Trung Quốc làm gia tăng bất ổn trong khu vực. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ được sự ủy quyền của Tổng thống Obama, có thể sớm điều tàu hải quân đến gần các đảo nhân tạo của Trung Quốc kiểm soát để thể hiện rằng cộng đồng quốc tế không công nhận yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông.

Gia tăng chi phí vận tải và đánh mất tuyến hải quân chiến lược

Yêu sách “chủ quyền không thể tranh cãi” của Trung Quốc trên Biển Đông đe dọa tự do hàng hải của tất cả các nước sử dụng tuyến đường quan trọng này cho hoạt động của tàu hải quân và tàu thương mại. Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Austrailia, Singapore, và tất cả các nước ASEAN sẽ bị ảnh hưởng nếu Trung Quốc cố gắng loại bỏ quyền tự do đi qua vùng biển mà Trung Quốc cố tình ngộ nhận là của mình. Nếu như cộng đồng quốc tế chấp nhận điều đó và do đó hợp thức hóa yêu sách Biển Đông của Trung Quốc, Trung Quốc có thể sẽ tìm cách “đánh thuế” vận tải qua khu vực này ở một mức có thể gấp đôi chi phí vận chuyển trên một số tuyến đường khác. Trung Quốc cũng có từ chối cho phép tàu Mỹ và đồng minh tiếp cận Biển Đông, điều này cũng sẽ làm tăng đáng kể chi phí vận tải và hạn chế nghiêm trọng khả năng bảo vệ các quốc gia ASEAN của tàu hải quân Mỹ.

Xây đảo nhân tạo – tác động quân sự và môi trường

Trung Quốc đang hoàn thiện chiến lược xây đảo nhân tạo ở Biển Đông để củng cố tuyên bố chủ quyền đối với các vùng biển xung quanh, và cung cấp cho quân đội Trung Quốc các cảng hải quân và sân bay quân sự. Các cơ sở này giúp mở rộng phạm vi hoạt động của máy bay chiến đấu và máy bay ném bom vươn quá cả khu vực ASEAN, và tới tận Australia.

Sự phong tỏa hải quân đối với các ngư trường, bao gồm Bãi Scarborough, một tảng đá nhỏ lộ thiên cách căn cứ hải quân cũ của Mỹ ở Vịnh Subic, Philippines, 198km, gây thiệt hại lớn cho nhiều nền kinh tế ven biển địa phương. Tháng 8/2015, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố rằng Trung Quốc đã tạm dừng hoạt động bồi lấp trên các đảo nhân tạo, nhưng hình ảnh vệ tinh cho thấy hoạt động nạo vét vẫn tiếp tục diễn ra trên Bãi Xu Bi và Vành Khăn trong tháng 9, mâu thuẫn với khẳng định trước đó.

Hoạt động xây đảo của Trung Quốc làm gia tăng bất ổn trong khu vực. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ được sự ủy quyền của Tổng thống Obama, có thể sớm điều tàu hải quân đến gần các đảo nhân tạo của Trung Quốc kiểm soát để thể hiện rằng cộng đồng quốc tế không công nhận yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông.

Thiếu minh bạch

Trung Quốc đã thể hiện sự thiếu minh bạch trong việc mở rộng hoạt động quân sự và lãnh thổ ở Biển Đông. Trong bình luận ngày 25/9 tại Vườn Hồng, Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra những tuyên bố mơ hồ về Biển Đông. Ông nói rằng: “Trung Quốc cam kết theo đuổi chính sách phát triển hòa bình, láng giềng tốt và hợp tác với các quốc gia láng giềng của chúng tôi”. Tuy nhiên, ông đã tự mâu thuẫn với chính mình khi nhắc lại lập trường không khoan nhượng của Trung Quốc về vấn đề này trong tuyên bố “Các đảo ở Biển Đông từ thời xa xưa đã là lãnh thổ của Trung Quốc. Chúng tôi có quyền duy trì chủ quyền lãnh thổ và các quyền lợi ích hợp pháp”.

Trong một nỗ lực thuyết phục cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ và các đồng minh, không phản đối hành động của mình ở Biển Đông, Chủ tịch Tập Cận Bình có nói, “Các hoạt động xây dựng liên quan mà Trung Quốc đang tiến hành ở đảo Nam – quần đảo Nam Sa (Trường Sa) không nhằm vào hoặc gây ảnh hưởng tới bất cứ nước nào… và Trung Quốc không có ý định quân sự hóa”.

Chứng cứ ghi được bằng hình ảnh thì trái ngược với tuyên bố của Tập Cận Bình. Ngay buổi sớm cùng ngày Chủ tịch Trung Quốc đưa ra phát biểu trên, hình ảnh vệ tinh mới được công bố cho thấy một đường băng đã hoàn thành có khả năng tiếp nhận máy bay quân sự của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa.

Trước đó, các quan chức Mỹ công khai kết quả nghiên cứu của mình về hai “xe pháo lớn” trên một trong những hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc và “một đơn vị đồn trú quân sự, các vị trí phòng thủ bờ biển, đường băng, bốn nhà chứa máy bay lớn, thiết bị liên lạc, và một trụ sở chính quyền thành phố” trên Đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa.

Gây mất lòng tin

Các hoạt động của Trung Quốc, kể cả sự thiếu minh bạch ở trên, đã làm giảm lòng tin và sự ổn định giữa các chính phủ trong khu vực. Sau hội nghị thượng đỉnh vào tháng 4/2015 tại Kuala Lumpur, ASEAN ra tuyên bố nêu rõ việc cải tạo đảo không ngừng của Trung Quốc “gây mất lòng tin, sự tin tưởng và có thể phá hoại hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông”. Chỉ cách đó ba năm, ASEAN đã không thể ra một tuyên bố chung vì các bên không thể thống nhất với cách diễn đạt trong đoạn nêu về Biển Đông, do đó, có vẻ như hoạt động gần đây của Trung Quốc gây thêm nghi ngờ trong số thậm chí cả những thành viên ủng hộ Trung Quốc trong ASEAN.

Ngoài ra, mức độ mất lòng tin giữa Trung Quốc và Mỹ tại Châu Á – Thái Bình Dương cũng tương đối cao. Mỹ quan ngại về những nỗ lực triển khai sức mạnh của Trung Quốc. Trung Quốc thì lo ngại Mỹ vẫn đang cố gắng ngăn chặn mình. Nhưng Mỹ vẫn luôn ủng hộ một Trung Quốc mạnh mẽ về kinh tế như một đối tác thương mại và đầu tư – và hệ thống quốc tế, với các cơ chế pháp luật và thực thi pháp luật quốc tế, cũng không bao giờ ủng hộ một nước đi thôn tính lãnh thổ của nước khác.

Trong khi Sách trắng quốc phòng 2015 của Trung Quốc tái khẳng định lập trường chính thức của nước này là không tấn công nước khác trước, và Chủ tịch Tập Cận Bình đã lặp lại nhiều lần cam kết tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp, những lời lẽ trấn an này đã không giúp giảm bớt mối quan ngại của các quốc gia khác vì những hành động trong quá khứ của Trung Quốc. Trung Quốc đưa hơn 80.000 quân vào Việt Nam năm 1979, khơi mào cho cuộc chiến tranh biên giới. Gần đây hơn, hình ảnh Trung Quốc trỗi dậy hòa bình đang bị hoen ố bởi những cuộc giao tranh quy mô nhỏ kết hợp với việc mở rộng lãnh thổ ở Biển Đông, bao gồm cả các sự cố tại Bãi Gạc Ma và Scarborough.

Việc Trung Quốc từ chối ký vào một văn bản ràng buộc pháp lý quy định hoạt động và hành vi ở Biển Đông càng gây mất lòng tin hơn nữa đối với các nước trong khu vực. Bắt đầu từ năm 2000, ASEAN nỗ lực đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử (COC) với Trung Quốc về Biển Đông. Năm 2002 Trung Quốc thay vào đó đã thuyết phục thành công các nước ASEAN ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Mặc dù tuyên bố đó tái khẳng định sự tuân thủ của các bên đối với UNCLOS, tự do hàng hải và hàng không, và giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ, nhưng nó lại là một văn bản mang tính chính trị hơn là pháp lý. Việc thiếu các thủ tục pháp lý đã cho phép Trung Quốc tiếp tục sử dụng chiến lược “bên miệng hố chiến tranh” đối với các nước ASEAN khác để đe dọa phải họ nhượng bộ hơn nữa.

Mặc dù Trung Quốc chưa ủng hộ một bộ quy tắc ứng xử, đàm phán đa phương, trọng tài ràng buộc, và tự do hàng hải gần các đảo nhân tạo của Trung Quốc, nhưng Tập Cận Bình lại có những phát biểu khác. “Các quốc gia liên quan trực tiếp nên giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán, tham vấn và các biện pháp hòa bình. Và chúng tôi ủng hộ tự do hàng hải và các nước tuân thủ luật pháp quốc tế và quản lý bất đồng thông qua đối thoại, và thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC và sớm kết thúc thảo luận COC dựa trên cơ sở đồng thuận. Tuy nhiên, trên thực tế thì kể từ khi ký kế DOC vào tháng 11/2002, Trung Quốc đang vi phạm nghiêm trọng DOC khi làm ngơ UNCLOS, và liên tục cản trở những nỗ lực của ASEAN để đi đến ký kết COC.

( Còn tiếp)

 

RELATED ARTICLES

Tin mới