Friday, April 19, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiVì sao “hàng Tàu” giá rẻ và chất lượng kém?

Vì sao “hàng Tàu” giá rẻ và chất lượng kém?

Khi nói đến hàng Trung Quốc, người ta thường dùng từ “hàng Tàu” để ám chỉ hàng hóa Trung Quốc phần đông đều kém chất lượng và thậm chí còn độc hại, nhưng kèm theo đó là giá rất rẻ, rẻ đến mức hàng Việt Nam không cách nào cạnh tranh được.

Đồ chơi giả sản xuất tại Trung Quốc bị Hải quan thu giữ, được trưng ra tại Bộ Tài chính ở Paris, Pháp, ngày 22/4/2010. CECC đã tổ chức phiên điều trần về điều kiện lao động tồi tệ trong ngành công nghiệp đồ chơi của Trung Quốc, phát hiện việc tuân thủ tiêu chuẩn lao động không có tác dụng ở nước này. (Ảnh: Pascal Le Segretain)

Đó cũng là một phần lý do tại sao hàng Tàu xuất hiện nhan nhản ở khắp các ngóc ngách của Việt Nam. Mà không chỉ ở Việt Nam, hàng Trung Quốc còn xuất hiện khắp nơi trên thế giới.

Rất nhiều cơ quan, tổ chức, hiệp hội ngành, và người tiêu dùng Việt Nam đã lên tiếng tẩy chay hàng Tàu. Nhưng cho dù họ có không ăn, không uống, không xài hàng Trung Quốc đi nữa, thì hàng Tàu vẫn đang gây phương hại đến cuộc sống của họ theo một cách mà cho đến nay vẫn không nhiều người biết. Tại sao?

Hàng Tàu: Vì sao giá rẻ?

Nhiều người trong chúng ta biết rằng, trong thế giới hiện đại, doanh nghiệp là thành phần chính sản xuất ra hàng hóa của xã hội. Để thành lập được 1 doanh nghiệp, theo lý thuyết cổ điển, cần có Vốn + Lao động. Theo lý thuyết hiện đại, ngoài Vốn+Lao động, còn cần thêm Công nghệ.

Một doanh nghiệp muốn cạnh tranh tốt cần tìm cách hạ giá thành sản phẩm, tức phải hạ giá của những yếu tố này. Công nghệ và vốn thường là những yếu tố cố định, trong khi lao động có thể thay đổi được. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang đầu tư rất nhiều vào Việt Nam nhằm tận dụng nguồn lao động giá rẻ để giảm giá thành sản phẩm.

Trung Quốc được đánh giá là có chi phí lao động thấp, nhưng Việt Nam còn thấp hơn. Theo số liệu công bố hồi tháng 9/2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tiền lương tối thiểu của Việt Nam hiện ở mức 96-138 USD/tháng, trong khi tại Trung Quốc ở mức cao hơn là 135,43- 296,96 USD/tháng, tại Campuchia là 121,90 USD/tháng, tại Thái Lan là 265,68USD/tháng. Còn theo số liệu của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (Jetro), tiền lương bình quân của một công nhân ngành sản xuất của Việt Nam năm 2013 là 162 USD/tháng, chỉ bằng một nửa so với mức 375 USD/tháng của 1 công nhân Trung Quốc.

Rõ ràng, Việt Nam cạnh tranh hơn về chi phí lao động, và theo lý thuyết thì lẽ ra hàng hóa Việt Nam sản xuất ra phải rẻ hơn Trung Quốc và lẽ ra Trung Quốc phải nhập khẩu nhiều hàng hóa từ Việt Nam. Thế nhưng không phải vậy. Số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam cho thấy, trong 11 tháng đầu năm 2015, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc đạt khoảng 15,6 tỷ USD, trong khi nhập khẩu từ Trung Quốc là 45,1 tỷ USD – gấp 3 lần giá trị xuất khẩu. Ngoài những mặt hàng lớn như máy móc thiết bị, điện thoại, máy tính mà Việt Nam nhập khẩu như thấy trong báo cáo chính thức, còn có cả những mặt hàng như cây kim, sợi chỉ, bát đũa, đồ chơi, quần áo và đủ thứ rau, củ, quả mà chúng ta thấy trên thị trường.

Và tất nhiên, giá hàng hóa Trung Quốc rất rẻ. Rẻ đến mức các doanh nghiệp Việt Nam dù có tìm mọi cách hạ giá thành sản phẩm thế nào cũng không thể cạnh tranh lại được, dù chi phí lao động của Việt Nam thấp hơn Trung Quốc. Làm sao có thể cạnh tranh lại được, khi những số liệu thống kê này không hề tính đến một yếu tố vốn bị che giấu bấy lâu nay. Đó là lao động của các tù nhân lương tâm.

Trung Quốc có một khối lượng tù nhân khổng lồ, và một phần rất lớn trong đó là các tù nhân lương tâm, bị bắt bớ vì tập môn khí công có tên gọi là Pháp Luân Đại Pháp. Được biết, người theo tập môn này phải tuân theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, hay nói một cách chung chung là làm người tốt mọi nơi, mọi lúc. Ngoài rèn luyện tâm tính, họ còn có 5 bài công pháp để tập, mà nhìn bên ngoài không khác so với mấy bài thể dục hạng nhẹ. Họ còn có một cuốn sách chỉ đạo tu luyện chính là Chuyển Pháp Luân mà tư tưởng chủ đạo trong đó cũng bảo người ta phải làm người tốt, tin vào Thần, nhưng không có những nghi lễ thờ cúng mang tính dị đoan gì.

Tuy nhiên, do số người tập phát triển quá nhanh, cộng với tư tưởng hữu thần đối lập hệ tư tưởng vô thần của ĐCSTQ, lãnh đạo ĐCS bấy giờ là ông Giang Trạch Dân đã khởi tâm đố kỵ muốn loại bỏ môn tập này. Ông Giang đã phát động cuộc đàn áp những người tu luyện Pháp Luân Công với chỉ đạo “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể”. Mặc dù một lòng hướng thiện, nhưng các học viên Pháp Luân Công cũng không tránh khỏi kiếp nạn này.

Sau khi giàn dựng mấy vụ tự thiêu giả tại Quảng trường Thiên An Môn năm 2001 để tạo cớ vu khống cho Pháp Luân Công là xấu, ĐCSTQ đã đã bắt bớ một cách vô cớ rất nhiều người theo tập môn này. Do không thể quy kết họ vào tội gì được, nên đa số những người tập bị bắt vào trại cải tạo lao động. Họ bị lao động cưỡng bức, phải làm việc suốt cả ngày, rất ít thời gian nghỉ ngơi, thậm chí là vệ sinh hay ăn uống. Tiền công rất ít hoặc đa phần là làm việc không công.

Trước khi cuộc đàn áp xảy ra, số người theo tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc ước tính khoảng 100 triệu người. Từ đó đến nay, đã có hàng triệu người bị bắt, bị giết chết và bị đưa vào các trại lao động cưỡng bức này.

Trung Quốc là nước xuất siêu hàng hóa trong nhiều năm qua, và họ đã tích trữ được một lượng ngoại hối khổng lồ nhờ vào xuất khẩu. Điều này đã trở nên dễ hiểu khi mà một bộ phận hàng hóa của họ, do tiết kiệm được chi phí về lao động, nên rẻ đến mức những nước có chi phí nhân công thấp như Việt Nam cũng không thể cạnh tranh lại được.

Một khi các doanh nghiệp Việt Nam không đủ sức cạnh tranh, miếng cơm bát áo của người lao động cũng bị ảnh hưởng. Cần phải biết rằng 96% số doanh nghiệp tại Việt Nam là nhỏ và siêu nhỏ, nên họ cũng chỉ có thể sản xuất những mặt hàng có hàm lượng công nghệ thấp, trong khi những mặt hàng này lại bị hàng hóa Trung Quốc lấn sân. Doanh nghiệp Việt Nam làm sao có thể tồn tại trong một môi trường cạnh tranh không bình đẳng như vậy.

Xin đưa ra một minh chứng cho tình trạng này. Báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê Việt Nam cho thấy số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động trong 11 tháng đầu năm 2015 là 62.713 doanh nghiệp, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm trước.

Đồ Tàu: Chất lượng kém

Người xưa có câu “tiền nào của nấy”. Đương nhiên, giá rẻ thường đi đôi với chất lượng kém. Nhưng với hàng Trung Quốc, chất lượng kém còn là biểu hiện của việc giá trị đạo đức của phần đông dân chúng đã bị suy đồi do lãnh đạo đang triệt tiêu các phong trào mang tính củng cố đạo đức.

Trong 5.000 năm lịch sử của Trung Quốc, lúc nào cũng có rất nhiều người tin vào Phật, Đạo, Thần. Chẳng thế mà các loại các dạng tôn giáo, tín ngưỡng đã phát triển mạnh ở quốc gia này như Phật giáo, Đạo giáo, Khổng giáo… Khi tin vào Thần Phật, con người ta không dễ làm điều xấu vì người ta lúc đó sẽ tin vào nhân quả.

Chỉ đến thời thời gian gần đây, khi ĐCSTQ xuất hiện và mang theo mình cái hệ tư tưởng “vô thần luận” tuyệt đối hóa, đạo đức xã hội mới xuống cấp nghiêm trọng.

Đạo đức của xã hội đã có cơ hội thăng hoa trở lại khi môn Pháp Luân Đại Pháp xuất hiện từ năm 1992, với hàng chục triệu người thực hành theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Nhưng kể từ khi ĐCSTQ quyết định đàn áp môn này năm 1999, họ cũng đồng thời chấp nhận để đạo đức con người trở nên bại hoại.

Thử hỏi, khi một người không còn đạo đức, tức không còn luân lý câu thúc bản thân nữa, liệu chất lượng hàng hóa họ sản xuất ra có tin tưởng được không? Cũng như một người kia có 2 người bạn, biết rõ một người là tốt và một người là xấu. Anh ta nhờ 2 người làm cùng một việc. Vậy anh ta sẽ tin tưởng người tốt kia hơn hay người xấu kia hơn?

Dân số Trung Quốc có hơn tỷ người. Khi lãnh đạo Trung Quốc để mặc cho đạo đức xuống cấp, họ đã đồng thời khiến cho chất lượng hàng hóa xuống cấp theo. Không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc xuất hiện một loạt các vụ việc đình đám như sữa bẩn, hàng rởm, ngộ độc thực phẩm… Nhưng không chỉ được tiêu thụ ở Trung Quốc, một lượng lớn hàng Tàu đã ồ ạt đổ vào Việt Nam để đánh vào tâm lý ham rẻ của người Việt, đánh vào điều kiện kinh tế hạn hẹp của người Việt, và không ít người Việt đã gánh chịu những hậu quả đáng tiếc hoặc đang gánh chịu những hậu quả âm thầm. Hóa chất độc hại của Trung Quốc thường được tìm thấy trong các mặt hàng rau quả, quần áo, giày dép, đồ chơi Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam, do nản lòng với các mặt hàng rẻ mạt và chất lượng kém của Trung Quốc, cũng bắt chước sản xuất các mặt hàng không kém đồ Tàu.

Như vậy, để tẩy chay hàng Tàu, không phải là chúng ta không dùng hàng Tàu, mà phải can thiệp từ cấp độ nhà nước thì mới mong người dân và doanh nghiệp Việt sống được. Thiết nghĩ, Chính phủ Việt Nam cần có biện pháp xử lý thỏa đáng về thương mại để ngăn chặn hàng kém chất lượng của Trung Quốc vào Việt Nam.

Đáng mừng là Việt Nam đang ký kết Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) – một hiệp định tiêu chuẩn cao với 11 đối tác thương mại khác, theo đó người dân và doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội sản xuất và sử dụng các mặt hàng chất lượng quốc tế hơn, tiêu chuẩn cao hơn.

 

RELATED ARTICLES

Tin mới