Thursday, December 26, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTham chiến quá nhiều khiến Mỹ thiếu tiền chi cho tàu sân...

Tham chiến quá nhiều khiến Mỹ thiếu tiền chi cho tàu sân bay?

Tàu sân bay USS Gerald R. Ford có thể bị đẩy lùi biên chế đến năm 2019, thậm chí năm 2021, còn tàu sân bay USS John Kenedy có thể hoạt động từ năm 2025.

Nhật báo Khoa học công nghệ Trung Quốc ngày 22/12 đăng bài viết của các tác giả Tống Quang Vũ, Trần Toàn Toàn và Hầu Dự thuộc Trung tâm nghiên cứu các vấn đề quốc tế, Đại học Khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc.

Theo bài viết, trong vài năm qua, Mỹ liên tiếp phát động chiến tranh, thâm hụt khổng lồ vì chiến tranh đã khiến cho Mỹ lực bất tòng tâm trong việc triển khai tàu sân bay ở khu vực Trung Đông.

Từ năm 2007 trở đi, số lượng tàu sân bay của Mỹ đã không thể đáp ứng nhu cầu của Bộ Tư lệnh Trung tâm – Quân đội Mỹ. Hiện tượng này đã gây quan ngại cho rất nhiều người. Hải quân Mỹ thậm chí cảnh cáo rằng nếu không có biện pháp gì thì đến năm 2016, khu vực tác chiến Thái Bình Dương cũng sẽ xuất hiện thiếu tàu sân bay.

Do cắt giảm chi tiêu quân sự, Hải quân Mỹ không thể tiếp nhận 2 cụm chiến đấu tàu sân bay đúng hạn cùng 3 cụm chiến đấu có thể ứng phó và triển khai khẩn cấp khác.

Mặc dù phương án cắt giảm chi tiêu quân sự của hải quân bị đảo ngược, ngân sách lại được phê duyệt đầy đủ, nhưng đến năm 2018 Hải quân Mỹ mới có thể khôi phục được mức có thể đáp ứng nhu cầu hành động.

Trong một phiên điều trần về hiện trạng tàu sân bay vừa qua, Chủ tịch Ủy ban quân sự điều động lực lượng trên biển của Hạ viện Mỹ cho rằng: “Khoảng trống hiện diện của tàu sân bay sẽ trực tiếp làm suy yếu năng lực răn đe xung đột, ứng phó khủng hoảng của Mỹ”.

Tàu sân bay động cơ hạt nhân thế hệ mới USS Gerald R Ford Mỹ

Quan chức cấp cao cơ quan mua sắm hải quân Mỹ là Sean Stack cũng thừa nhận tàu sân bay là hạt nhân của chiến lược biển: “Chúng ta (Mỹ) cần 11 tàu sân bay, trong khi hiện nay chúng ta chỉ có 10 chiếc”.

Tàu sân bay động cơ hạt nhân thế hệ mới USS Gerald R. Ford bị đẩy lùi biên chế có nghĩa là kế hoạch xây dựng 11 hạm đội tàu sân bay của Mỹ bị trì hoãn. Tàu sân bay thế hệ mới theo kế hoạch ban đầu sẽ bàn giao vào năm 2016, bị đẩy lùi đến năm 2019, nó còn phải tiến hành rất nhiều thử nghiệm và huấn luyện.

Đầu tháng 8/2015, Lầu Năm Góc ngầm cho phép Văn phòng kiểm tra và đánh giá tiến hành thử nghiệm các chấn động. Theo kế hoạch của Hải quân Mỹ, những thử nghiệm này sẽ còn được tiến hành ở các tàu sân bay khác cùng lớp.

Chuẩn Đô đốc, giám đốc chương trình hải quân Thomas More cho rằng, tiến hành thử nghiệm chấn động báo hiệu tàu sân bay USS Gerald R. Ford sẽ trang bị cho hải quân vào năm 2021. Khi đó, tàu sân bay lớp Ford sẽ thay thế tàu sân bay USS Enterprise đã sớm cho nghỉ vào nửa cuối năm 2012, biên đội tàu sân bay duy trì 10 chiếc.

Việc tiến hành thử nghiệm chấn động cũng sẽ làm lỡ tàu sân bay USS Kenedy thay thế tàu sân bay lớp Nimitz.

Tàu sân bay động cơ hạt nhân thế hệ mới USS Gerald R Ford Mỹ

Sean Stack giải thích rằng, chiến lược của Hải quân Mỹ là trong giai đoạn đầu trước hết hoàn thành thiết bị máy móc cần cho hoạt động của thân tàu và trên tàu, sau đó hoàn thành hệ thống chiến đấu và điện tử của tàu sân bay USS Kenedy trong nhà máy đóng tàu.

Tàu sân bay USS John Kenedy dự kiến sẽ bắt đầu đưa vào hoạt động từ năm 2025, thay thế tàu sân bay USS Nimitz. Hải quân Mỹ đang xây dựng phương án để tàu sân bay USS John Kenedy có thể hoàn toàn thay thế tàu sân bay USS Nimitz.

Nhưng điều này hoàn toàn không phải là cục diện mà nhà chế tạo tàu sân bay muốn nhìn thấy nhất. Đây là một thách thức đối với nhà máy đóng tàu Newport News Shipbuilding.

Sean Stack cho biết: “Chúng tôi đang tìm cách giảm giá thành. Nếu bên thứ ba có thể tham gia tranh thầu, điều này sẽ có lợi cho chế tạo thân tàu sân bay”.

Cơ quan chính phủ Mỹ công khai thừa nhận, nhanh chóng xây dựng hạm đội tàu sân bay sẽ có rủi ro. Tạp chí Forbes Mỹ bày tỏ đồng tình với quan điểm này. Cùng với việc tìm cách phát triển ổn định tàu sân bay, cũng cần tối đa hóa năng lực cung cấp của nó.

Tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Theodore Roosevelt Hải quân Mỹ

Hạ nghị sĩ Mike thuộc bang Texas cho rằng, tàu sân bay thậm chí có thể tăng lên 12 chiếc, nhưng đề nghị này khó có thể thực hiện trong điều kiện kinh tế hiện nay, tăng thêm 1 chiếc tàu sân bay cần trang bị 60 máy bay, 4.000 thủy thủ và phi công trở lên.

Thông thường, chi phí trang bị máy bay chiến đấu và nhân viên kèm theo cùng với giá cả mua sắm tàu sân bay có tỷ lệ là 1:1. Vì vậy, con đường sở hữu 11 tàu sân bay của Mỹ vẫn còn xa.

RELATED ARTICLES

Tin mới