Monday, November 18, 2024
Trang chủThâm cung bí sửGiải thưởng hòa bình dành cho quan chức về cấy ghép tạng...

Giải thưởng hòa bình dành cho quan chức về cấy ghép tạng TQ – điều không phải ai cũng vui mừng

Đối với người ủng hộ ở phương Tây, ông đã mang lại sự minh bạch cho một hệ thống bí mật; đối với các nhà phê bình ông, ông đã làm việc để che đậy hàng loạt tội ác chống lại loài người. Hoàng Khiết Phu (còn được biết đến với tên Jeffrey Huang trong giới bạn bè ngành y phương Tây của ông), có thể là một trong những bác sĩ gây tranh cãi nhất của Trung Quốc.

Một số người ủng hộ ở phương Tây coi ông như là người đơn thương độc mã cải cách hệ thống cấy ghép Trung Quốc, khiến cho nó từ việc thu hoạch nội tạng một cách bí mật, đầy đau đớn từ các tù nhân trở thành “rõ như ban ngày” với một “hệ thống tự nguyện dựa trên công dân.”

Ông cũng vừa được trao giải thưởng Hòa bình Quốc tế Gusi, một giải thưởng được trao bởi một doanh nhân người Philippines cho những cá nhân nổi bật từ 19 quốc gia. (Có lẽ cũng dễ dự đoán trước, Hoàng trước đó trong tháng cũng là người được nhận giải thưởng Khoa học  Y khoa Ngô Giai Bình.)

Tuy nhiên, khi những câu chuyện xung quanh nỗ lực cải cách vỡ lở ra, trên thực tế, không có luật cấm sử dụng các tử tù [làm nguồn lấy tạng], và một điều khoản bí mật được ban hành của Bộ Công an cho phép sử dụng nội tạng vẫn còn hiệu lực mạnh. Mặt tối của những nỗ lực của Hoàng đã bị phơi bày với những chứng cứ mới.

Đối với những người phản đối , Hoàng Khiết Phu là một bậc thầy của sự lừa dối và che đậy, một con người của công việc và hoàn toàn kiên trung với Đảng Cộng Sản. Họ xem ông là người đã dàn xếp việc công nhận thành tựu, vỗn dĩ là không xứng đáng, của Trung Quốc cho hệ thống y khoa quốc tế, thậm chí ngay cả khi nhà nước và  bệnh viện quân sự của Trung Quốc tiếp tục thu hoạch [nội tạng] từ tử tù và tù nhân tôn giáo.

Những căng thẳng chồng chất qua năm tháng này được tô điểm thêm với những giải thưởng gần đây dành cho Hoàng, và chú ý ngày càng gia tăng vào việc liệu Trung Quốc có thực sự tiến hành bất cứ cải cách nào trên hệ thống thu hoạch nội tạng của mình hay không.

“Tiến sĩ Huang đã cố tình làm ngơ để cơ quan cấy ghép nội tạng tung hoành trong đất nước của mình. Ông đã phủ nhận trách nhiệm. … Ông không xứng đáng với giải thưởng này,” David Matas – một luật sư nhân quyền nổi tiếng ở Winnipeg, Canada, là người đồng tác giả của một cuốn sách chuyên đề về lạm dụng  ghép tạng ở Trung Quốc viết.

Cuốn sách “Thu hoạch đẫm máu” (ông Matas đồng tác giả với ông David Kilgour) kết luận rằng có một “khả năng cao” các học viên Pháp Luân Công được coi như một nguồn cung cấp cho hàng chục ngàn nội tạng cấy ghép. Hoàng và những người ủng hộ của ông ở phương Tây đã không xem xét nghiêm túc nghiên cứu và kết luận của Matas và những người khác. Matas lập luận rằng giải thưởng Gusi cần phải được hủy bỏ. Chúng tôi không liên lạc được với Ban tổ chức giải thưởng để gửi ý kiến.

Một hồ sơ đáng ngờ

Hoàng nổi tiếng là bộ mặt trước công chúng của ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng của Trung Quốc, có rất nhiều sự hợp tác với  các bác sĩ người nước ngoài, trong nhiều năm, ông là một bác sĩ phẫu thuật cấy ghép gan bận rộn hoạt động trong một môi trường mà các vi phạm xảy ra tràn lan.

Arne Schwarz, một nhà nghiên cứu nhân quyền độc lập người Thụy Sĩ, người đã đi tiên phong nghiên cứu về đồng phạm  phương Tây với những cấy ghép nội tạng bất hợp pháp ở  Trung Quốc, chỉ ra rằng hồ sơ của Hoàng bao gồm nghiên cứu ban đầu về cấy ghép gan vào những năm 1990 khi mà nguồn duy nhất của các cơ quan nội tạng này là từ các tù nhân, cũng như cá nhân tham gia vào hàng trăm các ca cấy ghép gan trong thời gian mà nội tạng chỉ có được khi thu hoạch từ các tù nhân.

Hồ sơ này làm tăng nghi ngờ về cam kết của Hoàng với các quy tắc quốc tế về đạo đức của việc cấy ghép nội tạng.

Đối với các vi phạm trước kia, ông Schwars cho biết thêm rằng ông Hoàng vẫn chưa tiết lộ về nguồn nội tạng bất hợp pháp trong nhiều năm khi ông còn là Thứ trưởng Bộ y tế, biện hộ cho việc thu hoạch nội tạng từ tù nhân trong một thư phản hồi cho một phóng viên của Đài phát thanh truyền hình Úc châu (ABC): “Tại sao anh lại phản đối?”; và lờ đi một quy định từ năm 1984 của Đảng Cộng Sản cho phép thu hoạch nội tạng từ tử tù.

Hoàng cũng kiên quyết phớt lờ yêu cầu cho phép một cuộc điều tra độc lập về việc thu hoạch nội tạng từ tù nhân lương tâm. Một loạt các nhà nghiên cứu, nhà báo và nhóm vận động bên ngoài Trung Quốc đã chỉ ra sự chênh lệch rõ ràng giữa con số của việc thu hoạch nội tạng tiến hành ở Trung Quốc và số vụ tử hình diễn ra trên nước này. Con số chênh lệch là rất lớn với hàng chục ngàn vụ tử hình chính thức nhưng có khả năng là hàng trăm ngàn vụ thu hoạch nội tạng trong một thập kỷ rưỡi vừa qua.

Câu hỏi chưa được nêu ra

Sự phức tạp, nhưng có thể hiểu được này, được lướt qua trong tin tức quốc nội về giải thưởng của Hoàng Khiết Phu. Tuy nhiên sự ủng hộ từ các tổ chức bên ngoài Trung Quốc thì ít rõ ràng hơn.

Caixin – một ấn phẩm tiếng Hoa – đã trích dẫn tuyên bố được cho là của Hội đồng nghị viên của Nhóm bảo vệ Tuyên bố chung Istanbul (Declaration of Istanbul Custodian Group), một trong những tổ chức hàng đầu về cấy ghép nội tạng mà tôn chỉ hoạt động bao gồm duy trì y đức trên toàn thế giới.

Bản báo cáo cho biết: “Sự dũng cảm của lãnh đạo các bạn trong việc kêu gọi chấm dứt sử dụng nội tạng từ tử tù là đáng hoan nghênh. Từ những kêu gọi của ông, Trung Quốc đã áp dụng rộng rãi một hệ thống hiến tạng tự nguyện từ công dân. Điều này phù hợp với chuẩn mực của Tổ chức y tế thế giới.”

Luật sư nhân quyền David Matas, đồng tác giả của một báo cáo điều tra liên quan đến việc thu hoạch nội tạng từ cách học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc, giữ một bản sao của báo cáo trong một phiên điều trần trước quốc hội Canada vào 29 tháng 5, 2007.( Epoch Times).

Luật sư nhân quyền David Matas, đồng tác giả của một báo cáo điều tra liên quan đến việc thu hoạch nội tạng từ cách học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc, giữ một bản sao của báo cáo trong một phiên điều trần trước quốc hội Canada vào 29 tháng 5, 2007.( Epoch Times).

Trung Quốc không có luật cấm sử dụng [nội tạng] từ tử tù, tuy nhiên Tổ chức Y tế Thế giời cấm sử dụng nội tạng của tù nhân đồng thời yêu cầu một hệ thống phân bổ minh bạch.

Giám đốc điều hành của Custodian Group, Tiến sĩ Francis Delmonico, không phản hồi những email yêu cầu  xác nhận việc Custodian Group có thật sự bày tỏ sự chúc mừng hay không.

Sự rút lại khó hiểu

Đầu năm nay, Trung Quốc được cho là đã dừng việc sử dụng nội tạng từ tù nhân hoàn toàn. Đây là thông điệp trình bày và được chấp nhận bởi Cộng đồng cấy ghép nội tạng phương Tây. Tại một diễn đàn tại nghị viên Châu Âu vào tháng 4, bác sĩ Delmonico tiết lộ một email từ Tiến sĩ Hoàng xác nhận việc này.

Nhưng theo tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, Hoàng Khiết Phu lại cho biết: “Tử tù cũng là công dân, luật không tước quyền của họ cho việc hiến tạng. Nếu tù nhân mong muốn hiến tặng nội tạng để chuộc tội, điều này nên được khuyến khích.”

Tờ New York Times, trong một bài báo gần đây, chú ý tới sự trái ngược giữa tuyên bố với phương Tây và những điều được nói với người dân trong nước. Epoch Times  đã thu hút chú ý về những nhận xét và nghi ngờ của lời cam kết ngay sau khi chúng được tuyên bố.

Tiến sĩ Kirk Allison, một giáo sư về quyền con người và các chương trình y tế tại Đại học Minnesota, cho rằng trong bối cảnh của sự không cải cách và câu hỏi chưa được trả lời về nguồn gốc thật sự của nhiều cơ quan cấy ghép của Trung Quốc, sự công nhận cho Tiến sĩ Hoàng là không xứng đáng.

“Kế hoạch và ý định của việc hợp pháp hóa nguồn tạng từ các tù nhân vào hệ thống phân phối điện tử của ông là một bước lùi. Nó làm kéo dài sự phụ thuộc của nhu cầu y tế vào các vụ tử hình như là một nguồn để lấy nội tạng “, tiến sĩ Allison cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.

Động thái này thực sự làm mờ đi việc truy xuất nguồn gốc và tạo ra sự  im lặng cho việc tử hình tiếp diễn.

Tiến sĩ Allison cho biết thêm: “Tôi nghĩ việc cộng đồng cấy ghép tạng quốc tế quá chú trọng vào việc đưa hệ thống cây ghép nối tạng của Trung Quốc tiến bộ và cải cách đã dẫn tới xu hướng tán dương mỗi một sự tiến bộ nho nhỏ. Nhưng hãy nhìn xem, hóa ra nó vẫn là như vậy. Tôi nghĩ điều đó thật là tai hại và tôi không nghĩ nó có thể giúp ích gì đặc biệt.”

RELATED ARTICLES

Tin mới