Thursday, January 9, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiMỹ, Nga dạy cho Thổ Nhĩ Kỳ bài học thân phận?

Mỹ, Nga dạy cho Thổ Nhĩ Kỳ bài học thân phận?

Tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ đã thách thức đến lợi ích của Mỹ và Nga. 

Một quốc gia muốn trỗi dậy thành một cường quốc khu vực hay thế giới, đều luôn gắn liền với tham vọng địa chính trị. Sẽ là sự “trỗi dậy hòa bình” nếu như quốc gia đó chỉ sử dụng bằng sức mạnh mềm và đương nhiên khi muốn dùng sức mạnh cơ bắp để trỗi dậy thì nhất định đẩy khu vực hay cả thế giới vào một cuộc chiến tranh là không tránh khỏi.

Giấc mơ Thổ chia cắt Syria và Iraq

Ankara đang triển khai thực hiện một chiến lược đầy tham vọng khi lợi dụng cuộc nội chiến đẫm máu trại Syria và Iraq để bành trướng lãnh thổ thay vì như bành trướng vùng biển kiểu Trung Quốc.

Theo đó, phía Bắc của Syria và Iraq và phía Tây Nam của Armenia sẽ bị Đế chế Erdogan nuốt gọn.

Tháng 6/2012, sau khi một máy bay do thám của Thổ Nhĩ Kỳ bị một hệ thống phòng không của Syria bắn hạ, Ankara công bố những quy tắc giao chiến mới, theo đó, không quân Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng đánh chặn, tấn công các máy bay bay tới gần không phận Thổ Nhĩ Kỳ.

Quy tắc giao chiến mới đó (rất ngang ngược, cậy mạnh) tạo ra một vỏ bọc trên không hiệu quả như một vùng cấm bay, cho các hoạt động quân sự và hậu cần của Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ phiến quân nổi dậy chống Assad ở vùng biên giới Syria-Thổ.

Đương nhiên, các nhóm Hồi giáo do Ankara hậu thuẫn chiến đấu chống chế độ Assad là những đối tượng hưởng lợi ích chính từ những quy tắc giao chiến này trong một khu vực trải dài từ biên giới Bab al-Salam xuống Aleppo dài chừng 90 km và sâu hơn 50 km trong lãnh thổ Syria.

Phía Tây Bắc biên giới Thổ-Syria lại do lực lượng dân quân người Kurd kiểm soát, cho nên, khi tham gia vào liên minh chống IS do Mỹ, thay vì không kích vào IS thì Ankara là không kích vào lực lượng này nhằm tạo điều kiện cho nhóm quân Turkman mở rộng, phát triển sang phía Tây Bắc biên giới Syria.

Tại biên giới phía Bắc Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân đội và xe tăng tràn vào thành phố Mosul. Hành động này của Thổ Nhĩ Kỳ được họ giải thích một cách ngang ngược, vô lý, bị Iraq lên án, chống lại mạnh mẽ nhưng đến nay quân đội Thổ vẫn chưa rút khỏi khu vực đó. Âm mưu của Thổ là tách khu vực tự trị người Kurd Iraq, KDP ra khỏi Iraq bao gồm Kirkuk, Mosul và Arbil rất nhiều dầu mỏ và khí đốt.

Nhìn bản đồ trên, chúng ta có thể thấy nếu như điều này xảy ra thì Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn tự chủ về năng lượng mà không phải phụ thuộc 75% năng lượng vào nước ngoài như hiện nay mà còn xuất khẩu. Một ý đồ cực kỳ sáng suốt, táo bạo, của giới cầm quyền Ankara.

Như vậy, rõ ràng các hoạt động nêu trên của Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian qua là đều nhằm đặt mục tiêu này là không bàn cãi.

Đáng tiếc là bắt đầu từ năm 2011, tham vọng đó không lọt qua được mắt ông chủ Mỹ và nguy hiểm hơn là tham vọng đó đụng chạm đến lợi ích Mỹ và Nga.

Đương nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ đã, đang được ông chủ Mỹ và Nga dạy cho một bài học về thân phận. Nguy cơ chế độ “Đế chế Erdogan” sụp đổ, không phải là khó xảy ra.

RELATED ARTICLES

Tin mới