Thursday, January 9, 2025
Trang chủThâm cung bí sửNhận diện chiến lược ngoại giao “lấn tới” của Trung Quốc (Kỳ...

Nhận diện chiến lược ngoại giao “lấn tới” của Trung Quốc (Kỳ 2)

Nhận thức được khả năng Trung Quốc mắc hội chứng “vị kỷ cường quốc” sẽ giúp cảnh báo cho các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ và các nước khác về nguy cơ phát ngôn và hành động tế nhị (và không tế nhị) nhằm gửi đi tín hiệu thể hiện sự quyết tâm hay kiềm chế tới Bắc Kinh có thể không mang lại hiệu quả như mong muốn

Mời chào khôn khéo

Bắc Kinh không những có thể hiểu nhầm, mà họ có thể cũng chẳng cần tiếp nhận, hoặc nếu có, thông điệp đó có thể sẽ được truyền tải theo kiểu bị bóp nghẹt và giảm nhẹ đi. Các chiến lược dựa trên giả định “thông tin hoàn hảo”, hoặc thậm chí truyền thông chính xác, cũng khó hiệu quả để đối phó với một đối thủ mắc chứng vị kỷ.

Nếu các tư tưởng và xu hướng mà Luttwak mô tả thực sự khó lay chuyển như trên, Trung Quốc đáng ra phải không ngừng kiểu hành động hung hăng. Tuy nhiên, đã có những thay đổi trong cách ứng xử của Trung Quốc trong thời gian qua. Vậy điều gì có thể giải thích thực tế đó?

Như chúng ta đã thấy, có lý do mạnh mẽ để tin rằng Trung Quốc đang trở nên quyết đoán hơn rõ rệt trong những năm gần đây. Một lý do cho sự thay đổi đó có thể là các nhà lãnh đạo Trung Quốc đánh giá năng lực quốc gia của họ đang mạnh mẽ lên, tạo ra khả năng mới cho họ theo đuổi ý đồ và mục tiêu ưu tiên của mình. Tuy nhiên, nếu đúng như vậy, điều đó có nghĩa là các tính toán về sức mạnh tương đối sẽ là chìa khoá để giải thích sự thay đổi trong cách ứng xử của Trung Quốc thay vì những quan niệm sâu xa về văn hoá chiến lược. Khi Bắc Kinh cảm thấy có sức mạnh hơn, họ sẽ hành động quả quyết hơn; khi cảm thấy yếu hơn hoặc dễ bị tổn thương hơn, sẽ hành động một cách thận trọng và kiềm chế hơn.

Sự thờ ơ như đã thấy trước những phản đối là triệu chứng chính của bệnh vị kỷ chiến lược. Tuy nhiên, các nhà phân tích và những người quyết định chính sách Trung Quốc đã thể hiện nhạy cảm đối với những cáo buộc về sự quyết đoán của mình. Cuối năm 2010, trước những quan ngại về hành vi của Trung Quốc lên đến đỉnh điểm, Bắc Kinh bắt đầu đưa ra một loạt các tuyên bố và động thái nhằm trấn an các nước khác về ý đồ của mình. Nhiều tín hiệu này được nhằm vào khu vực Đông Nam Á.

Trong một phiên họp Diễn đàn khu vực ASEAN tháng 7/2010 tại Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Dương Khiết Trì đã lên tiếng xúc phạm và đe dọa các đại biểu khác với lời ‘nhắc nhở’, “Trung Quốc là một nước lớn và các nước khác là nước nhỏ và đó là một thực tế”. Nhưng tới mùa thu, các nhà lãnh đạp cao cấp đã đi khắp khu vực để truyền tải thông điệp xoa dịu, như cách Phó Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ta trong một bài phát biểu tại Singapore, “Trung Quốc coi tất cả các nước lớn nhỏ đều bình đẳng”. Cụ thể hơn, các quan chức Trung Quốc mời chào các khoản vay, nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ kinh tế, và thể hiện sẵn sàng thảo luận các bước tiếp theo trong việc thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử không ràng buộc đã ký với ASEAN năm 2002.

Các cuộc phỏng vấn nhiều nhà phân tích Trung Quốc cho thấy, cuối năm 2010, Bắc Kinh cũng đã chuyển hướng “đáng kể” để tiếp cận đối với Washington. Tiếp tục căng thẳng với Hoa Kỳ có khả năng phản tác dụng và điều đó đã thể hiện rõ vào năm 2011, với các sự kiện như tuyên bố xoay trục sang châu Á, cùng với một loạt các chuyến thăm, các bài phát biểu và thông báo nhằm nhấn mạnh cam kết của Hoa Kỳ tiếp tục với khu vực.

Theo nhà phân tích Michael Swaine của Quỹ Carnegie vì Hòa bình quốc tế, mặc dù có thể không tin rằng hành vi của mình là không phù hợp hoặc thiếu khôn ngoan, các nhà chiến lược Trung Quốc rõ ràng nhận thấy rằng một phản ứng quá mạnh đối với sự xoay trục của Hoa Kỳ sẽ phản tác dụng. Do đó giới lãnh đạp Trung Quốc liên tục tìm cách để chìa ra một nhành ô liu về phía Washington. Bên cạnh các chủ đề khác trong năm 2012 và 2013, Tập Cận Bình và đội ngũ lãnh đạo không ngừng nhận mạnh mong muốn hạn chế đánh mất “lòng tin chiến lược” và xây dựng một “quan hệ cường quốc kiểu mới” giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ”.

Bất kể mức độ nghiêm túc và chân thành đến đâu, rõ ràng những động thái này là một phần của chiến dịch nhằm làm giảm các mối quan ngại của nước ngoài về sự quyết đoán của Trung Quốc. Một nỗ lực như thế cho thấy sự nhạy cảm đối với thông tin phản hồi và như vậy là sai với chuẩn đoán về chứng vị kỷ chiến lược.

Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi

Ngay cả khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc không phải hoàn toàn không quan tâm gì đến thế giới bên ngoài, hành động của họ có thể được thúc đẩy chủ yếu bởi sự kết hợp của các lực lượng chính trị trong nước. Một số nhà quan sát tin rằng, dù riêng rẽ hoặc kết hợp, ba yếu tố sau đây là nguyên nhân chính dẫn tới kiểu hành xử quyết đoán gần đây của Trung Quốc.

Việc Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng chủ nghĩa dân tộc để tập hợp sự ủng hộ và chống lưng cho tuyên bố của mình để tiếp tục nắm ưu thế quyền lực chính trị là điều đã được ghi nhận rộng rãi. Sau sự kiện Thiên An Môn, chính quyền bắt đầu triển khai hệ thống “giáo dục lòng yêu nước” được thiết kế để chống lại các mối đe dọa lật đổ của phương Tây, và trong thực tế, ngăn chặn âm mưu chống phá chủ nghĩa Mác-Lênin – Chủ nghĩa Mao Trạch Đông. Thay vì chỉ dừng lại ở việc làm nổi bật lịch sử vẻ vang của nền văn minh Trung Quốc hay những thành tựu gần đây của đất nước, hệ thống niềm tin mới nhấn mạnh ảnh hưởng của các nước khác đối với Trung Quốc trong “thế kỷ ô nhục quốc thể”, và vai trò quan trọng của ĐCSTQ trong việc sửa chữa những sai lầm trong quá khứ.

Theo mô tả của giới lãnh đạo Trung Quốc, quá trình khôi phục danh dự của dân tộc không kết thúc với chiến thằng của Đảng vào năm 1949, mà sẽ còn tiếp diễn để sửa chữa những sai lầm còn tồn đọng và những tội ác chưa được báo thù. Tranh chấp lãnh thổ có ý nghĩa quan trọng bởi vì chúng liên quan đến biểu hiện hữu hình của sự bất công gây ra cho Trung Quốc khi nước này còn tương đối yếu.

Sau khi thực hiện đủ mọi cách để khơi dậy các tranh chấp này, chính quyền Trung Quốc đang cho là thấy mình bị chi phối và đôi khi bị mắc kẹt bởi những cảm xúc mạnh mẽ tự tôn và thù hận dân tộc. Trước việc người dân trông đợi các nhà lãnh đạo “đứng lên” và bảo vệ “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc, giới lãnh đạo nhận thức cần phải cứng rắn giải quyết một số vấn đề còn tồn tại. Khi đối mặt với một thách thức, đặc biệt từ một trong những thủ phạm gây ra tối ác đối với người dân Trung Quốc trước đây, các nhà quyết sách cấp cao được cho cần phải có một đường lối cứng rắn, thậm chí chấp nhận rủi ro tranh chấp leo thang hay hậu quả và kinh tế tiêu cực khác. Nếu không làm như vậy, ít nhất là ở mức độ tối thiểu, họ sẽ có nguy cơ bị cho là mềm yếu trong thế giới Trung Quốc và có thể phải chịu những hậu quả nghiêm trọng, có thể cả biểu tình gây nguy hiểm cho sự ổn định xã hội.

Chính trị nhóm lợi ích

Yếu tố thứ hai thường được nhắc đến là nguyên nhân gây ra hoặc ít nhất là đóng góp vào sự quyết đoán gần đây của Trung Quốc là số lượng ngày càng nhiều các nhóm và tổ chức mà hiện có vẻ như đang có ít nhiều ảnh hưởng đối với quá trình hoạch định chính sách. Mặc dù vẫn là chế độ một đảng, Trung Quốc không còn là một hệ thống cứng nhắc, áp đặt từ trên xuống dưới như trước đây.

Đặc biệt kể từ đầu thế kỷ, khi xã hội và kinh tế Trung Quốc trở nên phức tạp và đa dạng hơn, và bộ máy Đảng – nhà nước cũng vậy, với nhiều các tỉnh và địa phương cũng được tự chủ nhiều hơn để theo đuổi chương trình nghị sự riêng của mình. Một loạt các chủ thể khác cũng nổi lên bên ngoài cơ cấu chính thức bao gồm một số (chẳng hạn như doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực chế tạo, năng lượng, và tài chính) có nguồn lực đáng kể trong tay. Xét một cách toàn diện, tất cả những đơn vị này chịu sự chỉ đạo của trung ương – nhưng ở một mức độ chưa từng có, họ vẫn có tiếng nói và luôn cố gắng tìm cách định hình các chính sách có ảnh hưởng đến lợi ích của mình.

Một số chủ thể trong đó nhận thấy chính sách quyết đoán và thậm chí đối đầu sẽ giúp phục vụ tốt nhất lợi ích của tổ chức của họ. Đơn cử, liên quan đến các tranh chấp ở Biển Đông, một phân tích của International Crisis Group thấy rằng có tới 11 bên liên quan khác nhau tham gia, bao gồm cả chính quyền cấp tỉnh và các cơ quan tuần tra trên biển.

Ở các mức độ khác nhau, tất cả đều được hưởng hợi nếu Trung Quốc có thể thúc đẩy yêu sách của mình, và một số tin rằng họ sẽ được hưởng lợi (về ngân sách) từ việc gia tăng căng thẳng và đụng độ với quốc gia láng giềng. Ngay cả khi một số người trong chính quyền muốn giữ lập trường mềm mỏng, những người khác có thể chủ động hành động hoặc phối hợp với nhau, tạo ra “sự đã rồi” để mà sau đó những bên liên quan còn lại sẽ phải đứng ra giải quyết.

Quân đội giải phóng nhân dân (PLA)

Trong tất cả các chủ thể của bộ máy chính quyền, không ai có uy tín hoặc nguồn lực lớn hơn PLA. Một số nhà phân tích dự đoán rằng PLA hiện còn đóng một vai trò lớn hơn trong việc đưa ra chính sách đối ngoại cũng như chính sách quân sự cứng rắn, dẫn tới kết quả là lập trường tổng thể của Trung Quốc đã chuyển hướng cứng rắn hơn và đối đầu hơn. Dù PLA tham gia với tư cách nào ở phía sau, cá nhân các sĩ quan cũng trở nên ngày càng sẵn sàng bày tỏ sự ủng hộ đối với đường lối cứng rắn, cả trong các vấn đề nói chung cũng như các vấn đề cụ thể, đặc biệt liên quan đến chủ quyền và kiểm soát lãnh thổ.

Nhà báo Willy Lam cho rằng xu hướng này thể hiện đầy rõ nét kể từ năm 2010. Ông trích dẫn việc sĩ quan cao cấp đặt câu hỏi về việc có nên tiếp tục gắn bó với tư duy “giấu mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình và kêu gọi từ bỏ những gì mà các quan chức này gọi là “tâm lý phòng thủ”. Những người khác thì lên tiếng cổ vũ “chiến tranh chớp nhoáng” để dạy một bài học cho các nước phản đối yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc. Đặc biệt trong những tình huống khủng hoảng, Michael Swaine ghi nhận, các sĩ quan quân đội có thể tìm cách gây ảnh hưởng tới diễn biến các sự kiện “gián tiếp thông qua bình luận, báo cáo hoặc các bài báo xuất bản trên các phương tiện truyền thông và trang mạng công cộng ngày càng ồn ào của Trung Quốc”, cũng như trực tiếp thông qua bất cứ lời tham vấn nào mà họ có thể cung cấp cho giới lãnh đạo cấp cao.

(còn tiếp)

RELATED ARTICLES

Tin mới