Sunday, November 17, 2024
Trang chủThâm cung bí sửBạc Hy Lai và vụ án mạng ít người biết liên quan...

Bạc Hy Lai và vụ án mạng ít người biết liên quan đến ông Giang Trạch Dân

Năm 1999, ông Bạc Hy Lai là người đầu tiên treo chân dung của ông Giang Trạch Dân ở Đại Liên nên được Giang sủng ái, câu chuyện sau này trở thành trò hề cho người đời bàn tán.

Tháng 11/2001, bức chân dung này bị một người đổ thùng sơn vào mặt. Vụ huyết án mà Bạc Hy Lai đã gây ra cho người này đến nay có lẽ ít người được biết.

Vào thời điểm đó vì Bạc Hy Lai kiểm soát thông tin chặt chẽ nên không có bất kỳ tờ báo nào có thể đưa tin được, ngay cả thông tin trên mạng cũng không thấy có. Bạc Hy Lai đã âm thầm truy bắt người đã đổ sơn lên bức chân dung ông Giang Trạch Dân, đó là thanh niên 30 tuổi Lý Trung Dân (Li Zhongmin – 李忠民). Thanh niên này bị tuyên án 15 năm tù, sau đó bị đày đọa đến chết trong nhà tù ở Thẩm Dương.

Một người khác cũng liên lụy trong vụ án này là bà Vương Xuân Ngạn (Wang Chunyan – 王春彦), người đã chở anh Lý Trung Dân đi. Sau khi ngồi tù oan 7 năm, đến tháng 10/2015 bà Vương Xuân Ngạn đã đi Mỹ qua đường Thái Lan. Trong đoạn phim “Câu chuyện dũng khí và niềm tin của ba chị em ở Đại Liên”, bà Vương Xuân Ngạn đã nhắc đến cái chết của anh Lý Trung Dân vì bị bức hại, còn người chồng của bà dù không tham gia tu luyện cũng bị hãm hại chết.

Bà Vương Xuân Ngạn là chủ một doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực vận tải đường biển. Vào năm 1998, bà cùng hai người chị gái của mình là Vương Xuân Vinh (chủ một công ty kế toán) và Vương Xuân Anh (Y tá) cùng tham gia tu luyện Pháp Luân Công, không lâu sau bệnh khớp và bệnh tim của bà đã khỏi hẳn một cách thần kỳ, còn bệnh tuyến giáp trạng của người chị Vương Xuân Anh cũng không cánh mà bay. Cũng nhờ tu luyện “Chân – Thiện – Nhẫn” mà họ tìm được ý nghĩa cuộc đời, đạo đức sống được nâng cao. Nhưng không may là vài tháng sau đó, đợt bức hại Pháp Luân Công chưa từng có tiền lệ trong lịch sử đã xảy ra.

Bà Vương Xuân Ngạn là người đã chở anh Lý Trung Dân đến quảng trường thành phố Đại Liên đổ sơn vào bức tranh chân dung ông Giang Trạch Dân. Hơn một tháng sau họ bị bắt, anh Lý Trung Dân cuối cùng bị tra tấn đến chết trong nhà lao. (Ảnh chụp từ video)

Bà Vương Xuân Ngạn là người đã chở anh Lý Trung Dân đến quảng trường thành phố Đại Liên đổ sơn vào bức tranh chân dung ông Giang Trạch Dân. Hơn một tháng sau họ bị bắt, anh Lý Trung Dân cuối cùng bị tra tấn đến chết trong nhà lao. (Ảnh chụp từ video)

Giang Trạch Dân đích thân tới Đại Liên chỉ đạo bức hại Pháp Luân Công

Ngày 20/7/1999, ông Giang Trạch Dân không quan tâm đến những phản đối của những Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khác trong Đảng, tự ý phát động chính sách bức hại Pháp Luân Công. Khi đó Pháp Luân Công đã qua bảy năm hồng truyền ở Trung Quốc và được hơn 100 triệu người tu luyện, trong đó có nhiều thân quyến của các quan chức trong ĐCSTQ. Vì chính sách mất lòng dân này của ông Giang Trạch Dân nên bị nhiều cản trở ngay trong nội bộ Đảng.

Sau ba tuần khởi động đàn áp, ngày 10/8/1999 ông Giang Trạch Dân đích thân tới Đại Liên để đẩy mạnh chiến dịch bức hại. Vì hiểu rõ tham vọng của Thị trưởng Bạc Hy Lai nên Giang Trạch Dân đã nói: “Anh càng cương quyết với vấn đề Pháp Luân Công thì càng có nhiều triển vọng.”

Lúc này Bạc Hy Lai đã qua 6 năm làm Thị trưởng ở Đại Liên nhưng vẫn chưa được thăng chức. Vì thế khi cơ hội đến, ông ta đã dùng mọi thủ đoạn để lấy lòng Giang Trạch Dân. Nhân cơ hội kỷ niệm 100 năm thành lập Đại Liên, Bạc Hy Lai đã làm trái với quy định của ĐCSTQ khi cho dựng bức hình chân dung khổng lồ của ông Giang Trạch Dân có kèm theo lời đề từ.

Ông Bạc Hy Lai (phải) và ông Chu Vĩnh Khang (trái) là 2 cánh tay đắc lực giúp ông Giang Trạch Dân (giữa) bức hại Pháp Luân Công.

Ông Bạc Hy Lai (phải) và ông Chu Vĩnh Khang (trái) là 2 cánh tay đắc lực giúp ông Giang Trạch Dân (giữa) bức hại Pháp Luân Công.

Thăng tiến trên quan trường nhờ tích cực theo Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công

Tham gia chính sách bức hại Pháp Luân Công của ông Giang Trạch Dân, Bạc Hy Lai chính là thủ phạm đi đầu trong tội ác mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công, sau đó lại bán thi thể người cho công ty tiêu bản cơ thể người của nước ngoài. Tháng 8/1999, nhờ sự trợ giúp của Bạc Hy Lai, công xưởng gia công thi thể người đầu tiên được thành lập ở Đại Liên. Không những thế, ông ta còn cho dựng nhà tù và trại cưỡng bức lao động ở Đại Liên và Liêu Ninh để bắt bớ phi pháp học viên Pháp Luân Công. Các nơi như trại Mã Tam Gia, nhà ngục Đại Bắc ở Thẩm Dương, nhà ngục nữ ở Liêu Ninh trở thành chốn địa ngục nhân gian đối với nhiều học viên Pháp Luân Công.

Trại cải tạo lao động nữ Mã Tam Gia ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh (nguồn: mạng Minh Huệ)

Trại cải tạo lao động nữ Mã Tam Gia ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh (nguồn: mạng Minh Huệ)

Xưởng thi công cơ thể người (Ảnh: NTDTV)

Xưởng thi công cơ thể người (Ảnh: NTDTV)

Sau chưa đầy một tháng, vào tháng 9/1999, Bạc Hy Lai được thăng chức làm Bí thư thành phố Đại Liên, đến tháng 2/2001 lại lên làm Tỉnh trưởng Liêu Ninh. Nhờ bàn tay nhuốm máu Pháp Luân Công nên Bạc Hy Lai được Giang Trạch Dân tín nhiệm và liên tục cho thăng chức, sau đó lại trở thành người được chọn để thay thế ông Tập Cận Bình trong kế hoạch chính biến.

Trên thực tế, từ sau tháng 7/1999 ông Giang Trạch Dân đã đưa thành tích bức hại Pháp Luân Công trở thành tiêu chuẩn hàng đầu để bổ nhiệm thăng quan tiến chức.

Anh Lý Trung Dân kháng nghị mình bị bức hại vì bôi bẩn lên hình ảnh ông Giang Trạch Dân

Nhờ có Bạc Hy Lai làm trợ thủ đắc lực, Đại Liên và Liêu Ninh trở thành hai khu vực mà tình trạng bức hại Pháp Luân Công nghiêm trọng nhất. Ngày 23/1/2001, ngay trước thềm năm mới, ông Giang Trạch Dân đã đạo diễn vụ án giả tự thiêu tại Thiên An Môn và đã lợi dụng hệ thống truyền thông trên toàn quốc tuyên truyền dối trá về vụ án, nhiều người không hiểu tình hình đã có tâm lý thù hận Pháp Luân Công.

Những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và Sư phụ Lý Hồng Chí dạy người hướng thiện và giúp nhiều người có sức khỏe tốt nhưng lại bị những lời dối trá bôi nhọ, các học viên Pháp Luân Công ai cũng thấy chua xót. Bà Vương Xuân Ngạn và anh Lý Trung Dân ngày ngày trông thấy hình ảnh khổng lồ của hung thủ bức hại Pháp Luân Công là ông Giang Trạch Dân ở quảng trường nhân dân Đại Liên thì cảm thấy không thuận mắt.

Vì kháng nghị tội ác bức hại Pháp Luân Công của ông Giang Trạch Dân và Bạc Hy Lai, tối ngày 24/11/2011, bà Vương Xuân Ngạn chạy xe chở anh Lý Trung Dân đến quảng trường nhân dân thành phố Đại Liên. Anh Lý Trung Dân mang theo một thùng dầu sơn trèo lên cao rồi đổ xuống làm bẩn nhòa hình ảnh ông Giang Trạch Dân. Khi đó người chị của bà Vương Xuân Nghiêm là Vương Xuân Anh cũng ở trên xe. Nhưng sau hơn một tháng, cả ba người gồm Lý Trung Dân, Vương Xuân Ngạn, Vương Xuân Anh đều bị bắt.

Hai vụ án mạng

Trong đoạn phim “Câu chuyện dũng khí và niềm tin của ba chị em ở Đại Liên”, bà Vương Xuân Ngạn chia sẻ: “Vì Bộ Công an treo thưởng 400 ngàn Nhân dân tệ bắt người đổ sơn vào tấm hình nên hai chị em tôi cùng đồng tu Lý Trung Dân mới bị bắt. Lý Trung Dân bị tuyên án phi pháp phải ngồi tù 15 năm, cậu ấy bị đưa đến nhà tù Đại Bắc ở Liêu Ninh và bị bức hại đến chết, nghe nói cậu ấy chết rất thảm, bị đánh đến trông không ra dáng người nữa. Chỉ vì sự việc đơn giản này mà một chàng trai mới 30 tuổi phải trả giá bằng cả mạng sống của mình.”

Bà Vương Xuân Ngạn còn nói, chồng của bà vì không chịu nổi cảnh thường xuyên bị cảnh sát đến nhà và cơ quan làm việc quấy rối, nên vào trung tuần tháng 12/2001 đã xảy ra xung đột với cảnh sát và bị hãm hại. Ngày 17/12/2001, khi tôi về tới nhà thì trông thấy anh ấy nằm bất tỉnh trên ghế sofa. Kể từ đó anh không còn nói chuyện được với tôi nữa vì bị hôn mê thường xuyên, sau đó qua đời ngày 3/1/2002.

Chồng của bà Vương Xuân Ngạn qua đời không lâu thì bà Vương Xuân Anh cũng bị bắt, bị đưa đến nhà ngục tỉnh Liêu Ninh và sau đó là trại cưỡng bức lao động Mã Tam Gia.

Anh Lý Trung Dân bị tra tấn cực hình đến chết

Anh Lý Trung Dân bị bắt tù phi pháp với mức án 15 năm, bị tra tấn cực hình đến chết tại nhà tù Đại Bắc, tỉnh Thẩm Dương. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)Anh Lý Trung Dân bị bắt tù phi pháp với mức án 15 năm, bị tra tấn cực hình đến chết tại nhà tù Đại Bắc, tỉnh Thẩm Dương. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)

Theo mạng Minh Huệ đưa tin, ngày 12/1/2002, anh Lý Trung Dân (31 tuổi) bị Cục Công an Đại Liên bắt giữ phi pháp, bị nhốt trong căn phòng bí mật tại Cục Công an Đại Liên, cả ngày không thấy ánh mặt trời, phòng giam thì khô nóng như một cái lò hấp, vừa hắt nước lên sàn là có thể bốc hơi hết. Anh Lý Trung Dân bị trói vào ghế cọp suốt bảy ngày đêm không cho ngủ.

Sau đó anh Lý Trung Dân bị chuyển đến nhà tù số 7 ở Đại Liên, bị còng tay và cùm chân loại nặng. Trong cảnh bị bức hại, anh Lý Trung Dân đã tuyệt thực phản đối. Sau một thời gian, một thanh niên 30 tuổi bị hành hạ cực hình đến nỗi trông như ông lão 60 tuổi.

Sau đó anh Lý Trung Dân lại bị chuyển đến nhà ngục Đại Bắc ở Thẩm Dương. Ngày 4/3/2003, anh đã qua đời trong tình trạng thân thể có nhiều vết thương tích, gáy bị tụ máu, bắp đùi bị bầm tím từng mảng lớn, lưng bị nhiều vết bầm đỏ, mắt hõm lại.

Lưới trời lồng lộng, thiện ác có báo. Kẻ đầu xỏ ra tay tàn độc với anh Lý Trung Dân là Bạc Hy Lai đã bị xử tù vô thời hạn vào tháng 9/2013, hiện đang bị nhốt trong nhà ngục Tần Thành, Bắc Kinh. Tội ác mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công và âm mưu chính biến của Bạc Hy Lai hiện người người đều biết. Đây là bài học mà những kẻ hiện đang nhởn nhơ tiếp tay cho tội ác bức hại Pháp Luân Công nên nhìn vào.

Bạc Hy Lai tại tòa án Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, hồi cuối tháng 9. (Ảnh: Xinhua)

Bạc Hy Lai tại tòa án Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, hồi cuối tháng 9. (Ảnh: Xinhua)

RELATED ARTICLES

Tin mới