Wednesday, January 8, 2025
Trang chủBiển nóngTrung Quốc tiến hành bay thử nghiệm ra đá Chữ Thập thuộc...

Trung Quốc tiến hành bay thử nghiệm ra đá Chữ Thập thuộc Trường Sa

Tranh thủ thế giới đang nghỉ đón Năm mới 2016, ngày 2/1, Trung Quốc đã tiến hành bay nhằm thử nghiệm khả năng tiếp nhận phương tiện bay của đường băng mới xây dựng trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa. Ngay lập tức, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã ra tuyên bố lên án mạnh mẽ hành động này. Hà Nội cũng cho biết, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao Công hàm phản đối cho đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội.

Phản ứng lại tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam, cùng ngày 2/1,Phát ngôn viên BộNgoại giao Trung QuốcHoa Xuân Oánhngang ngược cho rằng Chính phủ Trung Quốcthực hiệnmộtchuyến bay thử nghiệmđến sân bayvớimộtchiếc máy baydân sự đểkiểm tra các cơ sởtrên đóđáp ứng cáctiêu chuẩn vềhàng không dân dụng hay không. Các hoạt động liên quan hoàn toàn trong chủ quyền của Trung Quốc. Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và vùng biển phụ cận. Trung Quốc sẽ không chấp nhận lời buộc tội vô căn cứ từ phía Việt Nam”.

Không dừng lại ở đó, Tân Hoa xã lại đưa ra thông báo như để đổ thêm dầu vào lửa: ngày 6/1, Trung Quốc đã tiếp tục cho hai chiếc máy bay dân dụng bay từ sân bay tỉnh Hải Nam ra các đảo ở Trường Sa và hạ cánh xuống đường băng nhân tạo tại các đảo này.

Báo chí ồ ạt đưa tin

Hành động kể trên của Trung Quốc đã thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của các hãng thông tấn, báo chí từ khắp các nơi trên thế giới.

Ngày 3/1, báo chí Nhật Bản (Kyodo, Sankei, Mainichi, Yomiuri, NHK) đồng loạt đưa tin Việt Nam phản đối Trung Quốc bay thử nghiệm ra Trường Sa. TờSankei nhận xét, trong những năm gần đây Việt Nam đang tăng cường hợp tác về mặt an ninh với các nước như Mỹ, Nhật nhằm đối phó với việc Trung Quốc bồi đắp các đảo, đá trên Biển Đông và biến thành các căn cứ quân sự.

NHK nhận xét đây là lần đầu tiên xác nhận được việc Trung Quốc bay thử nghiệm ra đường băng trên, trong thời gian tới khả năng các nước như Philippines, nước giống Việt Nam đang đòi hỏi chủ quyền, hoặc Mỹ, nước lo ngại về động thái tiến ra biển của Trung Quốc, cũng sẽ lên tiếng phê phán hành động lần này.

Ngày 4/1, trên các báo Standard, Presse, Oesterix, Wirtschaftsblatt,… của Áo đều xuất hiện bài viết với tiêu đề “Trung Quốc khiêu khích Việt Nam qua hành động đưa máy bay đến quần đảo Trường Sa”. Trong bài viết có đoạn: “Với việc hạ cánh máy bay trên quần đảo Trường Sa đang tranh chấp, Trung Quốc lại đốt nóng lên xung đột với Việt Nam.”

Các nước chỉ trích Trung Quốc tiến hành bay thử nghiệm ở Trường Sa

Ngày 02/01, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Pooja Jhunjhunwala trả lời Reuters, bày tỏ lo ngại rằng chuyến bay đã làm gia tăng căng thẳng và kêu gọi các bên dừng mọi hành động cải tạo đảo đá, xây dựng các cơ sở vật chất mới cũng như quân sự hoá các cấu trúc tranh chấp, kiềm chế các hành động đơn phương gây mất ổn định khu vực và tìm kiếm các giải pháp ngoại giao có ý nghĩa.

Tại cuộc họp báo ngày 4/1, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby một lần nữa nhắc lại quan điểm hành động của Trung Quốc không giúp ích gì cho hòa bình và ổn định ở khu vực, chỉ làm gia tăng căng thẳng. Ông Kirby tuyên bố Mỹ quan ngại trước hành động của Trung Quốc đưa máy bay ra bay thử nghiệm ở đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa.

Ngày 06/01 (theo giờ Việt Nam), Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có cuộc điện đàm trao đổi về quan hệ song phương và một số vấn đề khu vực, trong đó có tình hình Biển Đông. Tuy Hà Nội không nêu chi tiết nội dung cuộc trao đổi nhưng phía Washington đã khẳng định hai bên đã thảo luận về việc Trung Quốc tiến hành bay thử nghiệm ở đá Chữ Thập. Hai bên đều bày tỏ lo ngại về nguy cơ quân sự hóa tại Trường Sa, nhất trí đánh giá những hành động như vậy tiếp tục làm gia tăng cẳng khu vực.

Ngoại trưởng Mỹ Kerry cũng đã có cuộc cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Nhật Bản Kishida ngày 6/1, đề cập đến việc Trung Quốc tiến hành bay thử trên sân bay trên đảo nhân tạo vừa xây dựng. Hai bên “đã cùng bày tỏ sự lo ngại, cho rằng hành động của Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng, đe doạ đến sự ổn định của khu vực”, nhất trí Nhật-Mỹ cần tăng cường liên kết chặt chẽ.

Việc Bộ Ngoại giao Mỹ liên tục bày tỏ quan điểm đối với hành động vừa qua của Trung Quốc cho thấy Mỹ đang thực sự lo ngại trước tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng do Trung Quốc đơn phương gây ra, đặc biệt là nguy cơ quân sự hóa các điểm ở Trường Sa. Chắc chắn, Mỹ sẽ tiếp tục theo dõi sát sao các diễn biến trên Biển Đông và sẽ có những bước đi cần thiết trong thời gian tới.

Theo RFI, sau Việt Nam và Mỹ, ngày 4/1, Philippines và Nhật Bản đã lên tiếng phản đối Trung Quốc tiến hành chuyến bay thử nghiệm ra sân bay mà Bắc Kinh đã xây dựng trên Đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa. Manila nói đến một hành vi làm căng thẳng gia tăng, trong lúc Tokyo bày tỏ thái độ hết sức quan ngại.

Theo hãng tin Mỹ AP, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose đã tố cáo việc Trung Quốc cho thử nghiệm đường băng trên đá Chữ Thập là một hành động làm“tăng thêm căng thẳng và bất ổn định trong khu vực”. Chính quyền Philippines đang cân nhắc việc phản đối hành động của Trung Quốc, như Việt Nam đã làm. Trong trao đổi không chính thức với một số phóng viên báo chí Philippines ngày 04/01, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose cũng đề cập tới mối quan ngại rằng “Trung Quốc có thể sẽ đủ khả năng kiểm soát Biển Đông và điều này sẽ làm ảnh hưởng đến vấn đề tự do đi lại trên biển, trên không và lưu thông thương mại”.

Tại cuộc họp báo diễn ra sau hội đàm giữa Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario và người đồng cấp Anh Philip Hammond tại Manila ngày 07/01, ông Del Rosario bày tỏ quan ngại rằng với các chuyến bay thử nghiệm này, Trung Quốc đang tạo tiền đề cho việc tuyên bố một khu vực nhận dạng phòng không ở Biển Đông. Ông Del Rosario nhấn mạnh, dù Trung Quốc thực hiện việc này trên cơ sở việc đã rồi hay theo chủ trương chính thức thì Philippines cũng không thể chấp nhận.

Theo hãng tin Kyodo, ngày 04/01, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đã bày tỏ quan ngại sâu sắc đối với việc Trung Quốc tiến hành bay thử nghiệm, cho rằng hành động này nhằm đơn phương thay đổi nguyên trạng, không đóng góp gì cho việc giải quyết hòa bình tranh chấp Biển Đông. Ông Kishida cho biết Nhật Bản sẽ tiếp tục hợp tác với cộng đồng quốc tế để bảo vệ tự do trên các vùng biển.

Cũng trong ngày 04/01, sau cuộc họp Nội các, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nakatani đã phát biểu với báo chí, chỉ trích hành động Trung Quốc và bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc các nước có liên quan đến tranh chấp lãnh thố tiến hành leo thang tạo sự việc đã rồi, thay đổi hiện trạng. Tại cuộc họp báo ngày 05/01, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Suga tiếp tục bày tỏ mối lo ngại này.

Học giả lên tiếng phê phán hành động của Trung Quốc

Tờ Wall Street Journalngày 02/01 dẫn trả lời phỏng vấn của Andrew Erickson, Giáo sư của Đại học Chiến tranh hải quân, cho rằng việc xây dựng sân bay này cho thấy năng lực quân sự của Trung Quốc ở khu vực và Trung Quốc sẵn sàng sử dụng sân bay này vì các mục đích quân sự.

Ngày 02/01, trang Diplomatđăng bài viết, trong đó cho rằng tình trạng các đảo nhân tạo của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa đã đạt một mốc mới sau khi Trung Quốc hạ cánh một máy bay dân sự xuống đá Chữ Thập, gây ra phản đối gay gắt từ phía chính phủ Việt Nam.

Ngày 04/01, trên trang Thayer Consultancy, Giáo sư Carl Thayer đã đưa ra đánh giá về hành động vừa qua của Trung Quốc, cho rằng việc này nằm trong dự kiến sau khi Trung Quốc hoàn thành xây dựng đường băng và các cơ sở hỗ trợ cơ bản. Giáo sư Carl Thayer cũng đưa ra dự đoán TQ sẽ điều chỉnh hành động của mình và dần dần chiếm Biển Đông thông qua các hoạt động trên các đảo nhân tạo.

Theo Financial Review ngày 05/01, Leszek Buszynski, Giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng thuộc Đại học quốc gia Úc, cho rằng việc hạ cánh máy bay quân sự là “không thể tránh khỏi”.Việc thiết lập một khu vực phòng khônglà điều hoàn toàn có thể xảy trong tươnglai khi Trung Quốc đã nâng cao được sức mạnh không quân của họ. “Sau khi thử nghiệm một vài chuyến bay, ở bước tiếp theo, họ sẽ triển khai một vài máy bay chiến đấu tối tân như SU-27 và SU-33 và họ sẽ đặt chúng thường xuyên tại đây. Đó là những gì họ có thể làm”.

Tờ báo này cũng trích lời chuyên gia Ian Storey của Singapore bày tỏ lo ngại căng thẳng ở Biển Đông sẽ tồi tệ hơn khi Trung Quốc sử dụng các căn cứ mới để triển khai sức mạnh, lấn sâu hơn vào Biển Đông.

Theo điều tra của Sáng kiến Hàng hải Minh bạch Châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS), một số cấu trúc và cơ sở vật chất trên Đá Chữ Thập có thể cho phép cơ sở này trở thành nút giao tiềm lực lớn của Trung Quốc trên Biển Đông. Ý nghĩa chiến lược của đường băng và các cơ sở trên Đá Chữ Thập và các đảo nhân tạo khác của Trung Quốc tại Trường Sa rất lớn, chúng cho phép Bắc Kinh hiện diện ngay ở trung tâm vùng biển khu vực Đông Nam Á, điều mà từ trước đến nay Trung Quốc chưa làm được. Các nhà phân tích cũng cho biết, “dù chỉ một phần diện tích nhỏ thôi nhưng khi cần đến, những cơ sở vật chất này sẽ là bệ đỡ cho sự bành trướng của Trung Quốc ra toàn khu vực trong tương lai, và rất có thể cũng hỗ trợ cho một cuộc xung đột ở phạm vi hẹp trong khu vực đầy bất ổn này”.

Có thể thấy, Biển Đông tuần qua đã bị khuấy động một cách mạnh mẽ do việc Trung Quốc đưa các máy bay ra nhằm thử nghiệm đường băng mới xây ở đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa. Đây là một bước leo thang nguy hiểm mới ở Biển Đông, làm gia tăng nguy cơ va chạm, xung đột ở một điểm vốn đã rất nóng trong thời gian qua do các hành động đơn phương của Trung Quốc.

Trước đây, các nước quan ngại nhiều về tự do hàng hải bị đe dọa bởi các hành động trên thực địa của Trung Quốc, đặc biệt là sau khi Trung Quốc hoàn tất cải tạo, xây dựng trái phép các đảo nhân tạo, biến các thực thể này thành các tiền đồn căn cứ quân sự trên biển, thì nay, một nguy cơ mới đó là tự do và an toàn hàng không cũng bị đe dọa nghiêm trọng. ADIZ sẽ là bước tiếp theo của Trung Quốc và xung đột ở Biển Đông là khó tránh khỏi.

RELATED ARTICLES

Tin mới