Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng Nga đang đổ dầu vào lửa tại Trung Đông, bất chấp sự thừa nhận của các nước và phương Tây.
Nga đang “đổ dầu vào lửa” tại Trung Đông?
Ngày 12/1 vừa qua, trong một cuộc họp với các đại sứ của Thổ Nhĩ Kỳ tại thủ đô Ankara, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã khẳng định rằng, Nga đang chia rẽ Syria thành nhiều phần nhỏ và làm căng thẳng toàn bộ tình hình Trung Đông.
Theo ông Erdogan, chính quyền Nga và đồng minh Iran đang không chỉ gây bất ổn ở Syria mà là toàn bộ Trung Đông.
“Nga không hề chiến đấu với IS. Trái lại, họ tạo ra môi trường chia rẽ tại đây. Mục đích chính của Moscow chỉ nhằm để giữ Tổng thống Assad tại vị”, ông Erdongan tuyên bố.
Đáp trả lại cáo buộc của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Bộ Ngoại giao Nga đã lập tức đưa ra lời đáp trả, qua đó nhấn mạnh rằng, những gì Tổng thống Erdogan nói hoàn toàn phi lí và Nga đang tìm kiếm sự dân chủ, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất ở Syria.
Bộ Ngoại giao Nga cũng khẳng định rằng, Moskva ủng hộ chính quyền dân bầu ở Syria chứ không hề quan tâm, đó là ông Assad hay ai: “Khi hoà bình được lập ở Syria và người dân đi bầu cử. Nga sẽ ủng hộ cho mọi quyết định của người dân”.
Thổ Nhĩ Kỳ không dám tin vào sức mạnh Nga?
Thực tế, Nga bắt đầu cuộc không kích nhằm vào phiến quân IS từ ngày 30/9/2015 theo lời đề nghị cúa Tổng thống Syria Assad.
Có lẽ đến thời điểm này chỉ có duy nhất Thổ Nhĩ Kỳ là ngoan cố và thường xuyên phủ nhận vai trò cũng như sức mạnh của Moskva tại chiến trường Syria.
Còn nhớ, thời điểm đầu của cuộc chiến chống IS, Mỹ và các nước NATO đều đồng loạt lên tiếng cáo buộc điện Kremlin đưa quân cùng trang thiết bị vũ khí đến quốc gia Trung Đông này là sai lầm và không thể giải quyết được tình hình.
Tuy nhiên, sau 1 tháng tiến hành các cuộc không kích tại đây, với những kết quả đạt được làm thay đổi cục diện chiến trường, Washington cùng đồng minh của mình đã phải thay đổi dần thái độ và muốn hợp tác với chính quyền Tổng thống Putin trong việc giải quyết vấn đề chung.
Thậm chí, Iraq vốn là một nước nhận được sự giúp sức và hỗ trợ lớn từ Nhà Trắng cũng đã lạnh lùng bỏ mặc lời đề nghị không nhờ Nga không kích IS tại Bagdad để hướng về phía Moskva. Đã nhiều lần, từ Thủ tướng Al-Abadi đến Quốc hội Iraq bày tỏ mong muốn được Moskva hỗ trợ.
Các chuyên gia cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đang không dám thừa nhận sức mạnh của Nga trong cuộc chiến chống IS. |
“Dựa trên những đánh giá của chúng tôi về các cuộc không kích cuả Nga tại Syria trong 2 tuần qua thì các cuộc không kích đó tỏ ra hiệu quả và có sức thuyết phục. Do vậy, nếu chính phủ Iraq đề nghị Nga hỗ trợ chống IS thì lực lượng Shiite chúng tôi sẽ ủng hộ”, ông Muen al-Kadhimi một cố vấn quân sự của lực lượng người Shiite từng tuyên bố.
Không lâu sau đó, ngày 23/10, Hãng thông tấn nhà nước Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ, cho biết Chính phủ Iraq đã cho phép Nga được quyền không kích vào các đoàn xe vận chuyển của IS từ Syria vào Iraq ngay trên địa phận lãnh thổ nước này.
Chứng kiến khả năng không kích thuyết phục và hiệu quả của chính quyền Tổng thống Putin, các đồng minh chiến lược của Mỹ như: Pháp, Anh đều đồng loạt tham chiến và bắt tay Nga trong cuộc chiến chống IS.
Và đến thời điểm này với sự hỗ trợ tác chiến tích cực giữa các bên, trong năm 2015, phần diện tích mà IS kiểm soát đã giảm 40% tại Iraq và 20% tại Syria, trong bối cảnh các lực lượng quốc tế đã đánh bật được phiến quân IS ra khỏi nhiều thành phố.
Rõ ràng sức mạnh và vai trò dẫn đầu của Nga đã được khẳng định tại chiến trường Syria. Tuy nhiên vì sao Thổ Nhĩ Kỳ luôn ngoan cố và không chấp nhận sự nhận. Điều này hoàn toàn có thể lý giải được.
Trở lại với những mâu thuẫn gần đây của Ankara và Moskva sau vụ việc chính quyền Erdogan đơn phương bắn hạ chiến đấu cơ Su-24 của Nga. Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ liên tiếp thay đổi thái độ từ cứng rắn, mềm mỏng, từ tố cáo sang thỏa hiệp, nhờ vả thì điện Kremlin luôn tỏ rõ sự cương quyết, cứng rắn và không nhân nhượng của mình.
Ankara đang ngấm đòn trừng phạt kinh tế từ Moskva. Các lĩnh vực quan trọng khác như: quốc phòng, quân sự, ngoại giao, du lịch cũng đang điêu đứng và thiệt hại nặng nề do Nga tiến hành các biện pháp cắt giảm và cấm vận.
Từ thực tế đó, chính quyền Erdogan đang không dám đối mặt với sự thật việc nước này có thể bị Nga tấn công mạnh mẽ hơn nữa, thậm chí không ngoại trừ biện pháp quân sự. Ankara đang cố gắng tự trấn an mình và lấy đó làm niềm tin để mong chờ sự giúp sức từ các nước đồng minh.