Wednesday, January 22, 2025
Trang chủThâm cung bí sửNhật ký Diên An: Những ngày giữa tháng 9/1942 (Kỳ 2)

Nhật ký Diên An: Những ngày giữa tháng 9/1942 (Kỳ 2)

Trong “Phái bộ quan sát viên Đồng minh” có, Giôn Xéc-vi-xơ là người đặc biệt năng nổ. Trong cuộc họp cuối cùng của Chủ tịch Đảng cộng sản Trung Quốc, Xéc-vi-xơ đã đưa ra một loạt câu hỏi. Theo ý kiến của ông ta, những câu hỏi này cần được giải thích. Nếu không thì những cuộc đàm phán sau này sẽ vô nghĩa.

Vào năm 1942 ở Hà Nam đã xảy ra nạn đói chưa từng có,

10 tháng 9

Trên thực tế, người Mỹ nói thẳng với Mao: anh hãy trả lời đi và chúng tôi sẽ biết anh theo đạo nào.

Xéc-vi-xơ hỏi Mao Trạch Đông rằng trên những cơ sở chính trị và kinh tế nào người Mỹ có thể bỏ vốn cho Mao, rằng ông ta nghĩ gì về việc người Mỹ lãnh đạo (hoặc tham gia vào sự lãnh đạo) những tổ hợp công nghiệp lớn.

Xéc-vi-xơ rất chú ý tới triển vọng sử dụng các loại cán bộ của Mỹ (các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và các cán bộ khác).

Xéc-vi-xơ hỏi thẳng Mao rằng ông ta quan niệm thế nào về hệ thống Nhà nước tương lai của Trung Quốc (những đặc trưng hình thức và chất lượng) và ban lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc định bằng cách nào giành chính quyền.

Nhân thể Xéc-vi-xơ trình bày ý kiến dự định của người Mỹ về hệ thống tương lai đó.

“Chương trình kinh tế của Ngài? Xéc-vi-xơ hỏi – Thực chất các giai đoạn của nó? Ngài có sẽ bắt chước Liên Xô và trước hết đặt cơ sở công nghiệp không? Có sẽ xây dựng công nghiệp bất kể mức sống thấp kém không? Hay nhờ mức sống đó?”.

Xéc-vi-xơ trẻ, năng nổ, có trí nhớ rất tốt. Mao đã trả lời cặn kẽ. Đôi khi còn bảo ban Xéc-vi-xơ. Đôi khi thật ra ông ta giảng bài, như ông ta thường thích làm như vậy. Xéc-vi-xơ nghe, không ngắt lời rồi sau đó lại đặt các câu hỏi. Hỏi một cách ngang ngạnh, dứt khoát. Nếu như Mao đánh trống lảng, thì bằng một loạt câu hỏi bổ sung, Xéc-vi-xơ đặt bằng được lượng thông tin cần thiết. Ngoài ra Xéc-vi-xơ còn thông báo cho Chủ tịch Đảng cộng sản Trung Quốc biết rằng họ đã nhận được một chỉ thị rất quan trọng của Washington. Người ta cho đại sứ Mỹ biết ý muốn cải tổ Chính phủ Trùng Khánh. Vì thế sẽ có một sức ép thích đáng đối với Tưởng Giới Thạch. Cả dư luận xã hội cũng sẽ bị tác động (các tờ báo trung ương của Trung Quốc, các nhóm xã hội, các nhà hoạt động xã hội…). Xéc-vi-xơ tuyên bố rằng Nhà trắng coi việc thành lập một Chính phủ mới – một Chính phủ liên hiệp – là chuyện hợp lý. Chính phủ này sẽ bao gồm đại diện của tất cả các tổ chức chính trị, các nhóm, các đảng có thế lực và tất nhiên có cả Đảng cộng sản Trung Quốc.

Như vậy là đường lối chính trị của Mỹ ở Trung Quốc đã bước sang một giai đoạn mới. Washington đã lao vào cuộc đấu tranh giành những vị trí then chốt ở nước này. Trong cuộc đấu tranh này, Mỹ muốn đặt cả Đặc khu dưới quyền kiểm soát của nó. Chính quyền của Ru-dơ-ven đã không thấy có sự cản trở nào đối với việc xây dựng ở Đặc khu một nhóm thân Mỹ.

Về phía Mỹ, những vấn đề chính trị do Lút-đơn và Xéc-vi-xơ giải quyết. Có thể nghĩ rằng nếu không được Hoa Thịnh Đốn trao toàn quyền thì họ cũng không dám có những cuộc tiếp xúc như vậy. Tất nhiên, những huấn thị như vậy là có.

Ba-rét nghiên cứu những vấn đề quân sự.

Trong lần gặp mặt Chủ tịch Đảng cộng sản Trung Quốc, Xéc-vi-xơ quan tâm đặc biệt tới ý kiến của ban lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc về vai trò có thể có của Liên Xô trong việc công nghiệp hóa Trung Quốc và do đó thái độ của ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với với việc đầu tư của nước ngoài nói chung.

Xéc-vi-xơ dẫn dắt cuộc đàm phán đến chỗ làm cho những người đối thoại không còn nghi ngờ gì về cơ cấu Nhà nước tương lai của Trung Quốc. Đây là nói về nước Trung Hoa nhân dân, trong đó Đảng cộng sản Trung Quốc là lực lượng lãnh đạo, mặc dầu Xéc-vi-xơ không nói một lời nào về chuyện này.

Quyền chủ động trong phái bộ Mỹ nằm trong tay Xéc-vi-xơ. Trong những tuần lễ đầu tiên ở Diên An, ông ta lảng tránh những câu chuyện về đề tài chính trị. Trong một số trường hợp khi các đồng chí Trung Quốc định đưa những vấn đề chính trị ra thảo luận thì Xéc-vi-xơ tránh không trả lời, nói rằng ông ta cũng như tất cả các thành viên “Phái bộ quan sát viên Đồng minh” chỉ quan tâm tới lĩnh vực quân sự thuần túy. Giờ đây Xéc-vi-xơ đã nhảy qua cuộc tranh luận về các vấn đề đặc chính trị, trong đó ông ta xuất hiện như người đại diện toàn quyền của Washington. Về thực chất đang diễn ra việc ghép cho khít chính sách của Mỹ với chính sách của ban lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc: người ta đang xác định sự trùng hợp của các mục tiêu, tính bền vững của một liên minh như vậy và những mối lợi cho cả hai bên. Và ở đây lúc nào cũng cảm thấy, tuy không hữu hình, sự có mặt của Liên Xô. Điều đó tác động tới tất cả những ai tham dự đàm phán. Và nó làm cho họ nói không hết ý và vội vã, không tin nhau đến cùng”…

Trong 4 tuần lễ gần đây, Xéc-vi-xơ tiến hành những cuộc hội đàm có nội dung tương tự, như hội đàm với Chủ tịch Đảng cộng sản Trung Quốc, với nhiều cán bộ có trách nhiệm với Đảng.

Mao Trạch Đông không cho tôi biết nội dung những cuộc hội đàm ấy. Tôi chỉ nhận được những tin tức đại khái nhất, nhiều khi trái ngược hẳn với tình hình thực tế. trong những vấn đề ấy đã có Bác Cổ xem xét giúp.

Rây-men-đơ Lút-đơn không cởi mở lắm. Thường thường ông ta đi cùng với Ba-rét, hoặc với Xéc-vi-xơ. Những người Mỹ quen thuộc Diên An và cảm thấy như ở nhà mình.

          11 tháng 9

Xéc-vi-xơ, Lút-đơn và Ba-rét gặp Chu Đức và Diệp Kiếm Anh. Họ đã thảo luận tỉ mỉ về kết quả hội nghị Hồng Sơn.

Ở hội nghị Hồng Sơn, các tướng lĩnh đã vạch ra kế hoạch tác chiến chống Nhật (kế hoạch tổng phản công). Nhưng các đại diện Mỹ cũng đặt ra cho Tưởng Giới Thạch một loạt điều kiện. Sức chiến đấu của các sư đoàn Quốc dân đảng hiện nay rất thấp. Trong một thời hạn ngắn nhất, phải thành lập 60 sư đoàn mới, sung sức, được đào tạo ở những trung tâm huấn luyện đặc biệt dưới sự lãnh đạo của các huấn luyện viên đặc biệt dưới sự lãnh đạo của các huấn luyện viên Mỹ (thiếu tướng Uây-đơ-mây-ơ đã sắp xếp những sư đoàn này). Có tới không ít hơn 50 nghìn sĩ quan, với tư cách là huấn luyện viên và cố vấn, từ Mỹ tới. Tuy nhiên Mỹ vẫn kiên quyết không cho phép dùng lực lượng vũ trang mới này để đánh nhau với những người cộng sản (nội chiến).

Cũng vẫn ở Hồng Sơn, đồng minh đã cảnh cáo các tướng lĩnh Trung Quốc rằng, việc xây dựng kế hoạch tấn công nếu chỉ trông cậy vào sức mạnh tấn công bằng không quân của tướng Sê-nô (bộ phận không quân đóng ở Ấn Độ, chỉ gián tiếp tham gia vào các hoạt động chiến đấu) và các cuộc đổ bộ của Mỹ thì thật vô ích, Mỹ không có khả năng chuyển đến Trung Quốc một số lượng bộ binh nào đáng kể.

          12 tháng 9

Những kết quả của hội nghị Hồng Sơn được ban lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc thảo luận cặn kẽ và ra những nghị quyết thích đáng.

Những nghị quyết ấy là gì? Có thể hiểu được điều đó nếu biết những yêu cầu do Chu Đức và Diệp Kiếm Anh đặt ra trước “Phái bộ quan sát đồng minh”. Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc đòi hỏi phải chú ý đến việc phân phối vũ khí Mỹ sau này. Bởi vì Tưởng Giới Thạch sẽ chiếm một phần vũ khí ấy, mà lại là phần giá trị nhất và nhiều nhất (nghi ngờ người Mỹ sẽ tiếp tế vũ khí cho Đặc khu chăng? – Không!). Còn về số lượng vũ khí thì ban lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc cố giành lấy 50% toàn bộ khối lượng và không chịu dưới 30%.

 Người Mỹ cho các đồng chí Trung Quốc hiểu rằng Đo-nơn Nen-xơn và Pa-tơ-rích Hớc-lây vẫn theo dõi công việc chuẩn bị phản công và chắc chắn sẽ tiến hành thương lượng với Tưởng Giới Thạch và Hà Ứng Khâm về vấn đề này.

Ba-rét nói rằng, cả Hớc-lây lẫn Nen-xơn không thể không lưu ý tới vấn đề Đặc khu, hiện nay đó là một vấn đề đang chiếm một trong những vị trí trung tâm trong chính sách của Mỹ. Bởi vậy Nen-xơn và Hớc-lây sẽ tranh thủ thời gian đến thăm Đặc khu và sẽ gặp Mao Trạch Đông. Xéc-vi-xơ cũng phát biểu theo một tinh thần như vậy.

Theo chỉ thị của Chủ tịch Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, người ta cấp tốc soạn ngay giấy mời và gửi đi Trùng Khánh.

Nen-xơn và Hớc-lây, chính là những nhân vật trong chính sách Mỹ mà ở đây người ta mong được gặp.

 Đối với yêu sách Diệp Kiếm Anh và Chu Đức, người cầm đầu phái bộ Mỹ tuyên bố rằng ông ta thông cảm với mối lo ngại của ban lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc, nhưng cần phải có một văn kiện chính thức trình bày quan điểm này. “Lúc bấy giờ, tôi sẽ chuyển văn kiện ấy cho bộ tư lệnh của tôi”, Đa-vít Ba-rét hứa hẹn như vậy.

Chắc chắn rằng, nếu yêu sách của ban lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc được giải quyết thỏa đáng (về mức độ cung cấp vũ khí) thì Đặc khu sẽ đầy rẫy các cố vấn Mỹ và các chuyên gia đủ loại.

Trong trường hợp có sự từ chối của người Mỹ thì dù thế nào họ cũng vẫn cố gắng cử nhiều cán bộ huấnluyện của họ tới Đặc khu. Các thành viên của “Phái bộ quan sát đồng minh” cũng đã trao đổi ý kiến về vấn đề này rồi.

Sau khi được biết yêu cầu của Ba-rét, Chủ tịch Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc hạ lệnh cấp tốc soạn ra một văn kiện như vậy. Văn kiện được ký và trao cho người cầm đầu phái bộ.

Dù cho các quan sát viên có nói gì đi nữa thì Washington cũng gắn vấn đề cung cấp vũ khí với tương lai chính trị của Trung Quốc. Ở Washington, người ta không tin rằng, sau khi nhận được vũ khí, Mao Trạch Đông lại không vượt ra khỏi sự kiểm soát. Chính là để phân tích mọi khả năng có liên quan đến việc vũ trang của Bát lộ quân và Tân Tứ quân, mà phái bộ Mỹ đã có mặt ở đây.

Có thể người Mỹ có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Nhưng hiện giờ thì chưa có ý kiến nào thắng thế. Trong chính giới Mỹ, bộ phận bảo thủ hơi ngại việc liên minh với Đảng cộng sản Trung Quốc do Mao lãnh đạo. Họ khăng khăng đòi phải củng cố chế độ Tưởng Giới Thạch bằng mọi cách. Mọi bộ phận khác của chính giới Mỹ (chắc chắn, người đại diện cho nó là Xéc-vi-xơ) không thể không hiểu rằng cách mạng Trung Quốc đang sôi sục và liên hệ với Tưởng Giới Thạch là mạo hiểm. Cần phải tìm kiếm những giải pháp chính trị có thể chấp nhận được và cần phải tìm kiếm những đồng minh mới trong lực lượng dân tộc ấy. Theo ý kiến họ (điều này Xéc-vi-xơ đã trình bày hết sức rõ) ban lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc là một ngườ bạn hoàn toàn thích hợp. Có thể tiến hành công việc mới với một ban lãnh đạo như thế. Sự phân tích về tính chất những mối quan hệ của ban lãnh đạo Mao Trạch Đông với Liên Xô và Đảng cộng sản Liên Xô là điểm chính của giải pháp đó. Xéc-vi-xơ thuyết phục các đồng nghiệp bằng hành vi của mình, rằng những sự kiện và những lời ba hoa cách mạng “khủng khiếp” đều không đáng sợ, đó là những cái không tránh khỏi (trong cao trào cách mạng).

Tạm thời đó là dự đoán của tôi, nhưng dưới những dự đoán ấy, đã có những sự kiện đầu tiên rất quan trọng. Trong hai quan điểm trên chính giới Mỹ, quan điểm nào sẽ thắng thế?

RELATED ARTICLES

Tin mới