Sunday, May 5, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiMột nữ nhà báo Pháp trở thành kẻ thù số một ở...

Một nữ nhà báo Pháp trở thành kẻ thù số một ở TQ

Nhà báo Pháp kỳ cựu về Trung Quốc Ursula Gauthier, người từng làm việc cho Le Nouvel Observateur và Le Monde, hiện đã trở lại Paris. Đầu tháng này, chính quyền Trung Quốc đã từ chối gia hạn visa cho bà. Bà tiết lộ, bà phải chịu áp lực từ Bắc Kinh về một bài báo bà viết lên án việc đưa tin của các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc về cuộc tấn công khủng bố ngày 13 tháng 11 ở Paris.

Nhà báo người Pháp Ursula Gauthier, một phóng viên tại Trung Quốc cho tạp chí tin tức Pháp L’Obs (ảnh: AFP/Getty Images)

 

Việc trục xuất bà đã bị các nghiệp đoàn báo chí Pháp phản đối mạnh mẽ và làm gia tăng mối quan tâm về việc đối xử với các nhà báo nước ngoài tại Trung Quốc, cũng như sự im lặng của chính phủ Pháp.

Hành vi phạm tội

Sau các cuộc tấn công ở Paris, các phương tiện truyền thông trên toàn thế giới đã đăng các bài viết về chủ nghĩa khủng bố ủng hộ Pháp và lên án những kẻ tấn công. Trung Quốc cũng không ngoại lệ, nhưng thông điệp có hơi khác: chính quyền Trung Quốc, và các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát, đã so sánh giữa Daesh (ISIS) và người Duy Ngô Nhĩ, một nhóm thiểu số người Hồi giáo nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ ở tỉnh Tân Cương khi nhắc đến cuộc tấn công diễn ra một tháng trước đó trong một hầm mỏ để tuyên bố rằng Trung Quốc cũng là một nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố.

Trước đấy cuộc tấn công đã không được các phương tiện truyền thông Trung Quốc nhắc đến bởi vì, theo bài báo chỉ trích mà bà Gauthier viết, thì “chắc chắn nó không phải là một cuộc tấn công khủng bố.”

Quảng cáo

Gauthier rất quen thuộc với Trung Quốc, vì bà đã sống ở đó từ năm 1999. Bà thường xuyên đi đến vùng Tân Cương và Tây Tạng, nơi chế độ phải đương đầu với những cuộc biểu tình của người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ, những người đang cố gắng tồn tại và bảo tồn văn hóa của họ khi đối mặt với sự đàn áp của cộng sản Trung Quốc.

Các phóng viên Trung Quốc và nước ngoài thường tránh những khu vực này. Những người mạo hiểm đến đó thường bị những sĩ quan cảnh sát mặc thường phục theo dõi và nếu bị bắt, phải đối mặt với các hậu quả. Vì Gauthier nói thông thạo tiếng Trung Quốc và không cần phiên dịch – vốn là những người chịu trách nhiệm trước nhà chức trách và thường khuyến cáo các phóng viên tò mò vào công việc của họ – bà có thể đã bị rơi vào nhóm đối tượng phải chịu sự giám sát của Trung Quốc.

“Không ai thực sự biết những gì đang xảy ra ở khu tự trị Tây Tạng, vì các phóng viên không thể tự do làm việc ở đó, đặc biệt là kể từ sau các cuộc bạo loạn đẫm máu năm 2008,” Le Nouvel Observateur cho biết.

Không ai thực sự biết những gì đang xảy ra ở khu tự trị Tây Tạng, vì phóng viên không thể tự do làm việc ở đó.

— La Nouvel Observateur

Trong bài báo, Gauthier viết: “Chính sách đồng hóa cưỡng bức 10 triệu người Duy Ngô Nhĩ của Bắc Kinh, chủ yếu nhắm vào các lĩnh vực văn hóa, tôn giáo và ngôn ngữ, gánh một phần trách nhiệm về các vụ tấn công đẫm máu, đôi khi có tính chất khủng bố, với mục tiêu là người Hán (dân tộc chiếm đa số ở Trung Quốc) và các quan chức Trung Quốc trong những năm gần đây. ”

“Những hành xử kiểu Mafia”

Theo Le Nouvel Observateur, những gì xảy ra tiếp theo “đáng giá như một cuốn tiểu thuyết của Franz Kafka.”

Các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đã chỉ trích bà Gauthier sau khi bài báo của bà được xuất bản. Tờ báo Trung Quốc Mới (New China) đã viết: “Trong một thời gian dài, Ursula Gauthier đã luôn chứng tỏ xu hướng chính trị thiên kiến về Trung Quốc và thường xuyên xuất bản các bài báo vô căn cứ.”

“Phần nào tôi đã trở thành kẻ thù số 1 của công chúng,” Gauthier cho biết, theo France Info.

Các phương tiện truyền thông nhà nước không chỉ chỉ trích Gauthier, họ trích dẫn sai, miêu tả bà như là một người tôn vinh chủ nghĩa khủng bố. Họ yêu cầu bà xin lỗi công khai. Đây là một lời nhắc khiến người ta nhớ đến thời thịnh hành của chủ nghĩa Mao khi những người trí thức phải đọc bản tự phê bình của họ ở nơi công cộng và phải chịu cơn thịnh nộ của người dân.

Gauthier nói, bà cũng nhận được lời đe doạ giết chóc trên trang Facebook của mình. Bà cho biết nhiều phóng viên nước ngoài tại Bắc Kinh đã bị sốc bởi việc bà bị trục xuất.

Trường hợp của bà khác xa trường hợp đầu tiên. Cyril Payen, một phóng viên của France 24 tại Bangkok, đã cố gắng lọt vào Tây Tạng vào năm 2013 để quay một bộ phim tài liệu, tựa đề “Bảy ngày ở Tây Tạng.”

Bộ phim tài liệu tố cáo việc đồng hóa văn hóa áp đặt với người Tây Tạng và sự đàn áp khốc liệt với bất kỳ sự phản kháng nào. Payen cho biết “việc diệt chủng văn hóa Tây Tạng” được Đức Đạt Lai Lạt Ma tố cáo năm 2008 vẫn đang tiếp diễn.

Ngày 4 tháng 6, bốn ngày sau khi phát hành bộ phim (và đó cũng là ngày kỷ niệm nhạy cảm vụ thảm sát Thiên an môn 1989), Cyril Payen đã nhận được một cuộc gọi từ một nhà ngoại giao Trung Quốc tại nhà riêng ở Bangkok. “Cô ấy yêu cầu tôi đi đến đại sứ quán để giải thích lý do của “những lời dối trá” tôi đã dùng trong câu chuyện của tôi. Cuối cùng cô ta đã đe dọa tôi: “Nếu ông không đến đại sứ quán trước ngày 11 tháng 6, ông sẽ phải đối mặt với những hậu quả”, tờ France 24 báo cáo.

“Mọi người đều khuyên tôi đặc biệt không nên đến đại sứ quán Trung Quốc vì điều đó rất nguy hiểm,” ông nói, và thêm rằng ông đã chỉ ngủ được hơn một giờ mỗi đêm trong thời gian đó. Đồng thời, ở Pháp, những người tự xưng thuộc về Đại sứ quán Trung Quốc đã đến thăm trụ sở của France 24 và yêu cầu gỡ bỏ bài báo.

Marc Saikali, tổng biên tập của France 24, đã không chịu khuất phục, thay vào đó, ông đã liên lạc ngay với chính quyền nhà nước và các tổ chức nhân quyền, đặc biệt là các tổ chức tập trung vào tự do báo chí.

“Hành vi không thể chấp nhận như vậy người ta có thể thấy được ​​từ mafia nhưng không phải từ các nhà ngoại giao cao cấp”, tổ chức Phóng viên Không Biên giới cho biết vào thời điểm đó.

Chính sách ngoại giao thảm chùi chân?

Le Nouvel Observateur mô tả sự im lặng câm điếc của nhà chức trách Pháp về vấn đề Gauthier là “ngoại giao chà đạp.” Thông tin của Bộ Ngoại giao Pháp – đưa tin rộng rãi về quan hệ đối tác kinh doanh Pháp-Trung Quốc và tình hữu nghị Pháp-Trung Quốc – chỉ đăng một thông báo ngắn liên quan đến việc không gia hạn visa của bà Gauthier:

“Chúng tôi lấy làm tiếc rằng visa của bà Ursula Gauthier đã không được gia hạn. Nước Pháp muốn nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng mà các nhà báo có khả năng tác nghiệp trên toàn thế giới. ”

“Đại sứ quán Pháp tại Trung Quốc đã cố gắng hòa giải. Nhưng một khi Trung Quốc đã quyết định (…), chúng tôi muốn có một phản ứng mạnh hơn là chỉ bày tỏ vài sự hối tiếc, “Le Nouvel Observateur cho biết.

Năm 2013, khi các nhà báo của tờ Thời báo New York bị từ chối gia hạn visa, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã can thiệp và đe dọa trả đũa Tập Cận Bình. Các nhà báo đã nhận được thị thực.

Đối với Gauthier, trở lại nước Pháp không có nghĩa là kết thúc công việc. “Tôi sẽ tiếp tục viết, thậm chí nhiều hơn một chút về vụ này [để] tiết lộ một xu hướng rất đáng lo ngại đối với một chế độ độc tài ngày càng độc đoán. Đằng sau những tòa nhà chọc trời, có một chế độ độc tài, ” bà nói với France Info.

RELATED ARTICLES

Tin mới