Wednesday, January 1, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiLý giải về giá xăng ở Việt Nam

Lý giải về giá xăng ở Việt Nam

Theo TS Nguyễn Ngọc Sơn, giá xăng Mỹ hoàn toàn do thị trường quyết định nên có sự linh hoạt, còn giá của Việt Nam chỉ là sự ổn định tương đối.

Kết quả của sự bình quân hóa

Với lần giảm giá ngày 19/1, giá xăng RON 92 của Việt Nam ở mức 15.442 đồng/lít, trong khi đó giá xăng trung bình tại Mỹ hiện đang ở mức 1,889 USD/gallon (11.200 đồng/lít), cá biệt giá xăng tại bang Michigan đã chạm mức thấp kỷ lục khi chỉ còn 47 cent/gallon (tương đương 2.800 đồng/lít).

Lý giải việc giá xăng bán lẻ Việt Nam đắt hơn giá xăng Mỹ tới hơn 4.000 đồng, TS Nguyễn Ngọc Sơn, giảng viên Đại học Tôn Đức Thắng, cho rằng điều này do cơ chế định hình giá của Việt Nam và Mỹ khác nhau.

Theo đó, cơ chế định hình giá của Mỹ hoàn toàn là thị trường nên độ biến thiên và linh hoạt của giá Mỹ hơn Việt Nam. Trong khi đó, giá của Việt Nam là ổn định tương đối, nghĩa là nó mới chỉ đi gần đến thị trường chứ chưa thực hiện cơ chế thả nổi giá.

“Cơ chế giá của Việt Nam là cơ chế tính giá cơ sở, tức lấy giá của quá khứ để áp dụng giá cho tương lai. Giá xăng Việt Nam có thể ổn định trong 15 ngày kể cả khi giá thế giới có biến thiên hay không, sau đó nếu giá thế giới biến thiên tăng làm giá cơ sở tăng thì bấy giờ Việt Nam mới tăng giá và ngược lại.

Giá xăng của Việt Nam là kết quả của sự bình quân hóa của một giai đoạn cho một giai đoạn tương lai thì đương nhiên chúng ta phải chấp nhận sự ổn định, còn thế giới chấp nhận sự lên xuống. Chính vì thế, chuyện giá Việt Nam cao hơn hay thấp hơn thế giới cũng là chuyện bình thường”, TS Nguyễn Ngọc Sơn nói.

Cũng theo ông Sơn, giá xăng dầu Việt Nam đang phải gánh quá nhiều thuế phí nên tất yếu dẫn tới việc giá xăng tăng cao, thậm chí tăng cao liên tục và thường xuyên, (ổn định cao).

Trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới liên tục giảm sâu, Bộ Tài chính liên tục yêu cầu các doanh nghiệp vận tải giảm giá cước và hầu hết đều được thực hiện thì một số ít doanh nghiệp xăng dầu lại đang chi phối giá thị trường, hoàn toàn không theo diễn biến giá xăng dầu thế giới.

Theo TS Nguyễn Ngọc Sơn, việc yêu cầu doanh nghiệp xăng dầu giảm giá hay không cũng là vấn đề của quản lý giá xăng dầu. Về lý thuyết nói Petrolimex quyết định giá chưa chắc đã đúng vì vẫn tồn tại Tổ quản lý giá xăng, họ là người quyết định tăng hay giảm và là người có thể so sánh, đánh giá. 

Trong trường hợp này, nói về việc giảm giá xăng, Nhà nước hoàn toàn có cơ chế để thực hiện việc đó mà không cần yêu cầu. Vấn đề là Nhà nước có khai thác cơ chế đó hay không.

Không thể nói Petrolimex độc quyền bởi theo luật cạnh tranh, độc quyền là duy nhất, một mình tồn tại, còn Petrolimex là người thống lĩnh lớn vươn gần đến ngưỡng độc quyền, tức so với độc quyền nó có khả năng chi phối thị trường. Còn dưới góc độ kinh tế, Petrolimex đang nắm quyền lực thị trường. Bởi thế, ông Sơn khẳng định, dù ngôn từ khác nhau nhưng bản chất giống nhau.

“Đối với thị trường quan trọng, tồn tại độc quyền hay tồn tại sự thống lĩnh thì giải pháp quản lý hay nhất là kiểm soát giá. Đây là lý do tại sao đến bây giờ thị trường xăng dầu vẫn thực hiện cơ chế kiểm soát giá chặt chẽ. Đây là biện pháp kinh điển, dù nó có thể không còn phù hợp ở thời điểm hiện nay nữa.

Ở Mỹ thực hiện theo cơ chế thị trường vì có rất nhiều ông lớn. Giống như ở thị trường viễn thông Việt Nam hiện nay tồn tại nhiều ông lớn và các ông lớn này tự khống chế nhau, gọi là độc quyền nhóm.

Còn thị trường xăng dầu bởi chỉ có một doanh nghiệp giữ vị trí thống lĩnh nên áp dụng cơ chế kiểm soát giá là hết sức bình thường.

Vì lẽ đó, phải nhìn nhận rằng các cơ chế quản lý giá và giám sát giá của Việt Nam chưa hoàn toàn ổn. Phải trả lời được câu hỏi: nó lo toan cho dân hay lo toan cho doanh nghiệp hay cho cả hai?”, TS Sơn chỉ rõ.

Rủi ro không thể lường trước của giá xăng

Trả lời câu hỏi, việc giá xăng dầu Việt Nam chưa theo kịp diễn biến giá thế giới tác động lên chi phí đầu vào của hàng hóa Việt Nam cũng như giảm sức cạnh tranh vốn đã yếu của hàng Việt thế nào?, TS Nguyễn Ngọc Sơn phân tích: Đối với giao thông vận tải – thị trường mà nhiên liệu là một trong những chi phí đầu vào quan trọng thì đương nhiên nó sẽ đội chi phí lên. Nhưng đối với những thị trường mà chi phí vận tải chỉ là một phần chi phí nhỏ cấu thành nên giá mà bị đội giá thì đó là hành vi ‘tát nước theo mưa’ của nhà kinh doanh. 

Ví dụ xăng tăng 1.000 đồng nhưng mớ rau muống tăng 500 đồng, trong trường hợp này không thể đổ xăng tăng nên phải tăng giá mớ rau muống.

RELATED ARTICLES

Tin mới