Saturday, July 27, 2024
Trang chủĐiểm tinChuyên gia Mỹ: Nga đủ vàng để sống khỏe trước cấm vận

Chuyên gia Mỹ: Nga đủ vàng để sống khỏe trước cấm vận

Dù nền kinh tế đang lâm vào tình trạng điêu đứng nhưng giới chuyên gia đều cho rằng Nga có đủ tài chính dự trữ để sống sót.

Nga đủ dự trữ tài chính để sống sót trước khủng hoảng?

Ngày 21/1, trả lời hãng thông tấn Bloomberg, Nhà đầu tư George Soros, Chủ tịch Quỹ Soros cho rằng ông tin Nga có đủ tài chính dự trữ để có thể tiếp tục sống sót trong điều kiện kinh tế ngặt nghèo hiện tại.

Ông Soros đã chỉ ra một loạt những dấu hiệu tích cực sẽ khiến nền kinh tế Nga trụ vững trước những khó khăn hiện nay.

Trước hết, ngày 20/1, Ngân hàng trung ương của Nga ước tính khối lượng vàng dự trữ của nước này đã tăng 208,4 tấn, qua đó đạt mức 1.415 tấn trong năm 2015, tức là tăng lên 17% so với năm trước đó.

Giá trị của khối lượng vàng dự trữ của Nga cũng đã tăng 5,37% so với thời điểm tháng 1/2015 thành gần 48,6 tỉ USD. Trong số này, số vàng sử dụng để trữ ngoại tệ của Nga chiếm 13,18%, tăng lên từ 11,96% so với năm ngoái.

Vào tháng 1/2015, Nga đưa thêm 21,8 tấn vàng dự trữ vào ngân hàng. Khối lượng vàng đã liên tục tăng lên kể từ năm 2007.

Nguồn vàng dự trữ là một yếu tố quan trọng giúp nền kinh tế Nga ổn định.

Từ đó, ông George Soros nhận định, vàng được coi là một trong những phương án chống lại những nguy cơ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Nga trong bối cảnh giá dầu thô quốc tế đang giảm mạnh còn Nga từ trước tới nay là một trong những nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới.

Không chỉ riêng ông Soros, giới phân tích ngân hàng Thụy Sỹ cũng tỏ ra hết sức lạc quan với nền kinh tế Nga trước lệnh cấm vận của phương Tây và giá dầu liên tục suy giảm.

Theo chuyên gia phân tích Matthias Siller, giới lãnh đạo Nga hiện đang vẫn có thể yên tâm về nền kinh tế của mình. Nhờ những biện pháp đúng đắn và kịp thời, Nga gần như đã xây dựng được hệ thống “miễn dịch” đối với các cuộc khủng hoảng toàn cầu.

Siller đã chỉ ra 2 nguyên nhân chính khiến Moskva có thể lạc quan để đối phó với những tình hình xấu nhất có thể xảy ra.

Nguyên nhân đầu tiên đó là khả năng thanh toán quốc gia của Nga vẫn ổn và không chịu bất cứ mối đe dọa nào. Trong bối cảnh đang bất chính trị và phải chịu những biện pháp cấm vận của phương Tây, Nga vẫn chứng minh được rằng nền kinh tế của Nga không thể bị “đánh chìm”.

Chuyên gia Mỹ: Nga đủ vàng để sống khỏe trước cấm vận

Những thay đổi tích cực trong hoạt động và cơ cấu ngân hàng đã giúp Moskva vượt qua thời điểm khó khăn.

Nguyên nhân thứ hai được chuyên gia kinh tế Thụy Sĩ chỉ rõ đó l, mặc dù giá đồng rúp giảm mạnh nhưng tình hình lạm phát của Nga vẫn đang được kiểm soát tốt. Giá dầu giảm thực chất lại đang làm lợi cho nền kinh tế Nga vì tiền ruble thu về từ bán dầu bằng USD tăng cao, dẫn đến khả năng tự bảo vệ của nền kinh tế Nga cũng được củng cố.

Theo Siller, quyết định của Ngân hàng Trung ương Nga đưa ra năm 2014 về việc sẽ không can thiệp vào thị trường tiền tệ và thả nổi đồng ruble có vai trò quyết định để duy trì sự ổn định của nền kinh tế Nga.

Ngoài ra, việc loại bỏ các ngân hàng yếu kém, tăng cường tiềm lực cho các ngân hàng chủ chốt và hệ thống tài chính quốc gia đã giúp nền kinh tế phản ứng linh hoạt hơn với những thay đổi từ thị trường.

Không chỉ thế, mảng kinh tế tư nhân của Nga cũng đang có những thay đổi đáng kể khi xuất hiện ngày càng nhiều các công ty IT của Nga có thể cạnh tranh sòng phẳng với các công ty IT quốc tế.

Điểm tích cực khác mà chuyên gia kinh tế Matthias Siller đưa ra là Nga hiện vẫn đang duy trì được cán cân thương mại theo chiều hướng tích cực, ngay cả khi giá dầu ở mức khá thấp như hiện nay.

Chính những yếu tố trên, mà ông Matthias Siller lạc quan tuyên bố nền kinh tế của Nga không bị “đánh chìm” mà vẫn tiếp tục trụ vững.

Nhiều tín hiệu lạc quan cho nền kinh tế Nga

Thực tế thì đây không phải là lần đầu tiên các nhà kinh tế bày tỏ lạc quan trước nền kinh tế Nga dù thực tế vẫn còn nhiều khó khăn.

Còn nhớ ngày 21/1 khi tỷ giá đồng rúp so với đồng USD chạm mức thấp nhất trong lịch sử khi 85 rúp ăn 1 USD, trong bài viết được đăng tải trên tạp chí Forbes nhà báo Tim Worstall đã khẳng định việc đồng rúp trượt giá lại là những gì Nga cần trong thời điểm bị Mỹ và phương Tây cấm vận.

Ông tính toán: Tỷ giá hối đoái giảm có nghĩa là Nga sẽ nhận được số rúp nhiều hơn cho mỗi thùng dầu bán đi. Giá dầu thế giới ngày 21/1 đã chạm đáy 26,5 USD/thùng. Với tỷ giá hối đoái ngày 20/1, 1 USD = 81 rúp nghĩa là 1 thùng dầu = 2.146 rúp. Với tỷ giá hối đoái ngày 21/1, 1 USD = 85 rúp, nghĩa là 1 thùng dầu = 2.252 rúp.

RELATED ARTICLES

Tin mới