Tuesday, January 7, 2025
Trang chủThâm cung bí sửTQ chưa đổi thiết kế tàu Cát Linh-Hà Đông: Sự phụ thuộc

TQ chưa đổi thiết kế tàu Cát Linh-Hà Đông: Sự phụ thuộc

Việc thiết kế chưa phù hợp, cũng không thể đổ do Trung Quốc phần nhiều, mà phải là lỗi do phía Việt Nam nhiều hơn.

Thay đổi sẽ chậm tiến độ, tăng thêm vốn đầu tư

Sau khi phía Việt Nam yêu cầu làm nổi nét chữ Cát Linh – Hà Đông và biểu tượng Khuê Văn Các lên trước mặt đầu tàu, Tổng thầu, Nhà sản xuất Trung Quốc báo cáo không thể đúc nổi chữ và biểu tượng lên trên đầu tàu do khuôn đúc đầu tàu đã hoàn thành và đã đi vào sản xuất được 10 đầu tàu.

Phía Trung Quốc cũng cho biết, nếu đúc riêng chữ Cát Linh – Hà Đông và biểu tượng Khuê Văn Các thì khi dán lên đầu tàu sẽ không đảm bảo được độ bền, độ an toàn và tính thẩm mỹ.

Tổng thầu và Nhà sản xuất đoàn tàu chỉ có thế làm tăng kích thước của biểu tượng Khuê Văn Các và làm dầy nét chữ Cát Linh – Hà Đông cho đậm, rõ nét hơn.

Trước câu chuyện trên, trao đổi với Đất Việt, ngày 1/2, TS Nguyễn Xuân Thủy – Nguyên Giám đốc Nhà xuất bản giao thông cho biết: “Ở đây chúng ta phải biết rằng, để làm được bất kỳ sản phẩm nào, cũng cần có thời gian nhất định. Cho nên, muốn đề xuất thay đổi thiết kế thì phải nói ngay từ đầu, còn khi đã đưa vào sản xuất thì rất khó.

Bản thân tôi đã làm ở các công xưởng sản xuất, làm các sản phẩm này phải có khuôn mẫu, biểu tượng Khuê Văn Các làm nổi, kích thước bao nhiêu; dòng chữ Cát Linh – Hà Đông để kích cỡ nào, tất cả đều có market, mỹ thuật rõ ràng, phía Việt Nam đồng ý và ký vào hợp đồng thì Trung Quốc mới sản xuất.

Tôi chỉ thấy lạ khi đã ký rồi, Trung Quốc đã sản xuất rồi, vậy Ban quản lý còn đưa tàu về bảo xin ý kiến người dân cũng như các chuyên gia Việt Nam làm gì, khi không thể thay đổi, cứ cho là phần ngoài đoàn tàu”.

Bên cạnh đó, theo ông Thủy, chúng ta hiện nay phụ thuộc vào Trung Quốc từ tiến độ, nguồn vốn, điều hành yếu kém dẫn đến tai nạn giao thông. Nhưng riêng việc thiết kế chưa phù hợp, cũng không thể đổ do Trung Quốc phần nhiều, mà phải là lỗi do phía Việt Nam nhiều hơn, vì ngay từ đầu chúng ta đã ký kết, đó là nguyên tắc.

Khi làm lại họ phải đúc khuôn từ đầu, thời gian dài thêm, tốn thêm kinh phí, trong khi, dự án trên đang bị dư luận phản đối nhiều vì chậm tiến độ, đội vốn gấp đôi, nên các nhà quản lý đã phải cân nhắc sẽ không thay đổi thiết kế. Như vậy, đã thấy rõ, trách nhiệm lớn trong sự việc này là ai?

Để không gặp phải những sai sót tương tự, ông Thủy nhấn mạnh: “Thứ nhất, thiết kế của cơ quan quy hoạch phía Việt Nam phải chuyên môn hơn, chuyên sâu hơn, khoa học và phù hợp với điều kiện Việt Nam hơn.

Nếu người thiết kế, quy hoạch của Việt Nam làm tốt thì sẽ rất ít khi xảy ra trường hợp bất khả kháng như vừa qua.

Thứ hai, cái quan trọng nhất là phải xem kỹ hợp đồng khi chúng ta ký kết liên quan đến giá cả, chất lượng, thời hạn, tính an toàn, nhất là vấn đề phù hợp với điều kiện Việt Nam hay không. Nếu hợp đồng thảo luận xô bồ, lỏng lẻo, nhiều sơ hở sẽ dễ để đối tác tận dụng, lấn át.

Thứ ba, quá trình tư vấn kỹ thuật, kiểm tra phải bám sát hiện trường, trước khi đi vào thực hiện dự án, chúng ta phải cử người quan sát, nơi họ sản xuất các con tàu đó, thậm chí xem hẳn các nước đang vận hành, tiến hành triển khai thực hiện các dự án giống như vậy.

Như một số thành phố của Trung Quốc hoặc một nước nào đó xem có hiện đại, có tương xứng với điều kiện Việt Nam hay không.

Thứ tư, quá trình giám sát phải bám sát hợp đồng, hợp đồng đó quy định rất rõ các tiêu chí chúng ta cần quan tâm đó là giá cả – chất lượng – thời hạn – suất đầu tư chắc chắn không được phép tăng tùy tiện.

Phải kiên quyết việc cho tổng thầu, nhà sản xuất tăng giá là bao nhiêu %, còn nếu vượt quá thì phải tự bỏ tiền xây dựng.

Trong quá trình làm việc phải ràng buộc tất cả các yếu tố về kỹ thuật – an toàn – chất lượng và trong đó chú ý cả vấn đề số 1 đó là chất lượng – thời hạn. Đặc biệt, ùn tắc giao thông đang cấp bách thì vấn đề thời hạn rất quan trọng, các tuyến đường, các con tàu hoàn thành thì phải tạo ra giá trị kinh tế.

Xem xét, nghiên cứu ký hợp đồng ký kết

Trước việc Bộ Giao thông Indonesia đã yêu cầu các nhà đầu tư Trung Quốc tạm dừng dự án đường sắt cao tốc Jakarta – Bandung, trị giá 5,5 tỉ USD để chờ giấy phép xây dựng, ông Thủy cho hay, thực ra Trung Quốc ký rất nhiều hợp đồng xây dựng đường sắt cao tốc với các nước như Lào, Manila, Brazil, Philippines, không riêng gì Indonesia.

RELATED ARTICLES

Tin mới