Thursday, April 18, 2024
Trang chủQuân sựSắp hết nhiệm kỳ, Obama đang "liều" tới mức nào ở Trung...

Sắp hết nhiệm kỳ, Obama đang “liều” tới mức nào ở Trung Đông?

“Đừng cất đi. Hãy cho chúng tôi thấy ý tưởng của các bạn” – đó là thông điệp mà Tổng thống Obama đã gửi tới các chỉ huy quân sự tham gia cuộc chiến chống IS, theo giới chức Mỹ.

Bảo vệ di sản của Tổng thống

Cây viết người Mỹ Kimberly Dozier nhận định, chính phủ Mỹ đã “thẳng thừng ra tay” sau hơn 1 năm miễn cưỡng nhắm mục tiêu vào hệ thống cơ sở hạ tầng cốt lõi của khủng bố vì nỗi lo đánh trúng dân thường hoặc đe dọa mạng sống của binh sĩ Mỹ.

Hai cuộc không kích gần đây mà Washington tiến hành, kho tiền mặt của IS chỉ là một ví dụ cho việc chính phủ Mỹ đã hiện thực hoá ý tưởng từng được coi là quá mạo hiểm đó.

Các cuộc tấn công của Mỹ nhằm vào ngân hàng và cơ sở hạ tầng dầu mỏ đã khiến IS thiệt hại ít nhất là nửa tỉ USD và rơi vào khủng hoảng tiền mặt nghiêm trọng.

Tinh thần chiến đấu của các tay súng giảm sút rõ rệt, nhiều kẻ “đào ngũ” sau khi lương của chúng bị cắt giảm một nửa. Giới chức Mỹ còn biết được rằng, IS đã chuyển phần lớn trong số tiền mặt của mình tới một bệnh viện tại Mosul.

Theo lời các quan chức quốc phòng Mỹ, Washinton vẫn đang triển khai sâu rộng hơn sự thay đổi về chiến thuật – các chỉ huy quân sự và giám đốc tình báo thúc đẩy bất cứ đề xuất nào có thể tiến hành trên quy mô lớn.

“Các quan chức chính quyền Mỹ đang bật đèn xanh cho những đề xuất mạnh bạo từng bị bác bỏ suốt nhiều năm, đồng thời tìm kiếm thêm các ý tưởng trong việc kiềm chế sự lớn mạnh của IS từ Syriacho tới Libya và hơn thế nữa”.

Giới chức Mỹ cho hay, những hành động mạnh bạo hơn này một phần là nhằm đáp trả các vụ khủng bố ở IS và San Bernadino.

Bà Dozier thì nhận định, Mỹ đồng thời cũng đang nghĩ về di sản màObama để lại sau 2 nhiệm kỳ Tổng thống của mình. “IS vẫn rất nguy hiểm, nhưng nhiệm kỳ cuối cùng của Tổng thống Obama đang trôi về những giờ phút cuối cùng”.

Một vấn đề mấu chốt khác khiến Nhà Trắng dám đưa ra những chính sách mạnh tay hơn là bởi Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter đã thiết lập được kênh liên lạc giữa chính phủ với Lầu Năm Góc và Bộ Tư lệnh Trung tâm.

Giới chức tình báo và quân đội Mỹ ghi nhận, ông đã gây dựng được một đường dây liên lạc đáng tin cậy và toàn diện giữa chính phủ với các nhà lãnh đạo về quân sự.

“Carter đang ngày càng đóng một vai trò tích cực hơn so với người tiền nhiệm của mình. Ông ra đã khiến bản thân trở nên khá nổi bật trong cuộc chiến chống IS. Ông ta là một người đàn ông tỉ mỉ.

Liên hệ giữa Washington và các khu vực xa trung tâm đã rõ ràng hơn”, một quan chức cấp cao giấu tên nhận định.

Chấp nhận rủi ro, đi trước đón đầu

Các quan chức Mỹ nói rằng, Nhà Trắng đang khuyến khích những nhà hoạch định chính sách quân sự mở rộng khu vực tấn công, ngay cả nếu nó có khiến dân thường bị trúng đạn, hay mạo hiểm mạng sống của lính Mỹ.

Một quan chức quân sự cấp cao khẳng định: “Chúng tôi đã bị trói tay. Nhưng bây giờ tôi nghĩ các vị có thể thấy chúng tôi sẵn sàng chịu tổn thất trong dân thường hơn trước, nhằm đạt bước tiến trong chiến dịch của mình”.

Chính quyền Obama cũng sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi đưa các nhóm đặc nhiệm Mỹ tới Syria, bắt sống thêm nhiều thủ lĩnh IS trước khi trao chúng cho lực lượng người Kurd và quân đội Iraq tra hỏi, khai thác thông tin tình báo, gây hoang mang trong nội bộ khủng bố.

Theo giới chức Mỹ, một nhóm nhỏ tình báo và đặc nhiệm đã được triển khai tại Libya, cố gắng thiết lập các mối quan hệ ở địa phương trong cuộc chiến chống IS, nhằm chuẩn bị cho hoạt động sau này.

Tổng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Tướng Joseph Dunford đã nói về một giải pháp quân sự có thể có, nhằm đối phó với sự lớn mạnh của IS ở Libya và khả năng đề nghị các cố vấn của Mỹ ở Iraq tại các căn cứ quân sự ở xa giúp tái chiếm Mosul.

Còn tại Paris, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter xác nhận, Mỹ sẽ tăng cường các nỗ lực tiêu diệt IS, đồng thời cũng bóng gió nói về những động thái mạnh mẽ hơn nữa trong các chiến dịch đặc biệt do Lực lượng Đặc nhiệm Thi hành Mỹ (ETF) tiến hành.

Tướng Joseph Votel, chỉ huy lực lượng này thậm chí còn úp mở về các cuộc chiến sâu rộng ở Iraq, Syria và xa hơn thế nữa.

Trước đó, phát biểu tại một hội nghị thường niên ở Washington, ông Votel tiết lộ, ông đã có kế hoạch “đi trước” IS tại những nơi mà tình hình ở đó đã “chín muồi” cho một cuộc nổi dậy của phiến quân.

“Tôi nhìn thấy cơ hội để chúng ta có mặt ở những nơi mà IS chưa thiết lập chi nhánh của mình, nơi chúng không trực tiếp kiểm soát nhưng lại là nơi mà người dân tỏ ra bất mãn. Chúng tôi có thể tới đó và hợp tác với các đối tác của mình”.

Tuy nhiên, với một vài người Mỹ, cuộc chiến chống IS dường như vẫn chưa là đủ nhanh. “Chúng ta đang từ từ nấu con ếch, thay vì tăng nhiệt độ và đun cho nó sôi lên ngay khi nó còn sống”.

RELATED ARTICLES

Tin mới