Friday, April 19, 2024
Trang chủQuân sựTQ không thể ỷ mạnh hiếp yếu

TQ không thể ỷ mạnh hiếp yếu

Trung Quốc (TQ) và Mỹ đều phải kiềm chế nếu không muốn xảy ra xung đột.

 

Tàu USS Curtis Wilbur tập trận bắn đạn thật trên biển Đông ngày 15-1. (Ảnh: NAVY TIMES) 

Việc Mỹ triển khai tàu khu trục trang bị tên lửa USS Curtis Wilbur vào khu vực 12 hải lý gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (TQ chiếm đóng trái phép, gọi là Trung Kiên Đảo thuộc quần đảo Tây Sa) gặp phản đối khá dữ dội từ TQ. TQ hai lần lên tiếng phản đối, một lần ngay trong ngày Mỹ triển khai tàu USS Curtis Wilbur vào biển Đông 30-1, lần thứ hai vào ngày 1-2.

TQ cáo buộc mục đích chính của Mỹ là muốn bá chủ về hàng hải dựa trên chiêu bài tự do lưu thông hàng hải, đồng thời đổ thừa chính quan điểm tự do lưu thông hàng hải của Mỹ đã tạo căng thẳng trên biển Đông và là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng quân sự hóa trên biển Đông.

Liên quan sự kiện này, tạp chí quân sự Navy Times (Mỹ) ngày 1-2 đã phỏng vấn Phó Giáo sư về khoa học chính trị và quan hệ quốc tế Trí Toàn Chu, hiện là Giám đốc Viện Trung Quốc tại đại học Bucknell (Pennsylvania, Mỹ) về tuyên bố chủ quyền của TQ ở biển Đông và nguy cơ chiến tranh khu vực quanh tranh chấp chủ quyền.

Giám đốc Viện Trung Quốc tại đại học Bucknell (Pennsylvania, Mỹ) Trí Toàn Chu. (Ảnh: NAVY TIMES) 

Theo ông thì tại sao Mỹ quá quan tâm đến những gì diễn ra trên biển Đông?

. Chúng ta hay nói chính thức rằng cần giữ gìn tự do lưu thông hàng hải. Nhưng tôi lại cho rằng về bản chất Mỹ sẽ luôn không cho phép kẻ thách thức nào thay thế mình, dù trên bình diện khu vực hay toàn cầu. Vì thế tôi nghĩ mục tiêu của Mỹ là ngăn đà lớn mạnh của TQ, vốn đang thách thức khu vực.

Liệu sẽ có giải pháp đàm phán nào cho vấn đề biển Đông để loại bỏ nguy cơ xảy ra xung đột, dạng như đàm phán tiến tới hiệp ước Versailles năm 1919 chấm dứt chiến tranh thế giới lần thứ nhất?

. Rất khó, vì Chủ tịch TQ Tập Cận Bình rất cứng rắn. Tôi không nghĩ ông ta sẽ chịu thỏa hiệp hay chịu thua áp lực từ bên ngoài. Trong các thập kỷ 1980, 1990 đã có nhiều đề xuất các nước tranh chấp biển Đông cùng chia sẻ nguồn tài nguyên, nhưng ngày nay với một TQ ngày càng quyết liệt, tôi không cho TQ sẽ chịu thương lượng một cách công bằng với các nước tranh chấp nhỏ hơn.

Về việc Mỹ triển khai tàu chiến vào biển Đông vừa rồi, có thể nhìn thấy trong đó là sự cạnh tranh quyền lực lớn giữa Mỹ và TQ, và việc này ngày càng phức tạp. Biển Đông không chỉ là vấn đề của các nước tranh chấp, mà còn là vấn đề của cả một số nước có quyền lợi liên quan như Mỹ, Nhật, Áo.

Tôi không nghĩ các bên liên quan trực tiếp và cả gián tiếp với tranh chấp biển Đông có thể ngồi lại và đàm phán hòa bình. Tôi nghĩ quân sự hóa khu vực là một nguy cơ thực sự.

Ông nghĩ rằng các bên hiện quá cực đoan cho một giải pháp chính trị?

. Đúng. Tôi lo mọi việc có thể còn sẽ vượt quá tầm kiểm soát. Vấn đề biển Đông đã trở thành một sự đối đầu giữa Mỹ và TQ.

Tình hình đối đầu này liệu có trở thành chiến tranh không thưa ông?

. Tôi không nghĩ cả TQ và Mỹ muốn xung đột trực tiếp với nhau. Tôi cho rằng Mỹ muốn thông qua các hành động của mình ở biển Đông gửi đến TQ thông điệp rằng TQ không thể ỷ mạnh hiếp yếu. Về phần mình, TQ đang nghĩ rằng biển Đông thuộc về mình và việc Mỹ triển khai tàu chiến đến là hành động thách thức và khiêu khích. Tôi nghĩ cả hai bên đều phải kiềm chế.

RELATED ARTICLES

Tin mới