Sunday, November 17, 2024
Trang chủThâm cung bí sửBộ mặt thật của Chu Ân Lai

Bộ mặt thật của Chu Ân Lai

Một chuyên gia nghiên cứu về thời Cách mạng Văn hóa đã tiết lộ, ông Đặng Tiểu Bình cũng từng nói về bộ mặt thật ma quỷ của ông Chu Ân Lai trong một buổi nói chuyện kín, cho rằng ông Chu Ân Lai đã ủng hộ tích cực nhất cho ông Mao Trạch Đông phát động “Cách mạng Văn hóa.”

Nhà nghiên cứu Tống Vĩnh Nghi tại Đại học Dickinson (Mỹ) trong bài viết “Góc khuất của Chu Ân Lai trong Cách mạng Văn hóa”cũng nhận định, ông Chu Ân Lai là kẻ nhiệt tình ủng hộ ông Mao Trạch Đông phát động “Cách mạng Văn hóa,” các cựu lãnh đạo ĐCSTQ không ai phủ nhận được điều này.

Theo bài viết, ngày 20/3/1980, sau khi ông Đặng Tiểu Bình xem xong bản đề cương “Nghị quyết về những vấn đề lịch sử trong quá trình ĐCSTQ xây dựng đất nước” đã chia sẻ với các Ủy viên Bộ Chính trị về nhiều sai lầm của ông Chu Ân Lai trong thời “Cách mạng Văn hóa” này.

Ông Đặng Tiểu Bình nói: “Trong thời kỳ đầu “Cách mạng Văn hóa,” ông Chu Ân Lai đã đề bạt ông Lâm Bưu làm Phó Chủ tịch Đảng, sau đó lại đề nghị là người sẽ kế nhiệm sự nghiệp của ông Mao Trạch Đông; trong thời gian chuẩn bị Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc lần thứ 9 (24/1/1969) từng đề tên Giang Thanh và Hiệp Quần là Ủy viên Bộ Chính trị; trong thời gian chuẩn bị Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc lần thứ 10 (24/8/1973) lại tiếp tục đề xuất Giang Thanh là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị; về chức Chủ tịch nước, cũng lại do ông Chu Ân Lai đề xuất với Bộ Chính trị cho ông Lâm Bưu đảm nhiệm; ông Chu Ân Lai còn phạm nhiều tội lỗi trong các vấn đề liên quan đến Lưu Thiếu Kỳ, Bành Đức Hoài, Hạ Long, Đào Chú.”

Bài báo cũng chia sẻ ý kiến của ông Hồ Diệu Bang và Trần Vân, theo đó đều cho rằng ông Chu Ân Lai là người phải chịu trách nhiệm lớn nhất trong sai lầm do phát động “Cách mạng Văn hóa,” không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh chính trị đương thời.

Ai cũng có thể bị bán đứng

Qua nguồn tài liệu để giải mã những bí mật lịch sử cho thấy, trong thời kỳ 10 năm Cách mạng Văn hóa, ông Chu Ân Lai đã không ngừng bán đứng “đồng chí” của mình. Ông Lưu Thiếu Kỳ, Hạ Long, Bành Đức Hoài, Đào Chú bị bức hại đến chết, các vụ án oan của Bành Chân, La Thụy Khanh, Trần Định Nhất, Dương Thượng Côn đều do ông Chu Ân Lai mà ra.

Ông Cao Văn Khiêm, chuyên gia nổi tiếng khi nghiên cứu về ông Chu Ân Lai đã nhận định, ông Chu cũng là người đã “chụp mũ” ông Lưu Thiếu Kỳ khi đích thân viết trong báo cáo gọi ông Lưu là “Lưu tặc.” Trong hồ sơ vụ án ông Lưu Thiếu Kỳ đã phê: “Lưu tặc là có đủ cả ngũ độc, gồm: đại phản đồ, kẻ phản bội giai cấp công nhân, nội gián, đặc vụ, Hán gian; là phần tử phản cách mạng!” và “Tên này phải giết!”

Ông Chu Ân Lai có quan hệ thân với Ủy viên trưởng Chu Đức của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc ĐCSTQ, nhưng trong “Cách mạng Văn hóa” lại tố ông Chu Đức không đáng tin, từng chỉ mặt ông Chu Đức nói: “Ông là quả bom hẹn giờ của ĐCSTQ.”

Ông Nguyễn Minh, người từng là cố vấn quan trọng của ông Hồ Diệu Bang đã viết trong cuốn sách «Về việc Chu Ân Lai bước lên vũ đài»: “Trong điều tra tội của Tứ nhân bang đã phát hiện nhiều án oan trong Cách mạng Văn hóa đều có chữ ký của ông Chu Ân Lai, trong đó có cả vụ án của chính người con gái và cháu trai ông ta.”

Để bảo vệ mình, ông Chu còn xử lý cả người em ruột Chu Đồng Vũ của mình cùng viên cảnh vệ thân tín đã theo ông ta hơn chục năm liền.

Bộ mặt ma quỷ liên tục bị lộ ra

Bộ mặt giả của ông Chu Ân Lai từng lừa được vô số người dân Trung Quốc. Nhưng qua nghiên cứu tư liệu lịch sử, người ta đã thấy ông ta là một kẻ đạo đức giả, tự tư tự lợi, tàn nhẫn, xảo quyệt. Có thể đưa ra vài ví dụ như sau:

Năm 1931, ông Chu Ân Lai là kẻ đã gây ta vụ huyết án gia đình ông Cố Thuận Chương, quy là “kẻ phản bội.” Cả gia đình ông Cố Thuận Chương gồm hơn 30 người, trong đó có vợ, con trai 5 tuổi, cha vợ, em vợ, bảo mẫu, thậm chí cả người ân nhân cứu mạng của ông Chu Ân Lai là Tư Lịch… đều bị giết chết.

Ngày 11/4/1955, đêm trước diễn ra hội nghị Á-Phi (hội nghị Bandung) đã xảy ra sự cố đánh bom máy bay “Kashmir Princess” gây chấn động quốc tế. Rồi sự thật được phơi bày, người ta điều tra ra Thủ tướng đương nhiệm Chu Ân Lai đã biết trước có hành động mưu sát này nhắm vào ông ta, nhưng vì bảo vệ mình và mục đích làm cho đối thủ mừng hụt nên đã thay đổi hành trình, bỏ mặc cho 11 người trên chuyến bay bị chết thay.

Tháng 11/2013, trong bài báo “Tội lỗi ít người biết về ông Chu Ân Lai” đã tiết lộ bài viết “10 năm vĩ đại” toàn những lời lẽ dối trá của ông Chu Ân Lai đăng trên Nhân dân Nhật báo vào ngày 6/10/1959.  Ông Chu Ân Lai là người biết rõ hàng triệu đồng bào nông dân đang chết đói, nhưng đã tìm mọi cách để che giấu sự thật, thổi phồng thành quả kinh tế của ĐCSTQ bất chấp chuyện sống chết của hơn 50 triệu đồng bào nông dân. Trong thảm kịch chết đói của hàng triệu nông dân, thế nhưng vào ngày 26/1/1960, báo cáo chính phủ lại đưa ra: “Năm 1958 và 1959 được mùa bội thu, tình hình lương thực vô cùng khả quan…”

Vô số tội chứng cho thấy, cho dù xử ông Chu Ân Lai hàng triệu lần tội tử hình cũng khó xóa được mối hận trong lòng hàng trăm triệu đồng bào nông dân Trung Quốc.

Ngày 29/12/2015, nhà báo Thái Vịnh Mai, cựu biên tập viên tạp chí Khai Phóng (Hồng Kông) cho biết, bà phải mất 3 năm để hoàn thành cuốn sách «Bí mật thế giới tâm hồn ông Chu Ân Lai». Cuốn sách sẽ gây nhiều tranh luận, vì sau khi bà nghiên cứu nhật ký và thư từ của ông Chu Ân Lai thời thanh niên đã phát hiện ông ta là người đồng tính, thích một người bạn học nhỏ hơn ông ta 2 tuổi.

Vào năm 2007, bài báo “Những bằng chứng về ông Chu Ân Lai là người đồng tính” được nhiều người Trung Quốc chia sẻ ý kiến đồng tình trên mạng. Họ cho rằng, cùng với việc bộ mặt thật của ông Chu Ân Lai bị lộ ra, tấm biển đạo đức cuối cùng của ĐCSTQ đã bị sụp đổ.

RELATED ARTICLES

Tin mới