Sunday, November 17, 2024
Trang chủBiển nóngMỹ sẽ đầu hàng trước sự hung hăng của TQ

Mỹ sẽ đầu hàng trước sự hung hăng của TQ

Chuyến thăm châu Á vừa qua của Ngoại trưởng Mỹ Jonh Kerry được đánh giá là thất bại sau khi không thể thuyết phục được Campuchia lên án Trung Quốc. Đồng thời Mỹ cũng không thể yêu cầu được Bắc Kinh trừng phạt Triều Tiên sau vụ thử bom hồi đầu tháng 1/2016.

Chuyến thăm của ông Keryy diễn ra trước thềm một hội nghị cấp cao quan trọng giữa Tổng thống Barack Obama và lãnh đạo các nước Đông Nam Á tại Mỹ vào tháng tới. Lào là nước Chủ tịch luân phiên ASEAN trong năm 2016. Sau Lào, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thăm Campuchia và Trung Quốc.

Trong khuôn khổ chuyến công du châu Á này, ông Kerry mong muốn giải quyết hai vấn đề. 1) thúc đẩy các giải pháp hòa bình cho tranh chấp trên Biển Đông và 2) hối thúc Trung Quốc có quan điểm cứng rắn về chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Xét trên cả hai mục đích trên, chuyến đi của ông Kerry lần này coi như công cốc. Tại Campuchia, Ngoại trưởng Mỹ không thể thuyết phục được chính quyền Phnom Penh chống lại những hành động bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Phát biểu của Ngoại trưởng Campuchia tại cuộc họp báo chung với người đồng cấp Mỹ gợi nhớ tới lý lẽ mà Trung Quốc thường đưa ra trước đây. “Lập trường của Campuchia là các quốc gia (có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông) nên giải quyết tranh chấp với nhau mà không có sự can thiệp của ASEAN”- Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong nói.

Chả thế mà tại cuộc họp báo ngày 27/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã lên tiếng khen ngợi Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong về thái độ của ông và Phnom Penh trong vấn đề Biển Đông khi hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.

Tuyên bố của Campuchia chẳng khác nào tạt gáo nước vào mặt ông Kerry, vốn hoan hỉ trước đó một hôm sau khi ở thăm Lào. Hôm 25/1, Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong gây bất ngờ khi lên tiếng đảm bảo với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry rằng, Lào sẽ giúp Mỹ chống lại sự nổi lên ngày một đáng lo ngại của Trung Quốc ở Biển Đông.

Liên qua tới mục tiêu thứ hai. Ban đầu có vẻ Mỹ và Trung Quốc đồng ý lên án hành động thử bom nhiệt hạch của Triều Tiên hồi đầu tháng 1/2016. Tuy nhiên, khi đi vào chi tiết hai bên đã tỏ rõ bất đồng.

Tại cuộc họp báo ngày 27/1 sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Trung Quốc, Vương Nghị, Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh, hai bên đã nhất trí tìm kiếm một nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ nhằm áp đặt lệnh trừng phạt bổ sung đối với Triều Tiên. Hai bên cũng nhất trí phải tìm kiếm nhận thức chung để có một nghị quyết trừng phạt mạnh mẽ từ Hội đồng Bảo an LHQ. Nhưng Ngoại trưởng Vương Nghị cho rằng không nên làm căng thẳng hoặc gây bất ổn cho bán đảo Triều Tiên. Ông Vương Nghị cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của giải pháp ngoại cho vấn đề này. Mỹ đang tìm kiếm biện pháp trừng phạt hà khắc đối với Triều Tiên vì vụ thử hạt nhân mới nhất. Trong khi đó, Trung Quốc không sẵn sàng cho việc áp đặt các lệnh trừng phạt hà khắc đối với Triều Tiên do lo ngại việc đó sẽ khiến tình hình trên bán đảo Triều Tiên thêm bất ổn.

Việc lựa chọn Lào, Campuchia và Trung Quốc là điểm đến trong chuyến công du lần này của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã một lần nữa cho thấy chính sách tái cân bằng của chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Năm 2015, Mỹ củng cố vị thế ở châu Á – Thái Bình Dương qua việc Tổng thống Obama đón tiếp nhiều nhà lãnh đạo khu vực tại Mỹ và gặp gỡ các nhà lãnh đạo khác trong nhiều nhiều chuyến viếng thăm châu Á. Và năm 2016 này được hứa hẹn sẽ chứng kiến sự tăng cường hơn nữa trong quan hệ giữa Mỹ với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, mở đầu là chuyến công du châu Á lần này của ông Kerry và sau đó là chuyến thăm Mỹ của 10 nhà lãnh đạo ASEAN sắp tới. Tuy nhiên, sự thất bại trong chuyến công du châu Á lần này của ông Kerry báo hiệu chiến lược xoay trục của Mỹ sắp tới sẽ yếu dần nhất là khi Mỹ sắp có tổng thống mới.

RELATED ARTICLES

Tin mới