Friday, March 29, 2024
Trang chủBiển nóngTQ sẽ thống nhất Đài Loan bằng vũ lực?

TQ sẽ thống nhất Đài Loan bằng vũ lực?

Tờ Taipei Times dẫn lời cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc John Bolton khi kêu gọi người kế nhiệm Tổng thống Barack Obama nên sử dụng “vấn đề Đài Loan” để chống lại mưu đồ bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Theo ông John Bolton, Tổng thống kế tiếp của Mỹ nếu mạnh dạn và sẵn sàng hành động thì luôn có cơ hội ngăn chặn và đảo ngược xu thế bành trướng lãnh thổ, bá chủ Đông Nam Á mà Trung Quốc đang theo đuổi.

Bởi nếu Bắc Kinh không chịu xuống thang ở Biển Đông, người kế vị Tổng thống Barack Obama có thể mời đại diện Đài Loan chính thức đến Bộ Ngoại giao Mỹ và nâng cấp cơ quan đại diện của Mỹ tại Đài Bắc; có thể mời nhà lãnh đạo Đài Loan mới đắc cử, bà Thái Anh Văn (người của đảng Dân Tiến (DPP), theo đuổi chính sách Đài Loan độc lập với Bắc Kinh) thăm chính thức Washington, cho phép quan chức cấp cao nhất của Mỹ thăm chính thức Đài Loan; thậm chí khôi phục việc công nhận ngoại giao đầy đủ với Đài Loan.

“Vấn đề Đài Loan”

Trước đó (18-1), cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ William Burns và Chủ tịch Viện Mỹ tại Đài Bắc (AIT) Ray Burghardt đã làm việc với các quan chức đảng DPP của Đài Loan. Việc này diễn ra sau khi bà Thái Anh Văn giành thắng lợi trong cuộc bầu cử hôm 16-1 ở Đài Loan cùng tuyên bố, muốn duy trì các mối quan hệ “chặt chẽ và thân thiện” với Mỹ.

Ngay lập tức, Bắc Kinh đã cảnh báo Washington không nên can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Cùng ngày 18-1, Tổng thư ký DPP Ngô Chiêu Nhiếp bắt đầu chuyến thăm Mỹ sau khi đảng này giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hôm 16-1.

Cũng trong ngày 18-1, tờ Thời báo Hoàn Cầu tuyên bố, nếu chính quyền của bà Thái Anh Văn tìm cách “vượt giới hạn đỏ” như ông Trần Thủy Biển từng tiến hành, Đài Loan sẽ phải đối mặt với “kết cục chết chóc”.

trung quoc se thong nhat dai loan bang vu luc
Tổng thư ký đảng Dân tiến (DPP) của Đài Loan (Trung Quốc), ông Ngô Chiêu Nhiếp

Giới phân tích cho rằng, Trung Quốc có thể thay đổi “chiến thuật” của họ tại Biển Đông, đồng thời gia tăng căng thẳng với Đài Loan sau khi bà Thái Anh Văn đắc cử trong cuộc bầu cử vừa qua.

Ngày 17-1, Trung tướng Vương Hồng Quang, cựu Phó tư lệnh đại quân khu Nam Kinh cho rằng, quân đội Trung Quốc đủ sức để thống nhất Đài Loan bằng vũ lực – Trung Quốc sẵn sàng khai hỏa nếu Đài Loan đòi độc lập.

Ngày 18-1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết, Bắc Kinh quan ngại về chuyến thăm Đài Loan đã được lên kế hoạch của cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ William Burns.

Hãng Reuters cũng vừa cho rằng, dư luận quốc tế không nên đánh giá thấp tầm quan trọng của Đài Loan trong chiến lược của Bắc Kinh. Bởi ngoài khả năng quân sự, Bắc Kinh còn sở hữu các con bài về kinh tế – hiện Trung Quốc là đối tác thương mại và đầu tư quan trọng nhất của Đài Loan.

Giới phân tích nhận định, Bắc Kinh chưa bao giờ từ bỏ khả năng sử dụng vũ lực để “thống nhất Đài Loan”, nhất là khi Đài Bắc có hơi hướng theo đuổi mục tiêu độc lập cho hòn đảo này.

Trước đó, Tân Hoa xã từng dẫn lời người phát ngôn Văn phòng các vấn đề Đài Loan của Quốc vụ viện Trung Quốc Mã Hiểu Quang cho biết, ngày 30-12-2015, đường dây nóng giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan đã chính thức vào hoạt động.

Tạp chí Kanwa Defense Review của Canada cho rằng, quân đội Trung Quốc vẫn coi “chiến tranh thống nhất Đài Loan” là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, và quân đội Đài Loan là một trong những “đối tượng tác chiến” của họ. Và Bắc Kinh đã tính tới khả năng can thiệp của Nhật Bản, nếu khai hỏa tấn công Đài Loan.

Do đó, ngoài diễn tập tấn công mục tiêu mô phỏng các sân bay của Đài Loan, quân đội Trung Quốc cũng đang nghiên cứu phương án tấn công các sân bay của Nhật Bản. Đài Loan vừa thu được tài liệu cho thấy, khi tấn công các sân bay của Đài Loan và Nhật Bản, Trung Quốc sẽ triển khai theo 5 bước.

Và Đài Loan đã bí mật cử sĩ quan cao cấp nhiều lần đến Manila và Tokyo chọn căn cứ (4 ở Nhật Bản và 2 ở Philippines) để xin phép cho chiến đấu cơ của họ có thể hạ cánh trong trường hợp nổ ra chiến tranh với Trung Quốc. Đây là một trong những thay đổi đáng quan tâm bởi trước đây Trung Quốc luôn coi Mỹ là nhân tố quan trọng và tác động trực tiếp đến chiến cuộc.

Theo giới truyền thông, Đài Loan và Nhật Bản đã tăng cường hoạt động hợp tác quân sự song phương nhiều hơn trước và đây là điều khiến Trung Quốc “khó chịu”.

Ẩn họa khôn lường

Ngày 19-1, tờ Wall Street Journal nhận định, việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương – 981 vào vùng biển chưa phân định ở Vịnh Bắc Bộ cho thấy, căng thẳng có thể tái bùng phát trong quan hệ Việt – Trung như từng xảy ra hồi giữa năm 2014.

Cũng trong ngày 19-1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ, Việt Nam quan ngại và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương – 981 ra khỏi khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Việt Nam đồng thời bảo lưu mọi quyền và lợi ích pháp lý của mình đối với khu vực này phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 và thực tiễn quốc tế liên quan.

Đồng thời khẳng định, đây là khu vực chồng lấn giữa thềm lục địa miền Trung Việt Nam và thềm lục địa đảo Hải Nam Trung Quốc, là khu vực chưa được hai bên phân định. Trước đó (18-1), đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội nêu rõ quan ngại của Việt Nam về việc Trung Quốc di chuyển giàn khoan Hải Dương – 981 đến vị trí nêu trên.

Cùng ngày 18-1, hơn 60 quan chức, học giả đến từ nhiều quốc gia đã có mặt tại Hải Khẩu, Trung Quốc để dự hội thảo quốc tế lần thứ 2 về “Xây dựng quan hệ đối tác, thúc đẩy hòa bình khu vực: Thực hiện quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc – Indonesia tại Đông Nam Á”.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc Ngô Sĩ Tồn đã đề nghị, kiểm soát thỏa đáng các nhân tố liên quan tới tranh chấp biển đảo trong quan hệ Trung – Mỹ, cũng như hợp tác thiết thực trên biển Trung Quốc – ASEAN…

Trong khi đó, trang tin sina.com vừa cho biết, một máy bay của hãng hàng không Hainan Airlines chở du khách dân sự đã hạ cánh trái phép xuống bãi đá Chữ Thập hôm 16-1. Du khách đều là người nhà của các binh sĩ đồn trú bất hợp pháp trên bãi đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

RELATED ARTICLES

Tin mới