Thursday, December 26, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTQ thâu tóm các gã khổng lồ nông nghiệp: Mưu mới?

TQ thâu tóm các gã khổng lồ nông nghiệp: Mưu mới?

Trung Quốc đang triển khai nhiều kế hoạch nhằm thâu tóm các công ty nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.  

Trung Quốc thâu tóm công ty sữa lớn nhất Australia

Ngày 23/2, Bộ trưởng Bộ Tài chính Australia Scott Morrison tuyên bố công ty Van Dieman’s Land Co. ở bang hải đảo Tasmania của nước này đã được bán cho doanh nhân Lu Xianfeng của Trung Quốc với giá 280 triệu Đôla Australia, tương đương 202 triệu USD.

“Thương vụ này chắc chắn sẽ giúp làm tăng công ăn việc làm và đầu tư trong một lĩnh vực kinh tế quan trọng ở Tasmania. Chúng tôi đảm bảo là họ sẽ đóng thuế đầy đủ”, ông Morrison nhấn mạnh.

Van Dieman’s Land Co. trước đây thuộc sở hữu của Hội đồng quận Plymouth của New Zealand. Công ty này sản xuất 7,7 triệu kg sữa cô đặc mỗi năm từ khoảng 18.000 đầu gia súc.

Theo tờ Wall Street Journal, Doanh nhân Lu là một người có nhiều hoạt động kinh doanh ở Australia, và là nhà sáng lập Ningbo Xianfeng New Material, một công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thẩm Quyến.

Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc đạt được các hợp đồng, thỏa thuận mua bán với các doanh nghiệp, công ty của Australia.

Tháng 10/2012, Trang trại Cubbie Station chuyên sản xuất bông và ngũ cốc rộng 93.000ha tại vùng hoang mạc hẻo lánh Canberra của Australia nay đã thuộc về quyền sở hữu của một tập đoàn nước ngoài do Trung Quốc đứng đầu. Từ đó đến nay, nông nghiệp luôn là lĩnh vực được Trung Quốc đặc biệt chú ý tại Australia.

Trong một động thái khác, người Trung Quốc hiện đã cũng dành nhiều sự quan tâm đến xây dựng. Theo ước tính, gần một phần tư số nhà được xây mới tại Sydney và Credit Suisse đã rơi vào tay người dân Bắc Kinh và dự báo số tiền mà họ rót vào bất động sản Australia trong 6 năm tới sẽ tăng gấp đôi lên 60 tỷ AUD (46 tỷ USD).

Trung Quốc âm mưu thâu tóm các công ty  nước ngoài

Giới phân tích cho rằng, Trung Quốc đang đẩy mạnh các kế hoạch của mình nhằm thâu tóm các công ty nước ngoài nhằm gia tăng ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế.

Truyền thông Mỹ ngày 12/2 đưa tin, Tập đoàn hóa chất Trung Quốc (ChemChina) đã bỏ ra 43 tỷ USD để sở hữu công ty Syngenta AG (Syngenta) của Thụy Sĩ. Syngenta AG là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, cung cấp các sản phầm, dịch vụ bảo vệ thực vật và cung cấp hạt giống cây trồng.

Syngenta cung cấp hóa chất bảo vệ thực vật, trong đó bao gồm thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm và phương pháp điều trị hạt giống để kiểm soát cỏ dại, côn trùng và dịch bệnh ở cây trồng.

Trong hoạt động cung cấp hạt giống cây trồng, Syngenta cung cấp các loại hạt giống bao gồm ngô, hạt có dầu, ngũ cốc, củ cải đường và các loại rau. Việc ChemChina mua lại Syngenta với giá 43 tỷ USD là thương vụ mua bán lớn nhất ở nước ngoài của một công ty Trung Quốc.

Trước đó, tập đoàn General Electric (GE) cũng đã bán lại mảng sản xuất thiết bị gia dụng cho tập đoàn Haier hay công ty Zoomlion của Trung Quốc chào mua công ty sản xuất thiết bị nâng vật nặng Terex Corp. đều chứng tỏ tham vọng ngày càng lớn của Trung Quốc

Gần đây nhất, một công ty con thuộc tập đoàn HNA Group của Trung Quốc tuyên bố sẽ mua lại công ty phân phối công nghệ Ingram Micro với giá 6 tỷ USD.

Tuy nhiên, thương vụ gây căng thẳng nhất đến thời điểm này có lẽ là vụ một nhóm nhà đầu tư Trung Quốc do công ty Chongqing Casin Enterprise (CCEG) dẫn đầu chào mua Sở Giao dịch Chứng khoán Chicago (CSE).

Từ đầu năm đến nay, theo dữ liệu của Dealogic đã có 102 thỏa thuận mua bán và sáp nhập (M&A) của các công ty Trung Quốc với mục tiêu là doanh nghiệp nước ngoài được công bố, với tổng trị giá 81,6 tỷ USD. Cả số thương vụ và giá trị đều đã tăng mạnh so với 72 thương vụ và giá trị 11 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái.

Giới phân tích cho rằng, các vụ công ty Trung Quốc thâu tóm công ty nước ngoài sẽ còn được đẩy nhanh trong thời gian tới. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại và mức giá rẻ của các công ty nước ngoài do sự sụt giảm của thị trường chứng khoán thời gian gần đây là cơ sở cho dự báo như vậy.

“Với sự giảm tốc của nền kinh tế, các công ty Trung Quốc ngày càng tìm đến nhiều hơn với các thị trường mới để đảm bảo sự tăng trưởng của mình”, ông Vikas Seth, trưởng bộ phận các thị trường mới nổi thuộc ngân hàng Credit Suisse, phát biểu.

RELATED ARTICLES

Tin mới