Sunday, January 12, 2025
Trang chủBiển nóngXung đột trên Biển Đông đang đạt tới điểm sôi

Xung đột trên Biển Đông đang đạt tới điểm sôi

Tuy tin tức về việc Trung Quốc triển khai hệ thống tên lửa phòng không ở Biển Đông đang trở thành tâm điểm trong những tuần qua, những tên lửa này chỉ là một phần trong sự dịch chuyển lớn hơn có khả năng đưa xung đột tới mức thang mới.

Ảnh chụp vệ tinh trên đảo Chữ Thập ngày 22/2/2015 (Gallo Images /Getty Images)

Thay đổi khởi điểm từ ngày 30/1 khi khu trục hạm của hải quân Mỹ, USS Curtis Wilbur, đi vào lãnh hải 12 hải lý đảo Tri Tôn của quần đào Hoàng Sa thuộc Biển Đông

Đây là một phần của sứ mệnh “tự do hàng hải” mà được cả Đài Loan và Việt Nam ủng hộ, cả hai quốc gia đều tuyên bố chủ quyền đảo Tri Tôn. Còn Trung Quốc – nước cũng tuyên bố chủ quyền với quần đảo này – thì không hài lòng.

Các hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc bắt đầu rêu rao thông tin về sư hung hăng của Mỹ và tuyên bố rằng Mỹ đang cố thiết lập “quyền lãnh đạo” ở Biển Đông.

Trước đây Đại Kỷ Nguyên đã có bài viết giải thích về tính trái ngược trong luận điệu của ĐCSTQ – họ nói điều gì thì tình hình thực tế thường là ngược lại. ĐCSTQ thực tế đang cố thiết lập quyền lãnh đạo của mình trong khu vực, trong khi chính Mỹ đang duy trì tiêu chuẩn tự do lưu thông qua các vùng biển trọng yếu đối với thương mại quốc tế.

Dù sao thì với bất kỳ ý định nào đi nữa, chính quyền Bắc Kinh kêu gọi phản ứng quân sự tăng cường nhằm chống lại Mỹ và đồng minh, và điều này đẩy căng thẳng trên Biển Đông đến một điểm sôi.

Hình ảnh từ vệ tinh hôm 14/2 cho thấy ĐCSTQ đã triển khai hệ thống tên lửa phòng không đất đối không SAMs trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Chính quyền Bắc Kinh tuyên bố rằng hệ thống tên lửa trên đã hiện diện ở đó từ lâu, nhưng nếu tuyên bố trên là đúng thì quân đội ĐSCTQ đã cất giấu hệ thống tên lửa này. Những hình ảnh từ vệ tinh cho thấy hệ thống tên lửa được mang ra trong khoảng thời gian từ 3/2 đến 14/2. Theo những tin tức trước đây thì ĐCSTQ bắt đầu quân sự hóa đảo nhân tạo vào khoảng hồi tháng 5/2015.

Theo thông tin từ Viện Hải Quân Hoa Kỳ, USNI News, ĐCSTQ có thể dang xây một căn cứ máy bay trực thăng cho hạm đội chống tàu ngầm. Các nhà phân tích quân sự trước đây đã nhấn mạnh rằng tàu ngầm là con át chủ bài (có thể xoay chuyển tình thế) đối với Mỹ, trong trường hợp nếu có xảy ra chiến tranh với Trung Quốc.   

Căn cứ chống tàu ngầm mới này “có thể phát tín hiệu cho thấy một bước tiến mới về năng lực của hạm đội chống tàu ngầm của ĐCSTQ tại Biển Đông”, theo báo cáo của nhà báo Victor Robert Lee của tờ The Diplomat.

“Một hệ thống căn cứ trực thăng và điểm tiếp nhiên liệu rải khắp Biển Đông, sử dụng những căn cứ hiện có của ĐCSTQ mà không cần phải xây thêm, sẽ khiến bất cứ tọa độ nào ở trong khu vực nằm trong tầm ngắm”, nhà báo Lee cho biết thêm.

Theo Nhân dân Nhật báo, một trong những cơ quan phát ngôn chính của ĐCSTQ, bình luận thêm rằng ĐCS Trung Quốc phải “dạy cho Mỹ một bài học” nếu Mỹ tiếp tục các hoạt động tự do hàng hải tại Biển Đông.

Bình luận trên nói rằng quân Trung Quốc nên bắn cảnh cáo và húc vào tàu của Mỹ.

Các hãng tin của ĐCSTQ hiện đưa tin chính quyền Bắc Kinh có thể triển khai tên lửa chống hạm và vũ khí khác tại Biển Đông.

Li Jie, nguyên cứu viên cao cấp tại Viện nghiên cứu Quân sự Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa nói với tờ Bưu điện Nam Hoa Buổi sáng rằng ĐCSTQ sẽ triển khai thêm các vũ khí hiện đại nếu phía Mỹ “đi quá xa”.

Đối mặt với căng thẳng tăng cao với ĐCSTQ, Mỹ hiện đang tìm cách mở rộng một Luật hải quân quan trọng cho an toàn hàng hải, được gọi là “Quy tắc xử lý đụng độ bất ngờ trên biển”

Các thay đổi được đề xuất sẽ sửa đổi các luật về tàu phi quân sự. Tờ The Diplomat cho hay, đề xuất trên được phác thảo bởi Phó Đô đốc Joseph Aucoin, chỉ huy hạm đội 7 đóng tại Nhật Bản.

Một trong những lý do quan trọng cho thay đổi trên là chế độ Bắc Kinh đang triển khai cả tàu tuần duyên mới cỡ lớn “được sơn màu trắng thay vì màu xám dành cho hải quân”. ĐCSTQ hiện đang sử dụng tàu tuần duyên và tàu đánh cá trong chiến lược quân sự trong vùng.

Các quốc gia khác cũng đang đưa ra chiến lược của họ để thách thức tuyên bố chủ quyền của ĐCSTQ. Mỹ đang thúc giục Australia khởi động chiến dịch tự do hàng hải; Việt Nam cũng đang tăng cường lực lượng quân đội; quân đội Philippines đang chuẩn bị tình huống xấu nhất xung đột với ĐCSTQ và Nhật Bản đang cân nhắc khởi động tuần tra hải quân.

Câu hỏi đặt ra bây giờ là ĐCSTQ sẽ phản ứng lại mạnh mẽ ra sao và các quốc gia khác sẽ chống lại hành động xây dựng cơ sở quân sự nằm kiểm soát đường biển của ĐCSTQ trong khu vực như thế nào.

RELATED ARTICLES

Tin mới