Saturday, April 27, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiCác hãng điện tử TQ buộc người dùng phải cúi đầu chịu...

Các hãng điện tử TQ buộc người dùng phải cúi đầu chịu kiểm duyệt của chế độ cầm quyền

Nếu bạn đang tìm kiếm để chọn một chiếc điện thoại hoặc máy tính xách tay được sản xuất bởi một công ty Trung Quốc, hãy đừng quên đọc những chữ in nhỏ về điều khoản dịch vụ. Bạn có thể đang tự đặt mình phó mặc cho pháp luật Trung Quốc định đoạt.

Các chính sách có thể đưa ra một cái nhìn thoáng qua về những gì sắp xảy ra khi mà chính quyền Trung Quốc đã vừa mới thông qua những luật mới, yêu cầu thực thi thương hiệu “an ninh quốc gia” của mình ở nước ngoài.

Ví dụ như, nếu bạn đang sử dụng một chiếc điện thoại thông minh Xiaomi, có thể bạn đã vô tình đồng ý “chịu mọi rủi ro và chịu toàn bộ trách nhiệm pháp lý” không tham gia vào các hoạt động mà chính quyền Trung Quốc đã cấm. Theo những chữ in nhỏ (của thỏa thuận sử dụng), bạn đã thực sự giới hạn mình khá nhiều.

Trước hết và quan trọng nhất, nó cấm bạn chống đối các nguyên tắc của Hiến pháp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bạn cũng không được phép làm rò rỉ bí mật nhà nước hoặc lật đổ chính phủ (Trung Quốc).

Nếu bạn tin vào (việc sẽ có) một Tây Tạng tự do, một Đài Loan độc lập, hoặc một Hồng Kông dân chủ, bạn đang vi phạm thỏa thuận người sử dụng của Xiaomi, vì nó cấm bạn “phá hoại thống nhất dân tộc”.

Bạn cũng phải cẩn thận nếu bạn duy tâm hoặc tin vào tôn giáo.

Thỏa thuận này nói rằng bạn phải tuân theo các luật lệ của chế độ Trung Quốc về đàn áp tôn giáo, và bạn không thể làm suy yếu “chính sách tôn giáo quốc gia” của Trung Quốc nữa.

Nếu bạn viết về Phật giáo Tây Tạng hay Đạo Kitô, bạn có thể vi phạm luật lệ của họ về cái mà chế độ Trung Quốc gọi là “tà giáo”. Bạn cũng không thể viết về bất cứ niềm tin nào mà họ gọi đó “mê tín”.

Khi nói đến tin tức và chính trị, thỏa thuận cấm bạn “lan truyền tin đồn”. Khi nói về tin tức, thì thường có nghĩa là bạn không được phép nói những điều không phù hợp với những đường lối đã được nhà nước chấp thuận của những cơ quan ngôn luận chính thức của chính quyền Trung Quốc.

Bạn cũng đã cho Xiaomi “quyền truy cập vào” tài khoản của bạn.

Không chỉ có một mình Xiaomi đưa ra những yêu cầu này. Các công ty công nghệ Trung Quốc bao gồm Huawei (Hoa Vi), Foream, Condenatcenter, Adbox, và Decathlon đều có thỏa thuận người sử dụng tương tự.

Có một vài sự khác biệt trong từng công ty. Ví dụ như với công ty Decathlon, bạn không được phép phổ biến bất cứ điều gì có thể “làm tổn hại đến uy tín của các tổ chức chính phủ”.

Những nội dung đó thực sự đã ở trong những thỏa thuận (người sử dụng) trong một thời gian rồi. Theo tài liệu lưu trữ của trang web Xiaomi, phần viết về cấm thảo luận về “tà giáo” và “mê tín”, và các yêu cầu tuân thủ hiến pháp của chế độ Trung Quốc, đã được bổ sung (trên trang web này) vào tháng 10 năm 2014.

Tuy nhiên, điều mà người ta quan tâm là những tiêu chuẩn hiện tại này có ý nghĩa gì đối với các luật mới ràng ràng buộc các công ty công nghệ nước ngoài đang kinh doanh tại Trung Quốc, và các luật mới cho xuất khẩu “an ninh quốc gia” của Trung Quốc ở nước ngoài.

Nhà văn người Đức, ông Christoph Rehage, có thể là một trong số các nạn nhân nước ngoài đầu tiên của những chính sách này. Trong tháng 12, ông đã đăng tải một video clip trên YouTube, gọi người sáng lập của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Mao Trạch Đông, là “Hitler của Trung Quốc”.

Một trang web của Đoàn thanh niên cộng sản (Trung Quốc) hiện nay đang kêu gọi trừng phạt ông Rehage vì vi phạm luật pháp Trung Quốc, mặc dù ông ta sống ở Hamburg. Họ lập luận rằng ông Rehage, người nói được tiếng Trung Quốc, đã thực hiện video clip để lưu hành ở Trung Quốc, mà theo họ nói, nó phá hoại chủ quyền của Trung Quốc trên mạng Internet.

Trong khi không chắc ông Rehage sẽ bị dẫn độ (về Trung Quốc), các mối đe dọa như thế này đang ngày càng có nhiều hơn là những lời nói huênh hoang giận dữ.

Gần đây, một biên tập viên sống ở Hồng Kông, người viết sách về những lời đồn đại về các nhà lãnh đạo Trung Quốc, đã bị biến mất cùng với bốn trong số các đồng nghiệp của mình.

Điều này có liên quan đến một sự thay đổi trong chính sách của Trung Quốc. Nó bắt đầu vào ngày 1 tháng 7 năm 2015, khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua “Luật An ninh Quốc gia”.

Luật mới nhấn mạnh rằng “Trung Quốc phải bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia của mình ở khắp mọi nơi”, và theo Tạp chí ‘The Diplomat’, “sẽ ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống công cộng ở Trung Quốc – phạm vi điều chỉnh của Luật bao bao gồm chính trị, quân sự, tài chính, tôn giáo, không gian mạng, và thậm chí hệ tư tưởng và tôn giáo”.

Cùng với Luật An ninh Quốc gia, là một luật khác được thông qua ngày 27 tháng 12 năm 2015, được gọi là “Luật chống Khủng bố”.

Đặc biệt, Luật chống Khủng bố đang bị gây tranh cãi vì nó đòi hỏi các hãng công nghệ nước ngoài phải hợp tác với các cuộc điều tra của chế độ Trung Quốc – và thương hiệu “chống khủng bố” của nó là khác xa so với ở phương Tây.

Như tạp chí The Diplomat đã lưu ý, ĐCSTQ có định nghĩa riêng của mình về chủ nghĩa khủng bố, nó đó bao gồm “bất cứ tư tưởng, lời nói, hoặc hoạt động nào, bằng phương tiện của bạo lực, phá hoại, hoặc đe dọa, nhằm mục đích tạo ra hoảng loạn xã hội, ảnh hưởng đến hoạch định chính sách quốc gia, tạo ra hận thù dân tộc, lật đổ quyền lực nhà nước, hay chia tách nhà nước”.

Nói cách khác, trên một thái cực nó bao gồm chủ nghĩa khủng bố – nhưng trên một thái cực khác nó cũng làm cho “tư tưởng” và “lời nói” thành bất hợp pháp nếu như những tư tưởng và lời nói này thách thức sự thống trị của ĐCSTQ.

Bất kỳ công ty nào muốn làm ăn tại Trung Quốc sẽ cần phải ủng hộ, tán thành những luật lệ này. Chính sách này của chế độ Trung Quốc vẫn còn trong giai đoạn vừa bắt đầu nảy nở của nó, nhưng nếu các thỏa thuận người sử dụng của các công ty Trung Quốc nói với chúng ta bất kỳ điều gì đó, có thể tất cả chúng ta sẽ sớm được yêu cầu tuân theo các tiêu chuẩn của nó trên nguyên tắc phục tùng tuyệt đối hoặc “chịu mọi rủi ro và chịu toàn bộ trách nhiệm pháp lý” như cảnh báo của Xiaomi.

RELATED ARTICLES

Tin mới