Friday, October 18, 2024
Trang chủBiển nóngTQ bắt đầu dùng 'hư chiêu' trên Biển Đông

TQ bắt đầu dùng ‘hư chiêu’ trên Biển Đông

Hãng Reuters dẫn tuyên bố của bà Phó Doanh (Oánh), người phát ngôn của kỳ họp lưỡng hội (Chính hiệp và Quốc hội Trung Quốc) cho biết, dự toán ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm 2016 tăng thấp nhất kể từ năm 2010.

Ngoài ra, bà Phó Doanh còn cáo buộc Mỹ quân sự hóa Biển Đông thông qua các hoạt động tuần tra ở gần những đảo Trung Quốc đang kiểm soát bất hợp pháp. Đồng thời chỉ trích chiến lược “xoay trục” của Mỹ và không quên tuyên bố “Trung Quốc có quyền xây dựng đảo nhân tạo phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam”.

Cũng trong ngày 4-3, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết, Tokyo đang giám sát chặt chẽ việc Trung Quốc tiếp tục tăng chi phí quốc phòng, và sẽ tìm kiếm sự minh bạch trong chính sách quốc phòng của Bắc Kinh.

Ngày 5-3, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố, Bắc Kinh sẽ phản đối các hoạt động đòi độc lập của Đài Loan. Việc này diễn ra sau khi bà Thái Anh Văn thắng cử và sẽ thay ông Mã Anh Cửu, lãnh đạo Đài Loan kể từ tháng 5 tới.

Trước đó, giới chức Nhật Bản và Đài Loan vừa thương đàm về quy định đánh bắt cá ở vùng biển Hoa Đông mà 2 bên tranh chấp tại quần đảo Senkaku/Điều Ngư, bỏ qua Trung Quốc. Bởi một số ngư dân ở tỉnh Okinawa, Nhật Bản, muốn Tokyo giảm diện tích đánh bắt của Đài Loan ở vùng biển tranh chấp.

Theo nhận định của tờ Le Monde, Australia chi mạnh tay cho quốc phòng thời gian gần đây nằm trong kế hoạch ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông. Bởi theo “Sách trắng Quốc phòng” được Australia công bố hôm 25-2, ngân sách chi cho quân đội năm 2016-2017 sẽ tương đương 23 tỉ USD; và đến năm 2025-2026, con số này sẽ tăng lên 41 tỉ USD.

“Sách trắng Quốc phòng” mới của Australia cũng cảnh báo, trong 20 năm tới, khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương sẽ chứng kiến một quá trình chạy đua vũ trang mạnh mẽ nhất với sự hiện diện của một nửa số tàu ngầm và chiến đấu cơ trên thế giới. Và trong bối cảnh đó, mối quan ngại chính của Canberra là sự trỗi dậy thành cường quốc quân sự của Trung Quốc.

Do đó, Canberra đã yêu cầu Bắc Kinh phải tăng tính minh bạch trong chính sách quốc phòng, đặc biệt là các động thái trên Biển Đông. Sự lo ngại về khả năng bành trướng trên Biển Đông của giới lãnh đạo Australia càng được khẳng định khi Canberra chủ yếu tập trung đầu tư cho lực lượng hải quân.

Giáo sư Peter Hartcher đến từ Viện Nghiên cứu chính trị Lowy Sydney cho rằng, mặc dù vẫn duy trì quan hệ kinh tế với Bắc Kinh, đối tác thương mại hàng đầu, nhưng Canberra từ lâu đã cảnh giác và chuẩn bị cho các biện pháp đối phó trước sự phát triển và bành trướng ngày càng nhanh của Trung Quốc tại Biển Đông.

Cựu Thủ tướng Australia Kevin Rudd và cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton từng khẳng định, bên cạnh các biện pháp chính trị để đưa Trung Quốc hòa nhập với cộng đồng thế giới, nhưng Australia và Mỹ cũng phải chuẩn bị triển khai lực lượng nếu mọi việc không đi đúng hướng.

ai dang quan su hoa bien dong
Vương Hồng Quang

Theo nhận định của chuyên gia quốc phòng Mỹ Dave Majumdar, lực lượng không quân Trung Quốc (PLAAF) có khả năng sẽ ngang bằng hoặc vượt Mỹ vào năm 2030. Bởi hiện PLAAF đã được cải tiến và có nhiều loại vũ khí mạnh hơn trước và đang cho ra đời loại máy bay thế hệ mới, trong đó có máy bay tàng hình Chengdu J-20, Shenyang J-31 và phiên bản được nâng cấp như J-11D và J-16.

Đó là chưa kể tới việc nhập khẩu chiến đấu cơ tiên tiến do Nga chế tạo như Sukhoi Su-35S Flanker-E. Được biết, Bắc Kinh và Moskva đã ký thỏa thuận trị giá 2 tỉ USD nhằm phát triển khả năng quân sự cho Trung Quốc từ năm ngoái. Theo đó, 24 chiếc Su-35 được trang bị động cơ đa chức năng của Nga sẽ được chuyển cho Trung Quốc vào cuối năm nay.

Tham mưu trưởng không quân Mỹ Mark Welsh cũng cảnh báo, tuy số lượng máy bay của Mỹ nhiều hơn 2.000 chiếc so với đối thủ ở châu Á, nhưng với tốc độ chế tạo và triển khai máy bay của Trung Quốc hiện nay, Bắc Kinh sẽ nhanh chóng lấp đầy khoảng cách này vào năm 2030.

Được biết, Bắc Kinh đang thành lập một tập đoàn từ việc sáp nhập 3 nhà sản xuất động cơ máy bay Aero Science & Technology, Avic Aviation Engine và  Avic Aero-Engine Controls nhằm nâng cao vị thế của Trung Quốc trong lĩnh vực thiết kế máy bay.

Ngoài ra, Trung Quốc còn chế tạo các thiết bị bay không người lái được xếp ngang hàng với Predator và Reaper của không quân Mỹ cả về tốc độ cao, thời gian hoạt động lâu và tấn công các mục tiêu mặt đất bằng tên lửa.

Theo nhận định của học giả James Curran đến từ Đại học Sydney, mặc dù tăng trưởng dưới 2 con số, nhưng chi cho quốc phòng năm 2016 của Bắc Kinh vẫn là một sự gia tăng lớn, vẫn khiến cho đồng minh cùng đối tác của Mỹ phải lo lắng.

Theo giới bình luận, mặc dù con số tăng trưởng 7,6% chưa chắc đã chính xác, nhưng nó thấp hơn nhiều so với dự đoán trước đó của giới phân tích quân sự và ngoại giao của cả trong và ngoài Trung Quốc trước đó.

Bởi hôm 3-3, tờ South China Morning Post dẫn lời Trung tướng Vương Hồng Quang, cựu Phó Tư lệnh quân khu Nam Kinh cho rằng, quân đội Trung Quốc cần tăng thêm 20% ngân sách quốc phòng trong năm nay để trang trải chi phí “ứng phó với những thách thức ở Biển Đông và biển Hoa Đông”.

Và ông Nghê Lạc Hùng, nhà phân tích quân sự ở Thượng Hải còn cho rằng, một khi Trung Quốc bố trí tàu sân bay ở Biển Đông trong tương lai, sẽ gửi một thông điệp ngoại giao mạnh mẽ. Và đó là dấu hiệu cho thấy, Bắc Kinh sẵn sàng sử dụng vũ lực để đạt được mục tiêu độc chiếm Biển Đông.

Theo thống kê, từ năm 1989, ngân sách quốc phòng Trung Quốc đã tăng hai chữ số mỗi năm, ngoại trừ năm 2010, khi Bắc Kinh phải thắt lưng buộc bụng sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Ngày 3-3, tờ South China Morning Post cho rằng, bầu không khí ngày khai mạc kỳ họp Chính hiệp diễn ra khá căng thẳng – 25 ủy viên Bộ chính trị ngồi trên Chủ tịch đoàn suốt phiên khai mạc và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình hầu như không nói chuyện với bất cứ ai.

Bởi trước hôm khai mạc Chính hiệp (3-3) mấy ngày, trùm bất động sản nổi tiếng Nhậm Chí Cường, đã trở thành mục tiêu chỉ trích của giới truyền thông nhà nước sau khi ông này dám phê phán yêu cầu của ông Tập Cận Bình đối với báo chí Trung Quốc – báo chí phải tuyệt đối trung thành với đảng Cộng sản Trung Quốc

RELATED ARTICLES

Tin mới