Sunday, December 29, 2024
Trang chủThâm cung bí sửGạc Ma... ngày ấy… bây giờ…

Gạc Ma… ngày ấy… bây giờ…

Trung Quốc đã làm biến dạng bãi Đá Gạc Ma sau Hải chiến Trường Sa 1988 như thế nào?

Đá Gạc Ma (tiếng Anh: Johnson South Reef) là rạn san hô nằm ở đầu phía Tây Nam của cụm Sinh Tồn trong quần đảo Trường Sa, thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Đá Gạc Ma nằm cách rạn gần nhất là Đá Cô Lin hơn 3km về phía Đông Nam và được bao quanh bởi vành đai san hô trắng, phần lớn bãi đá này chìm dưới mặt nước.

Sau khi sử dụng vũ lực chiếm đóng trái phép bãi đá từ năm 1988, Trung Quốc đã từng bước cải tạo, xây dựng trên bãi đá này những cấu trúc vững chắc và biến nơi này thành một trong những tiền đồn quân sự phi pháp của họ trên Biển Đông.

Thời gian đầu căn cứ của Trung Quốc tại đây chỉ là vài kết cấu hình bát giác nằm trên cọc gỗ. Đến năm 1989 tại đây đã có nhà xi măng hai tầng.

Kể từ cuối tháng 2/2014, khi quân đội Trung Quốc tiến hành các hoạt động cải tạo, mở rộng và lấn chiếm với quy mô lớn chưa từng có. Hàng chục máy xúc, máy ủi, cần cẩu với cả tá tàu bè lớn nhỏ ngày đêm bơm hút một lượng cát khổng lồ lên Gạc Ma.

Đến tháng 7 năm 2014, ảnh vệ tinh chụp tháng 7/2014 cho thấy, chỉ trong vòng chưa đầy nửa năm, từ một bãi đá ngầm nửa nổi nửa chìm, Gạc Ma đã biến thành một đảo cát nhân tạo, có công trình, đường sá, bến tàu, các cây dừa.

gac ma ngay ay bay gio
Hình ảnh vệ tinh chụp Đá Gạc Ma ngày 7/2/2016. Ảnh (AMTI/CSIS)

Qua các bức ảnh vệ tinh, Đá Gạc Ma hiện nay đã trở thành một hòn đảo nhân tạo với những kết cấu rất rõ ràng của một cảng nước sâu, một cầu tàu quy mô lớn, một sân đỗ rộng với đường băng khá dài…  

Theo chương trình Sáng kiến Minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington, diện tích của bãi Đá Gạc Ma sau khi bị Trung Quốc bồi đắp phi pháp đã là 109.000 mét vuông.

Ngoài các cơ sở thông tin liên lạc và đồn trú mà Trung Quốc xây dựng từ trước khi tiến hành bồi đắp đảo hóa phi pháp thực thể này, Bắc Kinh đã xây dựng ở Đá Gạc Ma: kênh vào rộng 125 mét, trạm trộn bê tông, tháp phòng thủ, hệ thống bơm lọc nước khử muối, bãi chứa nhiên liệu, các cơ sở quân sự đa cấp, khu vực cảng rộng 3.000 mét vuông, đường băng, ngọn hải đăng, hệ thống kè bờ đã được kiên cố hóa… và có thể đã lắp đặt các trạm radar tại đây.

Còn theo như bản quy hoạch do báo chí Trung Quốc tiết lộ, quân đội Trung Quốc đang có ý định biến Gạc Ma trở thành một căn cứ quân sự hỗn hợp không thể chìm với đầy đủ cơ sở vật chất, hậu cần, kỹ thuật, thông tin…

Đáng lo ngại hơn, những gì đang diễn ra ở bãi Đá Gạc Ma chỉ là một phần điển hình trong kế hoạch rộng lớn, tham vọng và phi pháp của Trung Quốc đối với Biển Đông. Trung Quốc cũng đang tiến hành cải tạo, lấn chiếm quy mô lớn ở các đá Châu Viên, Huy Gơ, Ga Ven và Xu Bi… Đây thực sự là những nguy cơ đe dọa đối với hòa bình, ổn định của cả khu vực Đông Nam Á và Đông Á.

RELATED ARTICLES

Tin mới