“Ghét người Trung Quốc” đã trở thành một hiện tượng xã hội thời nay. Nếu hỏi “vì sao ghét” thì đa phần đều cho rằng “xấu lắm, thâm lắm, hiểm lắm”. Thành ngữ có câu “Nguồn đục thì nước không trong. Gốc cong thì cây không thẳng”. Mọi thứ đều phải có nguyên do. Trung Quốc nơi ấy tuy nhiên đã từng là một quốc gia lễ nghĩa, có đầy đủ Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín. Vậy Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín của người Trung Quốc giờ đã đi về đâu?
Những Võ Tòng, Lý Bạch, Nhạc Phi, ….mà ai ai cũng từng mến mộ đã đi về đâu? Thời báo Đại kỷ nguyên mở cuộc thảo luận và đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi vì sao người Trung Quốc ngày nay trở nên xấu xí bằng việc lội ngược dòng lịch sử… Có lẽ thông qua loạt bài “giải mã” này, bạn sẽ có một cái nhìn mới hơn về người Trung Quốc, sẽ thấy rằng họ thực sự khổ và đáng thương thế nào…
Phần 4: Vì sao người Trung Quốc ngày nay điều ác nào cũng dám làm?
Nói về xã hội Trung Quốc thời nay, không ít người phải thốt lên rằng “sao mà ác quá!” Cái ác thể hiện trong cuộc sống hàng ngày, qua những cậu chuyện chấn động khó tin: thấy người gặp nạn không cứu để mặc họ chết; lỡ gây tai nạn rồi cán cho chết luôn để bồi thường ít hơn; sữa, thực phẩm và đồ chơi trẻ em độc hại gây chết người, v.v… cho đến những việc gây sốc hơn nữa là cưỡng ép phá thai thứ hai trong chiến dịch kế hoạch hóa gia đình khiến hàng triệu sinh linh bé nhỏ phải vong mạng, bắt bớ, đàn áp và giết hại hàng triệu người dân để mổ cướp nội tạng_việc tà ác chưa từng có trên địa cầu này… Vì sao ở Trung Quốc lại xuất sinh những việc tàn ác đến như vậy?
Câu trả lời có lẽ là: hệ thống đạo đức cộng đồng ở Trung Quốc đã bị phá hủy bởi việc ĐCSTQ cưỡng bức người dân từ bỏ chính tín trên toàn xã hội Trung Quốc…
Hậu quả của “cưỡng bức từ bỏ chính tín” trên diện rộng: vì sao người Trung Quốc ngày nay vừa đi chùa vừa không tin nhân quả?
Có một câu chuyện, con trai của nhà bác học nổi tiếng thế giới Einstein (Anh-xtanh) là Edward (Ét-uốt), có một lần hỏi Anh-xtanh là vì sao ông ta nổi tiếng như vậy. Anh-xtanh chỉ vào một con bọ bị mù trên một quả bóng da và trả lời là nó không biết con đường mà nó bò là cong, nhưng “Anh-xtanh biết”. Câu trả lời của Anh-xtanh quả thật có hàm nghĩa sâu xa.
Một câu thơ cổ Trung Quốc cũng có một ý nghĩa tương tự, “Ta không biết bộ mặt thật của núi Lư Sơn bởi vì ta đang ở trên núi đó”. Để hiểu một hệ thống, ta cần phải ‘bước’ ra khỏi hệ thống đó để quan sát nó. Tuy nhiên, dùng những quan niệm có hạn để quan sát thời không vô hạn của vũ trụ, nhân loại sẽ không bao giờ có thể hiểu được cấu trúc hoàn chỉnh của vũ trụ, và vì vậy vũ trụ sẽ vĩnh viễn là một điều bí mật đối nhân loại. Thế giới mà khoa học không thể vượt qua được thuộc về thế giới tinh thần hay trừu tượng, thế giới của “đức tin”.
Từ lịch sử nhân loại mà nói, tín ngưỡng đối với Thần và tôn giáo đã duy trì đạo đức của nhân loại ở mức độ cao. Nếu không còn tin tưởng Thần, cũng chính là không còn ước thúc về đạo đức, không có ước thúc về đạo đức, thì ước thúc về pháp luật cũng chỉ có thể là hữu danh vô thực, người ta vẫn không e ngại làm điều xấu. Thậm chí, vì để đạt mục đích mà có thể sẽ không từ thủ đoạn nào. Không tin vào ý nghĩa nhân sinh, không tin vào làm việc xấu sẽ có báo ứng, từ đó, làm việc gì cũng không tính đến hậu quả, việc xấu nào cũng dám làm. Đó là hiện trạng của số đông người Trung Quốc ngày nay, hệ quả của việc chính tín bị phá hoại và chịu nhận tuyên truyền thuyết vô thần độc hại của ĐCSTQ.
Sau này đứng tại tương lai nhìn lại lịch sử nhân loại hôm nay, người ta sẽ thực sự thấy được ĐCSTQ đã ngang nhiên tuỳ tiện với mảnh đất Trung Hoa từng màn một mà kinh tâm động phách, huyên náo ầm ĩ và gió tanh mưa máu. Trong vòng vỏn vẹn mấy chục năm, trên mảnh đất mệnh danh “Thần Châu”, ĐCSTQ dựa vào từng lần từng lần giết chóc, từng vòng từng vòng phê phán, từng đợt từng đợt nhồi nhét, tuyên truyền “Vô Thần luận”, tuyên truyền “Duy vật luật”, phủ định văn hoá truyền thống và Thần truyền, đàn áp tôn giáo tín ngưỡng, tuyên truyền sự vĩ đại của Marx-Engels-Lenin-Stalin-Mao Trạch Đông, từ đó thay thế một cách có hệ thống văn hoá truyền thống.
Mao Trạch Đông tuyên bố: “Nếu chúng ta muốn lật đổ một chính thể, trước tiên chúng ta phải tuyên truyền, và làm công tác trong lĩnh vực tư tưởng.”
2. Tín ngưỡng truyền thống và ý thức hệ của ĐCSTQ khác nhau ở những điểm nào?
Tiền đề chỉ đạo của ĐCSTQ là vô thần luận: cho rằng không có Phật, không có Đạo, không có đời trước, không có đời sau, và không có quả báo. Vì vậy ĐCSTQ phê phán Nho giáo, Phật Giáo, Đạo Giáo, phê phán quan niệm truyền thống, nhồi nhét tư tưởng đấu tranh, tà thuyết “yếu thì thịt mạnh thì ăn” (cá lớn nuốt cá bé), kẻ thích ứng là kẻ sinh tồn.
Vì vậy họ dạy người bần cùng và giai cấp vô sản lưu manh rằng họ không cần tin vào Thần Linh, họ không phải trả giá cho những gì họ làm, và họ không cần tôn trọng luật pháp hay đạo đức trong hành động của mình, mà ngược lại, họ nên dùng mưu kế và bạo lực để cưỡng đoạt của cải vật chất.
Tuy nhiên, văn hóa truyền thống lại là linh hồn của dân tộc. Đối với nhân loại nhân tố tinh thần này cũng quan trọng không kém các nhân tố vật chất như giống nòi và đất đai.
Các tín ngưỡng Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo đã đem lại cho người Trung Quốc xưa một hệ thống đạo đức rất ổn định, không thay đổi chừng nào Trời đất vẫn còn tồn tại “Thiên bất biến, đạo cũng bất biến”. Hệ thống đạo đức này là cơ sở cho sự bền vững, hòa bình, và sự hài hòa trong xã hội.
Văn hóa truyền thống Trung Quốc tràn đầy các khái niệm và nguyên tắc như Thiên, Đạo, Thần Phật, mệnh, duyên, nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, liêm, sỉ, trung, hiếu, tiết…
Văn hóa truyền thống kính trọng Thiên ý, như Khổng Tử nói “Tử sinh hữu mệnh, phú quý tại thiên”, Phật giáo, Đạo giáo đều tin vào luân hồi sinh tử, quy luật nhân quả, thiện ác hữu báo. Đảng Cộng Sản thì trái lại, không những không tin vào thuyết vô thần mà còn “vô pháp vô thiên”.
Nho giáo coi trọng gia đình, còn Bản tuyên ngôn của ĐCSTQ lại chủ trương bãi bỏ gia đình. Văn hóa Nho giáo đề cao lòng tốt đối với người khác, còn ĐCSTQ thì khuyến khích đấu tranh giai cấp. Nho giáo đề cao lòng trung thành với vua và tình yêu với đất nước, còn ĐCSTQ thì đề xướng việc loại bỏ quốc gia.
Văn hóa truyền thống quý trọng sinh mạng, còn ĐCSTQ diệt chủng hàng loạt và thống trị bằng bạo lực. Văn hóa truyền thống Trung Quốc tin vào Thần và Thiên ý. Còn ĐCSTQ tuyên truyền chủ nghĩa duy vật lịch sử, nói rằng chủ nghĩa cộng sản là thiên đường trên mặt đất, và con đường đi tới đó là do những người vô sản tiên phong hay ĐCSTQ lãnh đạo.
3. Giải tán các tôn giáo và giết chóc, bắt các thành viên phải “hối cải” vì đã tham gia
Mao Trạch Đông từng “tự hào” tuyên bố về năng lực giết chóc của mình:
“Tần Thủy Hoàng đáng kể gì? Ông ta chỉ giết 46 chục nho sĩ, còn chúng ta đã giết cả 46 ngàn thằng trí thức hủ nho ấy chứ. Trong cuộc trấn áp phản cách mạng, chẳng phải chúng ta đã giết cả những thằng trí thức phản cách mạng hay sao? Tôi đã tranh luận với những người theo phái dân chủ buộc tội chúng ta là hành động như Tần Thủy Hoàng. Tôi nói rằng họ đã nhầm. Chúng ta còn vượt xa ông ta đến cả trăm lần ấy chứ.”
Ngay sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ĐCSTQ đã làm một việc tàn bạo là đàn áp dã man các tôn giáo và cấm hoàn toàn tất cả các tín ngưỡng chính. ĐCSTQ bắt đầu phá hủy đền chùa, đốt kinh thư và bắt các tăng ni Phật tử phải hoàn tục. ĐCSTQ cũng không nương tay với các tôn giáo khác, và là thể chế duy nhất đã đồng thời tiêu diệt cả 3 tôn giáo.
Động cơ chiến dịch đàn áp tín ngưỡng này chỉ đơn giản xuất phát từ mục tiêu muốn hoàn tất việc thâu tóm quyền lực tuyệt đối của ĐCSTQ trên mảnh đất Trung Hoa, sau khi đã triệt hạ các giai cấp khác trong xã hội như “địa chủ” và “tư sản”.
Năm 1950, ĐCSTQ đã chỉ đạo cho các chính quyền địa phương cấm tất cả các tín ngưỡng tôn giáo không chính thức và các “hội kín”. ĐCSTQ tuyên bố rằng các tổ chức “phong kiến” này chỉ là những công cụ trong tay của địa chủ, phú nông, phần tử phản động, và đặc vụ Quốc Dân Đảng. Trong cuộc đàn áp trên phạm vi toàn quốc này, chính quyền đã huy động các giai cấp mà họ tin cậy để xác định và đàn áp những người theo các tín ngưỡng tôn giáo.
Bắt bớ người tu hành |
Chính quyền các cấp đã trực tiếp tham gia vào việc giải tán các “nhóm mê tín” như Cơ Đốc giáo, Thiên Chúa giáo, Đạo giáo, và Phật giáo. Họ đã ra lệnh cho tất cả các thành viên của những nhà thờ, chùa, và các giáo hội này phải đăng ký với chính quyền và phải “hối cải” vì đã tham gia vào các tổ chức này. Nếu không đăng ký sẽ bị trừng phạt nghiêm trọng.
Năm 1951, chính quyền đã chính thức ban hành quy định đe dọa rằng những người tiếp tục các hoạt động của những tín ngưỡng không chính thức sẽ bị phạt tù chung thân hoặc tử hình.
Cuộc vận động này đã đàn áp một số lớn những người có đức tin vào thần thánh, lương thiện và tuân thủ pháp luật.
Con số thống kê không đầy đủ cho thấy rằng trong những năm 1950, ĐCSTQ đã đàn áp ít nhất là ba triệu tín đồ tôn giáo và thành viên bang hội.
Bắt bớ người tu hành tại Tây Tạng |
4. Phá hủy chính tín, phá hủy tôn giáo từ bên trong: bắt tăng ni lập gia đình, uống rượu và ăn thịt! Đó cũng chính là phá hủy đạo đức xã hội từ bên trong!
Năm 1952, ĐCSTQ cử đại diện đến tham dự lễ ra mắt của Giáo hội Phật giáo Trung Quốc. Tại buổi lễ, nhiều “Phật tử” trong Giáo hội đã đề nghị bãi bỏ những giới cấm của Phật. Họ nói rằng những quy định này đã gây ra cái chết của nhiều thanh niên nam nữ. Một số người thậm chí còn biện hộ rằng “Tăng ni nên được tự do lập gia đình, uống rượu, và ăn thịt. Không ai nên can thiệp vào những việc này.”
Đập phá chùa chiền, tượng Phật |
Vào lúc đó, Sư Phụ Hư Vân có mặt tại buổi lễ và thấy rằng Phật giáo đang phải đối mặt với nguy cơ bị hủy diệt ở Trung Quốc. Ông đã bước lên phản đối những đề xuất này và đề nghị giữ gìn những giới cấm và y phục của Phật giáo. Sư Phụ Hư Vân sau đó đã bị phỉ báng, và bị dán nhãn là “phản cách mạng.” Ông bị giam giữ trong phòng trụ trì, và không được ăn uống gì cả. Thậm chí ông còn không được ra khỏi phòng để sử dụng nhà vệ sinh.
Ông cũng bị ra lệnh phải giao nộp vàng, bạc và súng đạn. Khi ông trả lời rằng ông không có những thứ đó, ông đã bị đánh đập tàn nhẫn tới mức xương sọ của ông bị rạn nứt, chảy máu và gẫy xương sườn. Lúc đó ông đã 112 tuổi. Quân cảnh đã đẩy ông ngã từ trên giường xuống đất. Ngày hôm sau, khi chúng quay trở lại và thấy ông vẫn còn sống, chúng lại tiếp tục đánh đập ông rất tàn nhẫn.
Sư phụ Hư Vân |
ĐCSTQ đã tịch thu các tài sản của chùa, bắt các tăng ni phải nghiên cứu chủ nghĩa Mácxít-Lêninnít để tẩy não họ, và thậm chí còn bắt họ phải lao động cưỡng bức. Ví dụ, có một “công trường Phật giáo” ở thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang. Hơn 25.000 tăng ni đã từng bị bắt phải làm việc ở đó. Điều lố bịch hơn là ĐCSTQ khuyến khích các tăng ni lập gia đình để làm cho Phật giáo tan rã.
Ví dụ, ngay trước Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 năm 1951, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Tràng Sa, tỉnh Hồ Nam đã ra lệnh cho tất cả các ni cô trong tỉnh phải quyết định lập gia đình trong một vài ngày. Hơn nữa, các hòa thượng trẻ khỏe đã bị bắt phải nhập ngũ và bị đưa ra chiến trường làm bia đỡ đạn!
Cho nổ tung tượng Phật |
5. Giáo Hội Phật Giáo và Giáo Hội Đạo giáo trở thành những tổ chức hoàn toàn trần tục và hình thành nên 1 tầng lớp xã hội mới: “sư quốc doanh”
Giáo hội Phật giáo Trung quốc được thành lập năm 1952 và Giáo hội Đạo giáo Trung quốc được thành lập vào năm 1957, cả hai đều đã tuyên bố rõ ràng trong bản tuyên bố thành lập của mình rằng họ sẽ “theo sự lãnh đạo của chính quyền nhân dân.” Trên thực tế, họ phải theo sự lãnh đạo của ĐCSTQ vô thần. Cả hai giáo hội đều ngụ ý rằng họ sẽ tích cực tham gia vào các hoạt động sản xuất và xây dựng, và thực thi các chính sách của chính quyền. Họ đã bị biến thành các tổ chức hoàn toàn trần tục và những con người hoàn toàn trần tục nhưng khoác áo nhà sư.
Sư quốc doanh Trung Quốc |
Còn những Phật tử và Đạo sĩ hết lòng tuân theo các giới cấm thì bị dán nhãn là phản cách mạng hay thành viên của các giáo phái mê tín và hội kín. Dưới khẩu hiệu cách mạng là “làm trong sạch các Phật tử và Đạo sĩ”, họ đã bị bỏ tù, bị bắt phải đi “cải tạo lao động” hoặc thậm chí bị tử hình. Ngay cả các tôn giáo được truyền đến từ phương Tây, như Cơ Đốc giáo và Thiên Chúa giáo cũng không thoát khỏi bị phá hoại.
Huấn luyện sư bắn súng |
Những hành động này đã củng cố thông điệp của ĐCSTQ rằng ý thức hệ cộng sản là hệ tư tưởng hợp pháp duy nhất và niềm tin hợp pháp duy nhất. Khái niệm tín đồ “ái quốc” ngay sau đó đã xuất hiện. Hiến pháp của nhà nước chỉ bảo vệ những tín đồ “ái quốc”.
Thực tế là đối với bất cứ tôn giáo nào mà một người tin theo, chỉ có một tiêu chuẩn là phải theo sự chỉ đạo của Đảng và phải công nhận rằng Đảng là ở trên tất cả các tôn giáo.
6. Đàn áp Phật giáo Tây Tạng và quyết định việc chuyển sinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma
Trong những năm 1950, quân đội của Chủ tịch Mao Trạch Đông đổ dồn vào vùng đất Tây Tạng, giết sư, đốt chùa và gây ra vô số tội ác đối với dân tộc này. Năm 1959, một cuộc nổi dậy của nhân dân Tây Tạng đã bùng nổ, và bị quân đội Trung Quốc nghiền nát. Để tìm con đường hòa bình cho nhân dân Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng với 80.000 người dân đã phải vượt qua dãy Hymalaya để tị nạn tại Ấn Độ.
Đức Đạt Lai Lạt Ma |
Kể từ đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nỗ lực để tìm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong việc chấm dứt đàn áp bằng con đường hòa bình, kiên quyết không sử dụng bạo lực và loại bỏ hận thù. Việc từ chối sự thống trị tuyệt đối và các chính sách kìm hãm của ĐCSTQ ở Tây Tạng đã khiến Tây Tạng trở thành vấn đề nhức nhối trong nền chính trị Trung Quốc. Một cách hệ thống, ĐCSTQ đã thương mại hóa Tây Tạng, loại bỏ những gì về tự do tín ngưỡng, và có cả một lịch sử khủng bố tàn bạo bất cứ điều gì thuộc về tâm linh và nằm ngoài sự kiểm soát của Đảng. Trong nhiều năm qua, chính quyền Trung Quốc liên tục ngăn cản các cuộc gặp gỡ giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma và giới chức Tây phương và Hoa Kỳ. Những căng thẳng trong quan hệ của ĐCSTQ với Đức Đạt Lai Lạt Ma, có lẽ, không còn là điều gì mới mẻ.
Và gần đây, Đức Đạt Lai Lạt Ma 79 tuổi đã tuyên bố rằng ngài có thể là vị Đạt Lai Lạt Ma cuối cùng.
Ông Chu Duy Quần, người dẫn đầu ủy ban về các vấn đề sắc tộc và tín ngưỡng của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC), đã trả lời các ký giả tại Bắc Kinh vào thứ Tư (11/3) rằng Đạt Lai Lạt Ma không cho biết liệu ngài sẽ tái sinh hay không. Ông Chu khẳng định, rốt cuộc chính phủ Trung Quốc mới có quyền quyết định:
“Quyền quyết định về việc chuyển sinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma, và về việc kết thúc hay tồn tại của dòng truyền thừa này, là nằm trong tay của chính phủ trung ương Trung Quốc.”
Bình luận về phát biểu của ông Chu, thủ tướng chính phủ Tây Tạng lưu vong, ông Lobsang Sangay, so sánh: “Giống như Fidel Castro nói: ‘Tôi sẽ chọn Giáo hoàng tiếp theo và tất cả các tín đồ Công giáo đều phải tuân theo’.” Đã từ lâu, các tín đồ Tây Tạng cho rằng họ sẽ không bao giờ công nhận một người lãnh đạo do chính phủ Trung Quốc chỉ định, và họ vẫn tiếp tục tin rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ tái sinh.
7. Nền tảng để duy trì đạo đức và ổn định của xã hội ngày xưa là gì?
Câu chuyện người xưa kính Trời kính Phật tự câu thúc đạo đức, vua được coi là Thiên Tử, thay Trời hành đạo
Đế Nghiêu đến vùng nông thôn |
Vào thời xưa, một lần vua Nghiêu tới vùng nông thôn và đã nhìn thấy hai người làm trái luật phát và đang bị áp giải tới nhà tù. Vua Nghiêu đi qua và hỏi, “Tại sao hai ngươi lại làm trái luật như vậy? Các ngươi đã phạm tội gì?” Họ đáp lại, “Hạn hán kéo dài đến nỗi mà chúng tôi chẳng còn gì để ăn, vì thế chúng tôi đã đến nhà của người khác và ăn trộm chút thức ăn.” Khi vua Nghiêu nghe thấy vậy liền nói với quân lính rằng: “Thả họ ra và nhốt ta lại đi!” Người lính đó đã bị sốc vì làm sao anh ta có thể nhốt một vị vua chứ? Vua Nghiêu nói: “Ta đã phạm phải hai tội lớn và hai người đó đều không có tội tình gì cả. Thứ nhất, ta đã không dạy bảo thần dân của mình được tốt, vì thế mà họ đã đánh cắp thức ăn của người khác. Thứ hai là ta không có đức hạnh cho nên chúng ta mới không có chút mưa nào như thế. Tất cả đều là lỗi của ta.”
Sự chân thành này của ông đã làm cảm động Trời đất và trời bắt đầu mưa.
Khi vị vua này đã nhận ra rằng những thần dân của mình có sai sót và phạm tội, ông liền nhìn vào trong để tìm xem ông đã phạm lỗi ở đâu. Vì ông là một vị vua, việc giáo dục và quản lý họ sao cho tốt là trách nhiệm của ông, và ông phải chịu trách nhiệm cho những lỗi lầm của họ. Như Khổng Tử đã nói trong Luận Ngữ: “Khắp nơi có tội, tội là ở chính Trẫm. Bách tính có đổ tội thì đổ lên chính ta.” Thực ra họ vốn đã có đạo đức, nhưng chuẩn mực họ tự đặt ra cho mình là vô biên, vì vậy họ lại xét mình một lần nữa, chân thành ăn năn hối cải, tu đức tiến thiện.
Khi một nhân được gieo thì một quả sẽ được sinh ra. Việc vua Nghiêu chân thành tự nhận lỗi về mình khiến cảm động Trời đất đã chứng minh điều này. Cũng giống như nông dân gieo hạt; gieo hạt đậu sẽ thu hoạch đậu, gieo hạt dưa sẽ thu hoạch dưa.
8. Hệ lụy của việc bị cưỡng bức từ bỏ chính tín của người Trung Quốc:
“Vô Thần luận cưỡng bức” và “vô thần luận tuyệt đối hóa” là một trong những hạch tâm trong văn hoá ĐCSTQ mang lại, mà thực chất là một công cụ của chính quyền để tẩy não nhân dân. Một con người có quyền tự do tín ngưỡng, đó là quyền căn bản mà bản thân Hiến Pháp Trung Quốc cũng phải công nhận. Sự tự do tín ngưỡng tạo nên sự hài hòa tốt đẹp cho một xã hội.
Người Trung Quốc ngày nay đi chùa cầu phúc, mấy ai còn tin vào luật nhân quả nữa. |
ĐCSTQ có thể nhờ công cụ tẩy não đó mà tuỳ ý cải tưởng tư tưởng người ta, chính là đang cắt đứt Văn hoá truyền thống của dân tộc, dùng chủ nghĩa Mác-Lê để thay thế văn hoá nửa thần của Trung Quốc trong mấy nghìn năm, từ đó thuyết “Vô Thần luận tuyệt đối” làm chủ Trung Quốc. Kính Trời sợ Thần, thiện ác hữu báo đã biến thành mê tín phong kiến và vô tri ngu muội. Trên thực tế, ĐCSTQ qua việc cưỡng bức toàn bộ xã hội trở nên “vô thần”, cũng đã đồng thời phá hủy toàn bộ hệ thống đạo đức xã hội.
Ngay cả từ lịch sử nhân loại mà nói, tín ngưỡng đối với Thần và tôn giáo đã duy trì đạo đức của nhân loại ở mức độ cao. Nếu không còn tin tưởng Thần, cũng chính là không còn ước thúc về đạo đức, thì vì để được mục đích mà có thể không từ thủ đoạn. Không tin vào ý nghĩa nhân sinh, không tin vào làm việc xấu sẽ có báo ứng, từ đó, làm việc gì cũng đều không tính đến hậu quả, việc xấu gì cũng dám làm. Những gì thấy ở người Trung Quốc ngày nay là việc mở miệng có thể nói dối, coi thường sinh mệnh, tùy ý giết người không sợ hậu quả, hành vi thấp kém, tình dục tràn lan, thực phẩm giả, thực phẩm độc, điều xấu nào cũng dám làm….
Bằng cách tiêu diệt giai cấp địa chủ và giai cấp tư sản và bằng cách đàn áp một số lượng lớn những người dân tôn trọng luật pháp và kính ngưỡng thần thánh, ĐCSTQ đã dọn sạch con đường để cho chủ nghĩa cộng sản trở thành tôn giáo bao trùm toàn Trung Quốc, xóa bỏ chính tín và niềm tin vào Thần ở trong sâu thẳm người dân Trung Quốc, tạo ra những thế hệ người Trung Quốc hoàn toàn mất đi ước chế câu thúc của đạo đức và không việc xấu nào không dám làm. Như vậy mà nói, người dân Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ là đáng tội hay đáng thương?