Saturday, January 11, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiSo sánh tàu ngầm Kilo Việt Nam với tàu ngầm cùng loại...

So sánh tàu ngầm Kilo Việt Nam với tàu ngầm cùng loại của TQ

Tàu ngầm Kilo dự án 06361 là một hướng phát triển mới của tàu ngầm Kilo dự án 636M, song song tiến hành với kế hoạch đóng 8 tàu Kilo dự án 06363 cho Hải quân Nga. Cũng theo kế hoạch này, hai tàu HQ 186 Khánh Hòa và HQ 187 Bà Rịa Vũng Tàu cũng được nâng cấp dự án 06363.

 
Dự án Kilo 06361 – 06363 có những đặc điểm hơn hẳn Kilo 877EKM (là thế hệ tàu ngầm Trung Quốc đang sở hữu đã mua cách đây cả thập kỷ) và vượt trội so với Kilo 636M, những đặc điểm đó được thể hiện trong hệ thống động lực, giảm tiếng ồn và hệ thống tự động hóa điều hành tác chiến, có khả năng phát hiện và tấn công mục tiêu nhanh hơn.
Hệ thống động lực trạm nguồn của tàu ngầm lớp Kilo 06361 cho Việt Nam: 

– 2 máy phát điện diesel 30DG công suất 1.500 kW, (tàu ngầm Trung Quốc dự án 877EKM là 2 x 1.000 kW). 
 
– 1 động cơ .diesel vòng quay thấp PG165 công suất 5.500 mã lực (tàu ngầm 877EКМ công suất động cơ là 4050 mã lực).
 
– 1 động cơ điện vòng quay thấp, chế độ tiết kiệm PG 166 công suất 190 mã lực.  2 động cơ điện dự phòng PG 168 có công suất 102 mã lực.
 
Hệ thống động lực trạm nguồn và các trang thiết bị thân tàu kết nối với hệ thống điều khiển “Palladium-EM” trung tâm từ đài chỉ huy, tự động hóa mọi chế độ hoạt động của hệ thống động lực trạm nguồn. Trên mặt nước, tàu ngầm lớp Kilo 06361 có tốc độ 17 hải lý/h. Tốc độ bơi ngầm tối đa là 20 hải lý/giờ. Tốc độ bơi ngầm tiết kiệm là 3 hải lý/giờ.
Hạ thủy tàu ngầm HQ 184 Hải Phòng ngày 28.08.2013
Hạ thủy tàu ngầm HQ 184 Hải Phòng ngày 28.08.2013 

Cùng đợt với 8 chiếc Kilo 06363 cho hải quân Nga, tàu ngầm Kilo-06361 sử dụng công nghệ giảm tiếng ồn tiên tiến: chân vịt của tàu có 7 cánh dạng đao cong đặc biệt, lớp phủ vỏ tàu có khả năng hấp thụ sóng siêu âm và chống ồn tốt nhất và các giải pháp công nghệ triệt giảm âm thanh. Độ ồn của tàu ngầm Kilo- 06361 khoảng 30 – 40 dB.

 
Tương tự như tàu ngầm 636M, tàu ngầm Kilo 06361 được trang bị 6 thiết bị phóng ngư lôi 533 m, hai ống phóng trên để phóng tên lửa hành trình Club-S và ngư lôi điều khiển từ xa, 4 ống phóng tầng dưới phóng ngư lôi thông thường. 
 
Bàn công tác điều khiển các bộ phận trên tàu ngầm Kilo
Bàn công tác điều khiển các bộ phận trên tàu ngầm Kilo 

Điểm đặc biệt là nạp ngư lôi được thực hiện bằng thiết bị nạp nhanh giảm tiếng ồn Myren (hệ thống nạp đạn điều khiển từ xa – SDAU). Cơ số đạn 18 quả, trong đó có thể: Tên lửa Club-S: 4; Ngư lôi: 14 (hoặc 18 ngư lôi: 6 quả trong ống phóng và 12 quả trên giá) hoặc 24 quả thủy lôi DM-1.

 
Ngư lôi được sử dụng trong tàu ngầm Kilo dự án 06361 là ngư lôi 53 – 65 KE và TEST – 71ME (4 ngư lôi).
 
53-65KE là ngư lôi tự dẫn sonar chủ động, động cơ tua bin ô xy hóa nhiệt, khối lượng 2100 kg, lượng nổ 305,6 kg, tầm bắn 19 km, tốc độ 44 – 45 hải lý/h.
Khoang nạp đạn ngư lôi.
Khoang nạp đạn ngư lôi. 

TEST -71ME là ngư lôi tự dẫn sonar chủ động sử dụng động cơ điện, điều khiển từ xa bằng dây. Khối lượng 1820 kg, lượng nổ là 205 kg, tầm bắn 20 km, tốc độ 40 hải lý/h. Độ sâu hoạt động đến 400 m

 
Điểm nổi bật của tàu ngầm Kilo 06361 Việt Nam là Hệ thống bàn điều khiển tích hợp thông tin tự động (AIUS) có hai kênh truyển tải, xử lý và điều khiển thông tin hoàn toàn độc lập, kết nối với máy tính riêng, màn hình điều khiển và thiết bị nhập thông tin riêng biệt.
 
Hệ thống tích hợp thông tin có khả năng:
– Điều khiển hoạt động của tổ hợp sonar;
– Điều khiển hoạt động của tổ hợp radar;
– Tự động thu thập, xử lý và hiển thị thông tin từ đài sonar, radar và tổ hợp dẫn đường điều khiển tàu ngầm; 
– Xác định tọa độ và dữ liệu chuyển động của mục tiêu, cung cấp thông tin mục tiêu và phần tử bắn cho tên lửa và ngư lôi;
– Tự động phân tích hình thái môi trường thủy âm – thủy văn, đánh giá khả năng phát hiện tàu ngầm, tàu nổi và khả năng bị phát hiện, đưa ra đề xuất lựa chọn độ sâu tối ưu cho hoạt động của tàu ngầm;
– Phân tích và đưa ra dự kiến đường cơ động của tàu ngầm;
– Phân tích thông tin mục tiêu và đưa ra phương án sử dụng hệ thống vũ khí trên tàu;
– Đồng bộ hóa phần cứng và phần mềm tổ hợp “Lamas-ER” điều khiển phóng tên lửa hành trình Club-S;
– Điều khiển phóng ngư lôi bao gồm tích hợp cả thiết bị điều khiển ngư lôi từ xa;
– Phần mềm mô phỏng huấn luyện quy trình điều khiển tàu ngầm và các hoạt động tác chiến;
– Truy xuất tài liệu thống kê hoạt động và mức độ hoàn thành nhiệm vụ;
– Kiểm soát và dự báo tình trạng kỹ thuật của tất cả các trang thiết bị, các bộ phận trên tàu;
 
Hệ thống Bàn công tác tích hợp điều khiển tàu ngầm kết nối với tổ hợp dẫn đường và điều khiển tàu, tổ hợp sonar, radar, thiết bị đo độ sâu, hệ thống điều khiển tàu, tổ hợp thiết bị ngư lôi và máy nạp đạn tự động, tổ hợp tên lửa Club-S và bàn điều khiển “Lamas-ER”, thiết bị điều khiển ngư lôi, thiết bị đo độ sâu. Hệ thống sử dụng máy tính công suất lớn MVU-110EM hoặc MVU-119EM.

 

Tổ hợp sonar MGK-400EM “Rubicon-M” là phiên bản nâng cấp của tổ hợp MGK – 400, đã được lắp trên các tàu Kilo 636 thế hệ trước, hoạt động ở hai chế độ chủ động – thụ động, ở chế độ thụ động sonar phát hiện mục tiêu tàu ngầm từ 16-20 km, chiến hạm nổi 60-80 km và theo dõi nhiều mục tiêu trên khoảng cách 16-20 km. Ngoài ra tàu còn có sonar dò thủy lôi MG-519E “Harp-E”, phát hiện thủy lôi ở khoảng cách đến 1.500 m.
 
Theo kế hoạch đã đề ra, tàu ngầm Kilo 06363 HQ- 187 “Bà Rịa – Vũng tàu” sẽ hoàn thành vào năm 2016. Nếu so sánh thì hải quân PLA chỉ có 8 tàu ngầm Kilo dự án 636M thế hệ cũ. Với các tàu Kilo đời mới hoạt động êm hơn, “nhìn xa” và nhạy hơn, cũng như trang bị vũ khí uy lực hơn hẳn, lực lượng hải quân Việt Nam hoàn toàn có ưu thế về năng lực chống ngầm trên Biển Đông.
RELATED ARTICLES

Tin mới