Saturday, December 21, 2024
Trang chủĐiểm tinTQ trước thảm họa thất nghiệp và biểu tình

TQ trước thảm họa thất nghiệp và biểu tình

Trong thời gian diễn ra “lưỡng hội”, giới công nhân mỏ ở Hắc Long Giang đã biểu tình phản đối căng thẳng trong nhiều ngày. Ngày 14/3 vừa qua, công nhân của 2 doanh nghiệp nhà nước có uy tín nhiều năm ở tỉnh Thiểm Tây và Cát Lâm cũng đã bắt đầu biểu tình đòi lương.

Ngày 14/3 vừa qua, hàng ngàn công nhân của Tập đoàn Sắt thép Thông Hóa lớn nhất ở Cát Lâm đã biểu tình phản đối tình trạng bị công ty nợ lương kéo dài (Ảnh: Network Graphics).

Theo thống kê, tình trạng bãi công kháng nghị của công nhân Trung Quốc năm 2015 đạt đến mức kỷ lục trong nhiều thập niên qua; nhưng chỉ trong 2 tháng đầu năm 2016, số sự kiện công nhân kháng nghị trên toàn Trung Quốc đã vượt quá cả năm 2013. Có phân tích cho rằng, với thực trạng kinh tế hiện nay, Trung Quốc đang đứng trước đại họa về chính trị – xã hội.

Căng thẳng trong ngành khai thác mỏ ở Hắc Long Giang

Ngày 6/3, ông Tỉnh trưởng Lục Hạo của tỉnh Hắc Long Giang đã hùng hồn phát biểu trước “lưỡng hội” rằng, Hắc Long Giang không để xảy ra tình trạng nợ lương công nhân mỏ. Sau tuyên bố này, Hắc Long Giang lập tức xảy ra sự cố hàng ngàn công nhân khai thác mỏ kéo nhau ra đường kháng nghị trong nhiều ngày. Ngày 12/3 vừa qua, ông Lục Hạo phải triệu tập gấp cuộc họp “dập lửa”, thừa nhận Tập đoàn khai thác mỏ của nhà nước lớn nhất Hắc Long Giang hiện đang nợ lương công nhân nhiều tháng.

Theo VOA đưa tin, cho dù sự cố hiện đã tạm thời dịu đi, nhưng vào ngày 15/3 vừa qua chính quyền vẫn phải kiểm soát tình hình chặt chẽ, ngoài ra nhiều người tham gia biểu tình kháng nghị đang đứng trước nguy cơ bị tính sổ. Có thông tin đưa ra, những công nhân tham gia bãi công kháng nghị đã bị chính quyền bí mật ghi hình lại, họ sẽ bị đánh dấu vào hồ sơ và trở thành đối được nguy hiểm phải theo dõi.

Hiện nay còn khoảng 30 xe cảnh sát đóng quân tại địa cấp thị Song Áp Sơn, nơi hàng ngàn công nhân khai mỏ đã biểu tình thị uy từ ngày 9 – 13/3 vừa qua vì bị nợ lương. Có 4 công nhân đã bị cảnh sát bắt đi.

Từ ngày 9 – 13/3, hàng ngàn công nhân khai mỏ tại địa cấp thị Song Áp Sơn đã biểu tình thị uy vì bị Tập đoàn khai mỏ Song Áp Sơn nợ lương (Ảnh: Network Graphics).

Từ ngày 9 – 13/3, hàng ngàn công nhân khai mỏ tại địa cấp thị Song Áp Sơn đã biểu tình thị uy vì bị Tập đoàn khai mỏ Song Áp Sơn nợ lương (Ảnh: Network Graphics).

Công nhân Nhà máy thép Cát Lâm biểu tình đòi trả lương

Ngày 14/3 cũng xảy ra sự kiện hàng ngàn công nhân ở Cát Lâm tập trung trước tòa nhà Tập đoàn Gang thép Thông Hóa lớn nhất tỉnh Cát Lâm, yêu cầu công ty trả lương và phí sưởi ấm, những người công nhân còn định phá cánh cổng sắt đồ sộ ở trước công ty. Chính quyền đã điều động số đông cảnh sát đến trấn áp.

Theo thông tin, nhà máy thép đã nợ lương công nhân liên tục 5 tháng, phí sưởi ấm trong năm nay cũng chưa trả, do thường xuyên xảy ra tình trạng nợ lương nên nhiều người còn không nhớ nổi tháng nào mình chưa được lãnh lương.

Được biết, lương công nhân ở đây khoảng 800 – 2000 Nhân dân tệ, cấp văn phòng vào khoảng 5000 – 10000 Nhân dân tệ, cấp quản lý khoảng 15000 – 18000 Nhân dân tệ, mức lương khá cao so với mặt bằng chung. Phía công ty cho biết, tất cả mọi người, từ công nhân đến quản lý các cấp đều bị nợ lương giống như nhau.

Ngày 14/3, hàng ngàn công nhân Tập đoàn Gang thép Thông Hóa lớn nhất tỉnh Cát Lâm tập trung trước tòa nhà công ty đòi trả tiền lương và phí sưởi ấm (Ảnh: Network Graphics).

Ngày 14/3, hàng ngàn công nhân Tập đoàn Gang thép Thông Hóa lớn nhất tỉnh Cát Lâm tập trung trước tòa nhà công ty đòi trả tiền lương và phí sưởi ấm (Ảnh: Network Graphics).

Doanh nghiệp nhà nước uy tín lâu năm ở Thiểm Tây phá sản

Gần đây, doanh nghiệp nhà nước “Bách hóa Giải Phóng” ở tỉnh Thiểm Tây có uy tín nhiều năm đã chào bán 62 triệu Nhân dân tệ. Sau đó có khoảng 70 công nhân viên chức kháng nghị đòi chi trả chế độ phúc lợi xã hội hợp lý.

Theo VOA đưa tin, hàng chục công nhân viên giăng biểu ngữ kháng nghị trước tòa nhà công ty vào ngày 14/3 vừa qua đã bị cảnh sát trấn áp, có 3 người bị bắt đi.

Được biết, công ty này có lịch sử tồn tại 60 năm, trong khoảng 10 năm gần đây không hoạt động hiệu quả, chỉ chi trả một khoản tiền trợ cấp nhỏ cho người lao động, thế nhưng lãnh đạo lại thường xuyên đi hưởng thụ bằng tiền công quỹ, trong suốt 60 tháng qua doanh nghiệp này không đóng tiền bảo hiểm hưu trí cho người lao động. Những người biểu tình kháng nghĩ đã yêu cầu trước khi bán công ty phải xử lý xong chế độ phúc lợi cho họ.

Nạn thất nghiệp

Hiện nay nền kinh tế Trung Quốc đang lao dốc, vừa qua chính quyền Bắc Kinh có quyết định, do sản lượng quá dư thừa nên trong vài năm tới, ngành khai thác than và gang thép sẽ giảm biên chế khoảng 1,8 triệu lao động.

Reuters cũng từng đưa tin, hiện nay Trung Quốc đang trong quá trình “xử lý những xác chết”, thời gian xử lý này sẽ có thêm khoảng 5 – 6 triệu người mất việc làm, rơi vào các lĩnh vực chủ yếu như xây dựng, chế tạo và khai thác mỏ.

Hậu quả về chính trị – xã hội

Ngày 14/3 vừa qua, BBC đã đăng bài phân tích “Ba hậu quả chính trị của nền kinh tế Trung Quốc” của Tiến sĩ Kinh tế học Trương Vĩ thuộc Đại học Cambridge. Theo bài viết, tốc độ suy thoái của kinh tế Trung Quốc là khó cưỡng lại, là hậu quả của tình trạng phát triển nóng dẫn đến sản suất dư thừa trong nhiều năm qua, cùng với tình trạng lượng hàng xuất khẩu đang ngày càng sụt giảm khiến số công ty ngừng hoạt động không ngừng tăng lên, số người mất việc làm đang ngày càng nhiều…

Tác giả cho rằng, những tác động đến xã hội và chính trị do tình trạng tồi tệ về kinh tế là khó tránh khỏi. Hậu quả của nó bao gồm: thứ nhất, khi doanh nghiệp đóng cửa hàng loạt làm cho số người thất nghiệp tăng mạnh, gây bất ổn xã hội; thứ hai, nguy cơ đối đầu giữ người dân và chính quyền, giữa chính quyền địa phương và Trung ương, mâu thuẫn nội bộ giới lãnh đạo Trung ương ngày càng gay gắt; thứ ba, việc phá sản cái gọi là “nhận thức chung Bắc Kinh” và “mô hình kiểu Trung Quốc” gây bất ổn toàn diện về chế độ quản lý kinh tế – chính trị hiện nay.

Với những phân tích như trên, tác giả cho rằng chế độ chính trị Trung Quốc đang đứng trước thách thức nghiêm trọng.

 

RELATED ARTICLES

Tin mới