Saturday, November 16, 2024
Trang chủĐàm luận4 kịch bản cho Biển Đông (kỳ 1)

4 kịch bản cho Biển Đông (kỳ 1)

Trước khi trình bày với độc giả về các kịch bản có thể xảy ra trên Biển Đông trong thời gian tới, chúng tôi xin điểm những nét chính về tình hình của Trung Quốc, Việt Nam và Mỹ, để từ đó nêu ra những kiến giải của mình.

Kỳ 1-Tại sao Trung Quốc ngày một hung hăng

Trong những ngày này, sóng chiến tranh ở Biển Đông đang mạnh lên từng ngày. Có thể thấy rõ điều này qua những lời phát biểu rặt chất côn đồ, chợ búa và mang nặng tính xã hội đen của Thủ tướng TQ Lý Khắc Cường và Ngoại trưởng Vương Nghị tại kỳ họp Quốc hội TQ đang diễn ra.

Trong cuộc họp báo ngày hôm qua 8/3 Ngoại trưởng Trung Quốc ông Vương Nghị tuyên bố: “Lịch sử sẽ chứng minh ai mới là chủ nhân của Biển Đông”. Phát biểu của Vương Nghị được xem như chú giải mới nhất về ý đồ của Bắc Kinh ở Biển Đông

Cùng với những lời tuyên bố ngông cuồng như vậy, TQ còn lùa đội quân ngư phủ được trang bị vũ khí ào ạt kéo xuống phía Nam, quanh khu vực quần đảo Trường Sa.

Có thể khẳng định rằng, chưa bao giờ khát vọng làm bá chủ thế giới, phục hồi đế chế Trung Hoa và chủ nghĩa Đại Hán lại được các nhà lãnh đạo TQ thực hiện quyết liệt như vậy – đặc biệt là tập Cập Bình, người đàn ông có bộ mặt lạnh lùng và có lối hành xử “ tiền hậu bất nhất”; thậm chí không đếm xỉa đến chữ “ liêm xỉ” .

Với Tập Cận Bình, cái gọi là chữ “ tín” chỉ là khái niệm xa xỉ.

Vừa mới tiếp đón nhà lãnh đạo Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng bằng những hoạt động ngoại giao “ cực kỳ trọng thị” cùng với lời đại ngôn và pha chút hào nhoáng, thì ông Tập đã trở mặt ngay lập tức, khi ông Trọng vẫn còn ở TQ, với tuyên bố “ Hoàng Sa, Trường Sa là của TQ, đó là điều không cần bàn luận”.

Hoạt động bồi đắp các đảo nhân tạo mà Trung Quốc tiến hành đã trở thành thách thức quân sự hóa hiện trạng Tây Thái Bình Dương lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới 2.

Chính việc dựa vào hoạt động này, Trung Quốc đã hoàn thành mục tiêu xây dựng vùng “hoãn xung an ninh chiến lược trên Biển Đông”, cách xa bờ biển của họ.

Đó cũng là giác mộng của các chiến lược gia Trung Nam Hải kể từ khi kết thúc Chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953 đến nay. Hoạt động quân sự hóa được Trung Quốc tiến hành từng bước, nhưng do phản đối từ các nước láng giềng, Bắc Kinh đã (vin cớ) tăng tốc quá trình này.

Hoạt động bồi đắp xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) trên 7 thực thể ở Trường Sa bắt đầu từ 2014 và tăng tốc trong năm 2015. Những đảo nhân tạo này được xây dựng đường băng, cầu cảng nước sâu.

Từ những bức ảnh chụp qua vệ tinh có thể thấy hệ thống ra đa quân sự cao tần trên đá Châu Viên, Tư Nghĩa, Gạc Ma. Trong tương lai không xa, các loại tên lửa diệt hàng không mẫu hạm sẽ được Trung Quốc kéo ra đây.

James R. Clapper, Cố vấn Tình báo cấp cao của Tổng thống Obama dự đoán, đầu năm 2016 Trung Quốc sẽ có năng lực thể hiện sức mạnh quân sự nhanh chóng ở Biển Đông.

Sau khi Trung Quốc thời Hồ Cẩm Đào vứt bỏ khẩu hiệu trỗi dậy hòa bình, Trung Quốc thời Tập Cận Bình chuyển hẳn sang giai đoạn chủ động thực hiện khát vọng phục hồi đế chế Trung Hoa – dưới những hình thức: Quyết tâm trở thành siêu cường số một vào khoảng giữa thế kỷ này để sắp xếp lại bàn cờ thế giới trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, an ninh…, quân đội Trung Quốc được chỉ thị sẵn sàng đánh thắng mọi cuộc chiến tranh cục bộ, đột phá khẩu của toàn bộ chiến lược toàn cầu của Trung Quốc là lấy sức mạnh áp đảo tại chỗ để khẳng định lợi ích cốt lõi của Trung Quốc trên biển Đông.

Tham vọng siêu cường bá quyền Trung Quốc triển khai theo 3 mũi nhọn: siêu cường thương mại, siêu cường quyền lực mềm, siêu cường quân sự. Trong hành động thực tế Trung Quốc kết hợp mọi hoạt động chính trị, thương mại thông qua các tập hợp lực lượng ở phạm vi toàn cầu và các chiến lược thâm nhập kinh tế (BRICS, “con đường tơ lụa trên biển và một vành đai kinh tế, Ngân hàng AIIB…), đồng thời ráo riết triển các khai hoạt động xâm lấn trên biển Đông và biển Hoa Đông. (GDP Trung Quốc hiện nay chiếm khoảng 13% thế giới và bằng 6/10 của Mỹ).

Song song với những hoạt động trên là trong hơn một thập kỷ nay chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc hàng năm tăng 2 con số và đứng thứ hai thế giới sau Mỹ, đang quyết xây dựng lượng hải quân xanh (blue water navy – có thể vươn ra đại dương), uy hiếp vùng biển Hoa Đông và lập vùng cấm bay tại đây, xây dựng cái gọi là Vạn lý trường thành trên biển Đông…

Đặc biệt quan trọng là Trung Quốc chủ động liên minh hình thành trục Trung – Nga, ra sức kich thích chủ nghĩa dân tộc Đại Trung Hoa (Đại Hán) làm động lực tinh thần quốc gia để thúc đẩy sự nghiệp bá quyền mang tên gọi là thực hiện giấc mộng Trung Hoa.

Điều cần lưu ý là: Sự phát triển và những đòi hỏi tự thân của Trung Quốc ngày ngay, cùng với bối cảnh quốc tế hiện tại, một mặt vừa tạo điều kiện, mặt khác vừa thách thức Trung Quốc chuyển sang thời kỳ chủ động thực hiện chiến lược toàn cầu đầy khát vọng bá quyền của mình.

Một trong nhiều ví dụ: Thời kỳ tăng trưởng 2 con số không còn nữa, nhưng từ nay nếu Trung Quốc không duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế thường xuyên khoảng 7%, sẽ đứng trước nguy cơ sụp đổ vì rất nhiều vấn đề bên trong, thậm chí cả nguy cơ phân rã. Nhưng muốn thực hiện được tăng trưởng này, Trung Quốc phải chiếm được cho mình theo cách của Trung Quốc một không gian kinh tế (về nhiều mặt thực tế mang ý nghĩa là một không gian sinh tồn) gấp hai – ba làn Trung Quốc đang có, qua đó thách thức cả thế giới.

Càng phát triển nóng như vậy theo mô hình kinh tế và chế độ chính trị hiện tại, nội bộ Trung Quốc càng phát sinh nhiều vấn đề nan giải mới từ kinh tế, đến chính trị, đến môi trường…, khiến Trung Quốc rơi vào nghịch lý: Càng tăng trưởng, áp lực các vấn đề đến nội càng gia tăng, căng thẳng với bên ngoài càng leo thang (theo triệu chứng bệnh lý: càng uống càng khát). Áp lực ngày càng gia tăng này thường được lãnh đạo Trung Quốc xử lý theo 2 hướng (a) siết nội bộ đồng thời kích động chủ nghĩa dân tộc, và (b) xả su-páp ra bên ngoài – nghĩa là càng hiếu chiến hơn trong khu vực – nơi Trung Quốc có điều kiện lý tưởng phát huy sức mạnh áp đảo tại chỗ!

Cần đi tới nhận định dứt khoát sự chuyển sang giai đoạn chủ động chiến lược như vậy của Trung Quốc, để hiểu được bản chất sự phát triển này, qua đó đoạn tuyệt hẳn mọi vấn đề, hoặc ảo tưởng thuộc phạm trù ý thức hệ, hoặc tâm lý “sợ” trong mối quan hệ của nước ta với Trung Quốc.

Nhận định dứt khoát như vậy không phải là để tự ta biến Trung Quốc thành kẻ thù, mà là để tỉnh táo có những quyết định đúng đắn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong tình hình siêu cường bá quyền Trung Quốc đã chuyển sang thời kỳ chủ động chiến lược và trở thành vấn đề của cả thế giới. Chỉ như vậy nước ta mới có thể chủ động xử lý mọi diễn biến tốt hoặc xấu trong quan hệ Việt – Trung. Mọi ảo tưởng, tâm lý sợ, thỏa hiệp… chỉ dẫn tới ta bị đẩy lùi từng bước, có khác nào để ngỏ khả năng cho Trung Quốc lấn tới từng bước. Muốn có hòa bình, hữu nghị với Trung Quốc càng phải có nhận định chính xác và sự chủ động như vậy.

Thực tế sự phát triển của Trung Quốc cũng cho thấy Trung Quốc có rất nhiều điểm yếu, Trung Quốc cũng phải cần đến vai trò của Việt Nam trên nhiều phương diện. Thực tiễn của những thập kỷ vừa qua cũng cho thấy sự uy hiếp hay can thiệp của Trung Quốc không phải là bất khả kháng đối với nước ta.

( Xem tiếp kỳ sau)

RELATED ARTICLES

Tin mới