Thursday, January 9, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiMỹ-Trung chuẩn bị khai hỏa Đại chiến thế giới thứ III? (Kỳ...

Mỹ-Trung chuẩn bị khai hỏa Đại chiến thế giới thứ III? (Kỳ 2)

Chủ tịch Hiệp hội Kissinger Inc. cho rằng, sự trỗi dậy của Trung Quốc không phải là kết quả từ sức mạnh quân sự của họ, mà là phản ánh sự sụt giảm trong cạnh tranh của Mỹ, được thể hiện bằng cơ sở lạc hậu, sự chú ý không đều dành cho phát triển.

Kỳ II: Những khuyến cáo

 Do đó, làm sao giải quyết được những vấn đề này đòi hỏi sự khéo léo và quyết tâm của Mỹ – cần sự quyết đoán hơn trong tương lai, thay vì oán trách một kẻ thù mặc định. Một chiến lược dựa trên sự đối đầu sẽ khiến cả Mỹ và Trung Quốc đều rơi vào tình trạng tồi tệ nhất, thậm chí tình huống khiến cả 2 không thể kiểm soát nổi.

Điều đáng nói là lãnh đạo Mỹ-Trung đều thể hiện quyết tâm của mình tại châu Á-Thái Bình dương. Và những quốc gia trong khu vực này đều muốn quan hệ tốt với cả 2 cường quốc kể trên, không muốn phải lựa chọn hoặc Mỹ, hoặc Trung Quốc.

Tiến sỹ Henry Kissinger nhấn mạnh, không chỉ có Trung Quốc và Mỹ, mà nhiều quốc gia đều có lợi ích tại Thái Bình Dương, do đó sự phát triển hòa bình của khu vực này phụ thuộc vào tất cả các quốc gia kể trên, đặc biệt là Bắc Kinh và Washington.

Theo ông Henry Kissinger, khái niệm “một cộng đồng Thái Bình Dương”, được hình thành sau Đại chiến thế giới thứ II, đã phản ánh thực tế, Mỹ là một cường quốc ở châu Á và điều này là câu trả lời cho “tham vọng về vai trò toàn cầu của Trung Quốc”.

Tuy nhiên, cựu Ngoại trưởng Mỹ cũng cho rằng, không có nhiều khả năng hình thành một cộng đồng như vậy trên đại dương lớn nhất thế giới, và việc Mỹ-Trung Quốc có thể trở thành đối tác là một vấn đề không đơn giản.

Thông qua cuốn “On China”, ông Henry Kissinger đưa ra một số giải pháp để Mỹ-Trung không bị rơi vào vòng xoáy căng thẳng, tránh đi theo vết xe đổ của Anh và Đức hồi Đại chiến thế giới thứ I. Thứ nhất, quan hệ Trung-Mỹ không nên trở thành một trò chơi có tổng bằng 0.

Thứ hai, Mỹ không nên tìm cách thay đổi bản chất của nhà nước Trung Quốc bởi Washington không có khả năng này – Trung Quốc là quốc gia quá lớn, quá kiêu hãnh và quá độc lập đối với các tác động từ bên ngoài. Và nếu Mỹ có khả năng này thì cái giá phải trả là gì.

Ông Henry Kissinger nhiều lần nói, Trung Quốc có hơn 1.000 năm áp dụng hệ thống quan lại và các quan được tuyển từ những cuộc thi mang tính cạnh tranh; do đó hệ thống này thâm nhập và điều chỉnh mọi khía cạnh của đời sống kinh tế-xã hội. Nên cách hiểu của người Trung Quốc về trật tự thế giới hoàn toàn khác biệt với phương Tây.

Và chưa bao giờ quan hệ với nước khác trên cơ sở bình đẳng, bởi Trung Quốc tự cho họ đóng vai trò đặc biệt và cách nghĩ này tuy đối lập với các nước khác, nhưng lại có nét tương đồng với Mỹ – muốn đứng đầu thế giới, do đó xung đột là điều khó tránh.

Tiến sỹ Henry Kissinger quan tâm đến binh pháp Tôn Tử và viết khá tỉ mỉ về cờ vây, trò chơi trí tuệ lâu đời nhất của người Trung Quốc và theo ông, có sự khác biệt giữa cờ tướng, cờ vua và cờ vây. Trong khi cờ tướng, cờ vua quan tâm tới việc tiêu diệt từng quân của đối phương, thì cờ vây tiêu hao sức mạnh chiến lược của đối thủ – Bắc Kinh muốn chiến thắng thông qua lợi thế về tâm lý hơn là đối đầu trực tiếp.

Việc dành gần 9 chương trong tổng số 18 chương của cuốn “On China” để viết về Mao Trạch Đông, đủ thấy Tiến sỹ Henry Kissinger có ấn tượng sâu sắc như thế nào đối với người có công thành lập nên nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Và theo ông các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong lịch sử không củng cố quyền lực dựa vào kỹ năng diễn thuyết hay giao tiếp với công chúng, và Đặng Tiểu Bình là nhân vật điển hình.

Và phong cách lãnh đạo kín đáo với công chúng này tiếp tục được duy trì tới ngày nay – rất khó nắm bắt Trung Quốc sẽ động thủ ra sao để phòng ngừa. Nhiều chính trị gia tuyên bố, chính sách ngoại giao mỉm cười đã chấm dứt và tham vọng sức mạnh của Trung Quốc đã rất rõ ràng. Và sự mất tin tưởng chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng sâu sắc.

Tiến sỹ Henry Kissinger từng nhận xét, việc đưa Trung Quốc vào trật tự toàn cầu thậm chí còn khó khăn hơn việc đưa Đức vào một thế kỷ trước đây. Bởi không ở đâu mà sự đối địch vừa mới bắt đầu đã gay gắt như giữa các lực lượng vũ trang của Mỹ với các lực lượng vũ trang của Trung Quốc đang hiện đại hóa nhanh chóng.

Mỹ tuy vẫn vượt trội hơn trên phạm vi toàn cầu, nhưng ở các lãnh hải của Trung Quốc thì Washington không còn có khả năng chiến thắng dễ dàng. Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, ông Thôi Thiên Khải từng khuyến cáo, Mỹ có thể phải trả giá đắt cho những tính toán sai lầm mang tính chiến lược ở Biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới