Friday, December 27, 2024
Trang chủThâm cung bí sửCâu chuyện sự thật về ông Giang Trạch Dân được lật lại...

Câu chuyện sự thật về ông Giang Trạch Dân được lật lại trong giai đoạn nhạy cảm

Gần đây, những thông tin về tội nhượng lãnh thổ Trung Quốc cho Nga cùng bài viết chất vấn về “Thuyết ba đại diện” của ông Giang Trạch Dân do nhà văn Ngụy Nguy đưa ra lại được “giới quan sát” ở Trung Quốc Đại Lục sôi nổi bàn luận trên mạng.

Với bản lý lịch bán nước, ông Giang Trạch Dân từ lâu đã bị người dân Trung Quốc xem là cặn bã của dân tộc, là tội nhân thiên cổ (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).

Ông Giang Trạch Dân bán nước cho Nga

Ngày 9 và 10/12/1999, ông Giang Trạch Dân đã ký với Tổng thống Nga Boris Yeltsin “Nghị định thư về Giới tuyến đông – tây giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Liên bang Nga”, theo đó đã nhượng hơn 1 triệu km2 lãnh thổ Trung Quốc cho Nga.

Ngày 16/7/2001, ông Giang Trạch Dân lại ký với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Kremlin – Moscow “Hiệp ước Hợp tác láng giềng tốt Nga – Trung”, theo đó thừa nhận vùng Vladivostok và khu viễn đông bên cạnh không thuộc lãnh thổ Trung Quốc, chấp nhận Hiệp ước bất bình đẳng mà chính quyền các khóa trước của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đều không thừa nhận.

Ngày 24/3/2016, Blogger Trung Quốc Dongyechangzheng (Dycz.blogchina) đã đăng bài viết “Tannu, Sakhalin, Vladivostok của chúng tôi đang ở đâu?”, theo đó bài viết đã khẳng định lại tội bán nước của ông Giang Trạch Dân mà trước đó nhiều thông tin đã chỉ ra như kể trên.

“Hiệp ước Hợp tác láng giềng tốt Nga – Trung” ngày 16/7/2001 mà ông Giang Trạch Dân ký với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Kremlin đã hợp pháp hóa hàng loạt Hiệp ước bất bình đẳng giữa chính quyền nhà Thanh và Nga trước đây, trong đó gồm “Hiệp ước Aigun” (Điều ước Ái Hồn), “Hiệp ước Bắc Kinh”…

Theo những ký kết, ông Giang Trạch Dân đã chấp nhận trao vĩnh viễn cho Nga một phần lớn diện tích lãnh thổ mà trước đây bị Sa hoàng Nga chiếm đoạt, trong đó bao gồm Khu vực Tannu (khoảng 170.000 km2) mà năm 1953 đã được Liên Hiệp Quốc thừa nhận là vùng lãnh thổ của Trung Quốc, ngoài ra còn “Hiệp ước Aigun” bất bình đẳng về vấn đề 64 làng ở Giang Đông thuộc lãnh thổ Trung Quốc.

Bài viết chỉ ra, trước đây, trong “Điều ước Trung-Nga Nerchinsk” (7/9/1969) rõ ràng đã thừa nhận đảo Sakhalin (76.400 km2, diện tích gấp đôi Đài Loan) cùng cả ngàn hòn đảo xung quanh thuộc về Trung Quốc.

Theo “Điều ước”, ông Giang Trạch Dân đã ký trao hơn 3 triệu km2 lãnh thổ vùng đông bắc đang trong tranh luận chưa rõ ràng để “nhượng lại” cho Nga, ngoài ra còn trao cho Nga phần diện tích cửa sông Tumen đổ ra biển thuộc tỉnh Cát Lâm, làm con đường duy nhất đi ra biển Nhật Bản từ hướng đông bắc Trung Quốc bị chặn đứng.

Sau khi Hiệp ước được ký, truyền thông Nga đã đưa tin ăn mừng nhưng người dân Trung Quốc Đại Lục không hay biết gì, chỉ có một số ít người Trung Quốc Đại Lục biết tiếng nước ngoài đã đọc được thông tin và thể hiện tâm trạng phẫn nộ đối với chính quyền.

Những ký kết phi lý của ông Giang Trạch Dân làm người Trung Quốc mất căn cứ pháp luật để đòi Nga trao trả lại phần diện tích lãnh thổ này.

Ông Giang Trạch Dân che giấu thân phận Hán gian

Theo sách “Giang Trạch Dân kỳ nhân”, hành động bán nước của ông Giang Trạch Dân có nguồn gốc từ lịch sử, cha của ông ta và bản thân ông từng làm Hán gian cho Nhật Bản. Trước năm 1945, khi Hồng quân Liên Xô đánh vào vùng đông bắc Trung Quốc đã thu được toàn bộ tài liệu về hệ thống đặc công của tướng quân người Nhật là Doihara Kenji, trong đó có hồ sơ và hình ảnh liên quan đến việc người Nhật từng huấn luyện cho ông Giang Trạch Dân.

Sau này khi ông Giang Trạch Dân đi Liên Xô du học, tình báo Liên Xô đã điều tra hồ sơ và phát hiện ông từng làm Hán gian, sau đó nhờ nắm được điểm yếu về những mối quan hệ bất chính với phụ nữ Nga của ông Giang nên đã ép ông phải làm Đặc vụ cho Cục Viễn đông của Liên Xô.

Tháng 5/1991, ông Giang Trạch Dân đi thăm Liên Xô với thân phận là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, khi tham quan nhà máy sản xuất ô tô Ligachev, KGB đã “khôn khéo” bố trí ông Giang Trạch Dân tình cờ gặp nữ gián điệp Klava của Liên Xô mà ông Giang có quan hệ trước đây… Ông Giang Trạch Dân không muốn thân phận gián điệp bị lộ, nên cuối cùng đã bị Liên Xô khống chế.

Chất vấn “Thuyết ba đại diện” của ông Giang Trạch Dân

Gần đây, vấn đề chất vấn về “Thuyết ba đại diện” của ông Giang Trạch Dân do nhà văn Ngụy Nguy đưa ra lại được nhiều người Trung Quốc đưa ra bàn luận (qua bài “Di sản của Ngụy Nguy” được đăng trên mạng tiếng Trung FT vào ngày 5/9/2008, tác giả là ông Từ Khánh Toàn, Chủ biên Tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu).

Theo bài viết, ngày 1/7/2001, Tổng Bí thư Giang Trạch Dân có bài “Nói chuyện về ngày thành lập ĐCSTQ” (1/7/1921) trong đó có nêu ra “Thuyết ba đại diện”. Sau đó, nhà văn Ngụy Nguy đã lên tiếng chỉ trích bài phát biểu của ông Giang Trạch Dân là một sai lầm về chính trị, đặt vấn đề “Tổng Bí thư Đảng Cộng sản đại diện cho gì?” Tác giả cho rằng tư tưởng quan trọng trong “Thuyết ba đại diện” đi ngược nguyên tắc nền tảng của Hiến pháp Trung Quốc… Cuối cùng, 16 trí thức lão thành của Đảng (Ngụy Nguy, Lâm Mặc Hàm, Ngô Lãnh Tây, Lý Thành Thụy…) cùng ký vào một văn bản “Nói chuyện về ngày thành lập ĐCSTQ” là sai lầm chính trị nghiêm trọng» và chỉ ra 7 tội trạng trong “Thuyết ba đại diện” của ông Giang Trạch Dân.

Bài viết lên án ông Giang Trạch Dân đăng trên Tạp chí “Trung lưu” không lâu thì ông Ngụy Nguy bị quản thúc, bị cắt chế độ đãi ngộ trong quân đội và bị đơn vị đưa ra phê bình. Ông Ngụy Nguy qua đời vào tháng 8/2008.

“Thuyết ba đại diện” không phải của ông Giang Trạch Dân

Theo sách “Giang Trạch Dân kỳ nhân”, thời ông Giang Trạch Dân làm Bí thư Thượng Hải rất tôn sùng ông Giáo sư Vương Hộ Ninh làm việc tại Khoa Chính trị Quốc tế, Đại học Phúc Đán – Thượng Hải, năm 1995 ông Vương Hộ Ninh được điều làm công tác nghiên cứu chính sách tại Phòng Nghiên cứu Trung ương ĐCSTQ.

Ông Giang Trạch Dân nóng lòng muốn được lưu danh tên tuổi vào lịch sử, mong có một thứ lý luận gì đó để tôn tạo hình ảnh bản thân, và ông Vương Hộ Ninh đã giúp ông Giang Trạch Dân đưa ra “Thuyết ba đại diện”.

Sau khi ra đời, “Thuyết ba đại diện” với mấy câu sáo rỗng lại được ông Giang dùng bộ máy tuyên truyền nâng lên tận mây xanh. Ông Giang Trạch Dân phí nhiều công sức để đưa học thuyết vào Điều lệ Đảng và Hiến pháp. Có một thời khi “Thuyết ba đại diện” nổi lên như cồn, ông Vương Hộ Ninh không nhịn được đã tuyên bố mình chính là tác giả “Thuyết ba đại diện” khiến dư luận xôn xao.

Những năm gần đây, cùng với chính sách chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình, nhiều bê bối của ông Giang Trạch Dân cũng được phanh phui ra.

Tạp chí Động Hướng ở Hồng Kông vào năm ngoái từng đưa tin, ông Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ Lật Chiến Thư, Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương đã đích thân bỏ những phần nội dung liên quan đến “Thuyết ba đại diện” trong báo cáo công tác của các tỉnh Cát Lâm, Sơn Tây và Giang Tô.

Theo thông tin, trong những bài phát biểu của ông Vương Hộ Ninh sau này đã không thừa nhận “trung tâm Giang Trạch Dân”.

Hiện giới quan sát đang quan tâm vấn đề sau “lưỡng hội” ĐCSTQ, những quan chức từng thất bại dưới phe cánh của ông Giang như ông Chu Dung Cơ, Ôn Gia Bảo, Hồ Cẩm Đào lại bất ngờ cùng “lộ diện” trên báo chí, cùng lúc những thông tin bê bối về Giang dồn dập được đưa ra, dường như ông Tập Cận Bình đang có những động thái mạnh mẽ hơn đối với ông Giang Trạch Dân.

RELATED ARTICLES

Tin mới