Saturday, November 16, 2024
Trang chủBiển nóng“Biển Đông: Mỹ gây sức ép cho TQ về pháp lý chứ...

“Biển Đông: Mỹ gây sức ép cho TQ về pháp lý chứ không phải quân sự”

Theo chuyên gia Trung Quốc, cạnh tranh giữa Trung-Mỹ ở Biển Đông hiện chưa đến giai đoạn lật bài ngửa chiến lược, Mỹ ép Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế.

Báo chí Hồng Kông ngày 1/4 cho biết, Trung tâm Nghiên cứu Hòa bình và phát triển của Hội Liên lạc hữu nghị quốc tế Trung Quốc vừa tổ chức hội thảo “Xu hướng tình hình an ninh khu vực xung quanh Trung Quốc”.

Tại hội thảo, Lưu Phi Đào, Phó trưởng phòng nghiên cứu Mỹ, Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc cho rằng, hành vi gây sức ép của Mỹ đối với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông có 4 cấp độ, bao gồm: song phương, đa phương, quân sự và pháp lý.

Mặc dù Mỹ không phải là một bên có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, nhưng vấn đề Biển Đông đã dần dần trở thành vấn đề giữa Trung Quốc và Mỹ.

Về chiến lược theo Lưu Phi Đào, Mỹ muốn lấy vấn đề Biển Đông làm con bài quan trọng để thực hiện “tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương”, dùng để ngăn chặn, kiềm chế Trung Quốc, tiếp tục duy trì vị thế của Hải quân Mỹ.

Về các hành động cụ thể, Chính phủ Mỹ nhiều lần gây sức ép với Trung Quốc. Tháng 9/2015, trong cuộc hội đàm Tập Cận Bình-Barack Obama, ông Obama đã bày tỏ quan ngại rất lớn với ông Bình.

Không lâu sau, ông Barack Obama lại tổ chức hội đàm với Tổng thống Philippines Benigno Aquino và mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động xây đảo nhân tạo và quân sự hóa ở Biển Đông.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama hội đàm ngày 31/3/2016

Ngoài lĩnh vực song phương, Mỹ còn nhiều lần chỉ trích Trung Quốc trong các diễn đàn đa phương. Năm 2015, Mỹ nâng cấp quan hệ với ASEAN lên thành quan hệ đối tác chiến lược là do Mỹ hy vọng đạt được lập trường chung với ASEAN trong vấn đề Biển Đông.

Mặc dù gần đây Tuyên bố chung của Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN chỉ đề cập đến các vấn đề mang tính nguyên tắc, không có thái độ cụ thể đối với vấn đề Biển Đông, nhưng thực ra Mỹ còn độc lập trao đổi với một số nước ASEAN để họ tiếp cận với lập trường Biển Đông của Mỹ.

Hơn nữa, căn cứ vào phản ứng gần đây của một số nước đối với vấn đề Biển Đông, cách làm của Mỹ đã đạt hiệu quả nhất định.

Trên phương diện quân sự, ngoài 5 căn cứ quân sự mới ký kết với Philippines, Mỹ còn muốn “bắt đầu sử dụng” 2 căn cứ dự trữ vật tư quân sự ở Việt Nam và Campuchia.

Cuối năm 2014, Vụ Các vấn đề Biển và Môi trường Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra nghi ngờ về địa vị pháp lý của “đường chín đoạn” do Trung Quốc tự vẽ ra, công khai thách thức tính hợp pháp của “đường chín đoạn” này.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt ở Biển Đông ngày 5/11/2015

Mỹ cũng công khai ủng hộ quyền lợi của Philippines được hưởng theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, khẳng định kết quả phán quyết trọng tài trong vụ kiện Biển Đông của Philippines sẽ trở thành căn cứ pháp lý để Trung Quốc và Philippines tiếp tục đàm phán.

Mặc dù Trung Quốc rất lo ngại về hoạt động tuần tra của Mỹ ở Biển Đông, nhưng ý đồ thực sự của Mỹ vẫn là không tìm cách xảy ra đối đầu quân sự trực tiếp với Trung Quốc, mà là duy trì sức ép với Trung Quốc ở cấp độ ý nghĩa luật pháp quốc tế, đồng thời tuyệt đối không cho phép hành vi của Trung Quốc trở thành căn cứ hợp pháp để tạo ra quy tắc quốc tế trong tương lai.

Sau khi công bố kết quả trọng tài vụ kiện của Philippines, nếu Trung Quốc chấp nhận yêu cầu của Philippines và Mỹ, dựa vào kết quả trọng tài để tiếp tục đàm phán, thì có nghĩa là Trung Quốc “đã rơi vào khuôn khổ pháp lý do Mỹ đặt ra”. Nhưng Trung Quốc cũng cần xem xét tình hình, chủ động hành động, loại bỏ sức ép, học giả này bình luận.

Phán đoán về tình hình tổng thể của vấn đề Biển Đông Lưu Phi Đào cho rằng, hiện nay tranh chấp Biển Đông còn nằm ở cạnh tranh trong giai đoạn sắp đặt chiến lược, chưa đến giai đoạn lật bài ngửa chiến lược. Lưu Phi Đào muốn Trung Quốc loại bỏ tư duy tác chiến nội tuyến, chọc thủng sự phong tỏa tiềm tàng của Mỹ và một số nước ASEAN.

RELATED ARTICLES

Tin mới