Thursday, January 9, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiMàn giết người kinh hoàng bị che giấu trong Y viện Trung...

Màn giết người kinh hoàng bị che giấu trong Y viện Trung tâm số 1 Thiên Tân (P.4)

Trong những chức vụ của ông Thẩm Trung Dương có manh mối về nguồn cung cấp nội tạng: Tại trang mạng của Y viện Tổng cục Cảnh sát vũ trang Bắc Kinh, nơi ông Thẩm Trung Dương làm Chủ nhiệm Ban Cấy ghép tạng có hình ảnh ông Thẩm Trung Dương mặc đồng phục sĩ quan Bộ đội Cảnh sát Vũ trang.


 

Tiến sĩ Thẩm Trung Dương mặc quân phục trả lời phỏng vấn truyền hình (Ảnh lấy từ video).

Tiến sĩ Thẩm Trung Dương mặc quân phục trả lời phỏng vấn truyền hình (Ảnh lấy từ video).

Vắn đề bị cấm hỏi

Hoạt động cấy ghép nội tạng quy mô lớn được duy trì là nhờ có nguồn cung cấp nội tạng ổn định. Trong điều kiện Trung Quốc Đại Lục không có hệ thống hiến tặng công khai và tự nguyện thì việc xây dựng quan hệ với những nhân vật quan trọng là con đường duy nhất để có được nội tạng (thường qua môi giới nội tạng).

Đầu năm 2015, ông Hoàng Khiết Phu đã trả lời phỏng vấn truyền thông: “Đất nước ta rất lớn, nguồn nội tạng từ phạm nhân tử hình, trong thể chế tự do này đã tạo ra những khâu trung gian nên nhiều vấn đề khó nói rõ được. Mọi người có hiểu ý tôi không? Vì thế mà chuyện này trở nên đặc biệt phức tạp, nhạy cảm, không thể công khai”. Tiếp theo ông Hoàng Khiết Phu lại đổ tội cho những quan to, những cựu Ủy viên Bộ Chính trị đã thất thế, đặc biệt như Chu Vĩnh Khang. Còn vấn đề tù nhân lương tâm thì ông Hoàng Khiết Phu cố ý làm ngơ.

Có thể thấy, nguồn cung nội tạng liên tục mà Y viện Trung tâm số 1 Thiên Tân có được là nhờ mối quan hệ với giới chính trị. Lấy ông Thẩm Trung Dương làm ví dụ, ông này không chỉ là Ủy viên Hội nghị Hiệp thương Chính trị Trung Quốc năm 2013, mà trong hoạt động cấy ghép tạng, chức vụ mang lại nhiều lợi ích nhất cho ông Thẩm Trung Dương thuộc bên hệ thống quân đội. Hệ thống quân đội Trung Quốc liên kết chặt chẽ với thế lực chính trị và pháp lý khổng lồ, có thể thỏa sức tham gia vào kết án tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm, vì thế mà bị cáo buộc tham gia vào hàng loạt phi vụ giao dịch nội tạng bất hợp pháp.

Những nhân viên điều tra nước ngoài đã liên tục theo dõi trong nhiều năm mối quan hệ giữa hệ thống quân đội Trung Quốc và tình trạng nguồn cung nội tạng. Năm 2014 đã xuất bản sách “Đại thảm sát: Giết người hàng loạt cướp nội tạng, cách giải quyết âm thầm của chính quyền Trung Quốc đối với nhân sĩ bất đồng chính kiến” (The Slaughter: Mass Killings, Organ Harvesting and China’s Secret Solution to Its Dissident Problem). Sách do phóng viên người Mỹ trú tại Bắc Kinh là Ethan Gutmann bỏ ra 10 năm thu thập được một số lượng lớn chứng cứ chứng minh, những học viên Pháp Luân Công chính là mục tiêu chính trong tội ác mổ cướp nội tạng.

Ngày 15/10/2015, trước Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở Los Angeles, học viên Pháp Luân Công tổ chức hoạt động thắp nến tưởng nhớ những học viên đã bị chính quyền Trung Quốc bức hại suốt 16 năm, yêu cầu xử Giang Trạch Dân theo pháp luật (Benjamin Chasteen/Epoch Times).

Ngày 15/10/2015, trước Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở Los Angeles, học viên Pháp Luân Công tổ chức hoạt động thắp nến tưởng nhớ những học viên đã bị chính quyền Trung Quốc bức hại suốt 16 năm, yêu cầu xử ông Giang Trạch Dân theo pháp luật (Benjamin Chasteen/Epoch Times).

Pháp Luân Công là phương pháp tu luyện thuộc trường phái Phật gia, bao gồm việc tu tâm tính chiểu theo nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” và 5 bài tập động tác giúp người tu luyện nâng cao chuẩn mực đạo đức và sức khỏe. Từ năm 1999, họ bị chính quyền Trung Quốc bức hại: Vào cuối thập niên 90, do số người tu luyện tăng lên từ 10 – 100 triệu người, vượt quá số Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, vì thế ông Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc đương thời là Giang Trạch Dân dùng lý do Pháp Luân Công là mối đe dọa đối với chính quyền Trung Quốc để xây dựng chính sách bức hại mang tính hủy diệt đối với những người tu luyện Pháp Luân Công. Phương châm bức hại là: “Vắt kiệt tài chính, bôi nhọ thanh danh và hủy hoại thân thể”, “Đánh chết xem như tự sát”, “Hỏa thiêu làm mất dấu vết truy cứu”.

Cùng với tội ác bức hại Pháp Luân Công khởi động năm 1999, màn kịch trong lĩnh vực cấy ghép tạng tại Y viện Trung tâm số 1 Thiên Tân cùng hàng trăm y viện khác ở Trung Quốc Đại Lục bắt đầu ‘nhảy nhót’.

“Hệ thống phân phối nội tạng ở Trung Quốc Đại Lục không có tổ chức của quốc gia, cũng không có hệ thống hiến tặng, vì thế chính quyền Trung Quốc lấy phạm nhân tử hình ra để giải thích”, ông Ethan Gutmann nói. “Nhưng còn rất nhiều vấn đề khác, ví dụ như vấn đề tìm nội tạng phù hợp giữa người cho và người nhận, nhóm máu, tỷ lệ nhiễm bệnh gan của tù nhân… chính quyền Trung Quốc phải giải thích như thế nào khi thời gian chờ đợi được cấy ghép tạng của người bệnh ngắn ngủi như thế?”

Ông Ethan Gutmann nói, rất nhiều nghi vấn đưa ra mà chính quyền Trung Quốc không thể giải thích hợp lý được, “Bạn không thể không thấy một sự thật, đó là vấn đề tù nhân lương tâm mà tôi và ngài David Kilgour đã nói”, “Quy mô cấy ghép càng lớn thì càng cần chính quyền Trung Quốc giải thích cho rõ, thế nhưng hiện nay vẫn chưa thấy bất cứ lời giải thích nào của họ.”

Trả lời phỏng vấn qua điện thoại về vấn đề nguồn gốc nội tạng của Y viện Trung tâm số 1 Thiên Tân,  ông Ethan Gutmann cho biết: “Tôi cho rằng nguồn gốc chính là từ học viên Pháp Luân Công.”

Từ trái sang: David Kilgour, David Matas và tác giả sách “Đại tàn sát” Ethan Gutmann (Simon Gross/Epoch Times).

Từ trái sang: Ông David Kilgour, David Matas và tác giả sách “Đại thảm sát”, ông Ethan Gutmann (Simon Gross/Epoch Times).

“Có thể có một số người Hồi giáo Uighur và người Tây Tạng, nhưng tỷ lệ mất tích của những người này không cao.”

Ông Ethan Gutmann đã phỏng vấn hàng trăm người dân tị nạn trốn khỏi Trung Quốc, qua đó biết được có tới 1/5 – 2/5 số học viên Pháp Luân Công bị bắt xét nghiệm máu trong thời gian bị giam giữ. Nhiều người sau khi ra khỏi trại cưỡng bức lao động đã kể lại tình trạng mất tích của nhiều học viên Pháp Luân Công sau khi bị đưa đi thử máu.

Từ 2006 đến nay, những nhân viên điều tra quốc tế đã dùng thân phận là người làm trong nghề y hoặc người thân của người bệnh có thời gian chờ thay gan ngắn để điện thoại hỏi các y tá và bác sĩ ở Trung Quốc Đại Lục, những cuộc điện thoại đều được ghi âm lại. Những bác sĩ và y tá đã thừa nhận họ tham gia vào nhiều ca phẫu thuật ghép tạng mà nguồn nội tạng được lấy từ học viên Pháp Luân Công bị bắt giam.

Trong sách, ông Ethan Gutmann kể lại tâm trạng khi nghe những người tị nạn kể lại quá trình họ trải qua, tuy nhiên những học viên Pháp Luân Công này không nghĩ ngợi nhiều, “Chuyện họ kể nghe vừa kinh khủng lại khiến người ta khó hiểu, họ chỉ nghĩ bác sĩ làm kiểm tra sức khỏe bình thường chứ không nghĩ đến việc bản thân đang được lựa chọn để cung cấp nội tạng. Cảm giác của tôi khi đó thực sự khiếp sợ, trong chốc lát những nghi vấn của tôi dường như đã có lời giải.”

Thử máu ở Thiên Tân

Những phạm nhân lương tâm ở khắp Trung Quốc Đại Lục bị nhốt trong nhà tù và trại cưỡng bức lao động thường bị đưa đi thử máu và nước tiểu, Thiên Tân cũng không ngoại lệ. Theo đó là tình trạng bùng nổ hoạt động cấy ghép nội tạng tại Y viện Trung tâm số 1 Thiên Tân.

Nhiều chứng cứ đã được mạng Minh Huệ (minghui.org), trang thông tin hàng đầu về học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc Đại Lục đăng tải. Những bài viết trên trang này do chính những học viên Pháp Luân Công và người thân của họ viết, ghi lại quá trình họ bị bức hại. Trang mạng được giới nghiên cứu xem là nguồn đáng tin cậy để tìm hiểu về Pháp Luân Công và tình trạng áp bức nhân quyền ở Trung Quốc.

Một vụ án tiêu biểu được chia sẻ vào ngày 9/11/2007 trong bài viết “Sự thật bức hại mà tôi đã trải qua trong nhà tù nữ ở Thiên Tân” (cũng như nhiều bài viết khác, tác giả phải giấu tên).  Bài viết kể: “Đội số 3 là đội chuyên bức hại Pháp Luân Công, các khu giam số 3, 4, 5 luôn có học viên Pháp Luân Công, tuy nhiên cũng được giam kèm với tội phạm hình sự đặc biệt, Đội trưởng Đội 3 của từng khu giam chịu trách nhiệm đưa học viên Pháp Luân Công đi thử máu và nước tiểu, họ không gọi tội phạm hình sự. Họ nói là họ quan tâm đến sức khỏe học viên Pháp Luân Công.”

Trại giam nữ Thiên Tân rất gần Y viện Trung tâm số 1 Thiên Tân. Những học viên Pháp Luân Công từng bị giam ở đây cho biết họ bị đưa đi thử máu và nước tiểu (Ảnh: mạng Minh Huệ).

Trại giam nữ Thiên Tân rất gần Y viện Trung tâm số 1 Thiên Tân. Những học viên Pháp Luân Công từng bị giam ở đây cho biết họ bị đưa đi thử máu và nước tiểu (Ảnh: mạng Minh Huệ).

Kể lại giai đoạn này, tác giả viết: “Hiện tôi vẫn đang nghi ngờ không hiểu những đồng tu mất tích đó đã bị đưa đi đâu?”

Học viên Pháp Luân Công tại Trại cưỡng bức lao động Thanh Bạc Oa (Qingbowa) cũng kể lại quá trình bị đưa đi thử máu, theo đó từ trại đến Y viện Trung tâm số 1 Thiên Tân khoảng 23 phút chạy xe. Một bài khác kể lại học viên Pháp Luân Công ở Trại cưỡng bức lao động Song Khẩu – Thiên Tân bị bắt đi thử máu, thời gian từ trại này đến Y viện Trung tâm Thiên Tân khoảng nửa giờ chạy xe. Một học viên Pháp Luân Công khác thì kể lại hành trình đi kiểm tra máu khi ở nhà tù Tân Hải, theo đó từ nhà tù Tân Hải đến Y viện Trung tâm Thiên Tân mất khoảng 47 phút. Một học viên khác tên là Từ Hải Đường viết, vào tháng 6/2006 khi bị giam tại trại Bản Kiều (Banqiao) cũng đã bị đưa đi thử máu, từ trại Bản Kiều đến Y viện mất khoảng 45 phút đi xe.

Hiệp hội Bác sĩ Chống mổ cướp nội tạng có trụ sở tại Washington (Mỹ) đã không ngừng nỗ lực lên tiếng bảo vệ đạo đức ngành y. Hiệp hội đã tổng hợp và phân tích những bài viết liên quan đến vấn đề thử máu trên mạng Minh Huệ và cũng đã đưa ra kết luận tình trạng học viên Pháp Luân Công bị cưỡng chế đi thử máu hàng loạt là sự thật.

Dĩ nhiên chưa thể hoàn toàn khẳng định mục đích của việc xét nghiệm máu là để tìm nguồn nội tạng cấy ghép phù hợp. Nhưng điều khó hiểu là những tù nhân lương tâm này bị bắt vì chính sách trấn áp đoàn thể người theo tín ngưỡng; họ bị ép từ bỏ tín ngưỡng đến nỗi chính quyền đã dùng cực hình với họ; những học viên Pháp Luân Công bị chính quyền dùng bộ máy truyền thông bôi nhọ khiến họ trở thành cái gai trong mắt đa số người dân thường, họ bị phi nhân hóa, bị khinh bỉ chê cười, bị xem là kẻ thù của quốc gia. Theo như tin từ mạng Minh Huệ thì số học viên bị bức hại đến chết lên tới gần 4000 người, và vì lệnh đàn áp là của chính quyền nên những kẻ gây tội ác không bị truy cứu… Vậy thì giới quan chức nhà tù có lý do gì mà quan tâm đến sức khỏe tù nhân lương tâm?

Trong tình cảnh hàng loạt học viên Pháp Luân Công trong trại giam bị bắt kiểm tra máu, nhiều người bị mất tích, cùng với chính sách bức hại diễn ra không lâu thì xuất hiện cao trào cấy ghép nội tạng. Ở đây, cách lý giải hợp lý nhất là đã xảy ra tội ác cưỡng bức mổ cướp nội tạng của học viên Pháp Luân Công trên quy mô lớn.

Sự im lặng khó hiểu

Cho dù giới y học quốc tế chưa muốn vội vã đưa ra kết luận về tội ác chống lại loài người này, ít nhất cộng đồng quốc tế cũng nên yêu cầu làm rõ vấn đề nguồn gốc nội tạng và thực hiện điều tra xem có bao nhiêu tù nhân lương tâm bị mổ cướp nội tạng. Nếu sự thật đúng như suy đoán thì đây là một trong những tội ác khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người.

Thực tế, nhiều tổ chức và cá nhân có tiếng tăm đã thừa nhận họ thấy được tính nghiêm trọng của vấn đề, họ cảnh báo không nên kết luận đây là “thuyết âm mưu hoang đường”. Năm 2008, Ủy ban Liên hợp quốc về chống Tra tấn cho biết: “Chính quyền Trung Quốc nên cho phép điều tra độc lập về vấn đề ngược đãi học viên Pháp Luân Công và biến họ thành nguồn cung cấp nội tạng, đồng thời tìm biện pháp thích hợp để đảm bảo việc truy tố và trừng phạt những người chịu trách nhiệm.”

Ngày 2/12/2012, giáo sư Arthur Caplan, Chủ nhiệm Khoa Đạo đức sinh học (bioethics) thuộc Trung tâm Y học Đại học New York đã cùng 3 vị chuyên gia y học đăng tải mục thu thập chữ ký kiến nghị trên trang web của Nhà Trắng, kêu gọi chính quyền ông Obama vào cuộc điều tra và lên án tội ác mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công và những tù nhân khác. Trả lời phỏng vấn, giáo sư Arthur Caplan nói: “Tôi nghĩ mọi người không nên mãi im lặng đối với tội ác giết người lấy nội tạng. Im lặng là quay lưng lại với lý tưởng về nhân quyền.”

Giáo sư Arthur Caplan, Chủ nhiệm Khoa Đạo đức sinh học thuộc Trung tâm Y học Đại học New York (Ảnh: Trang mạng Đại học New York).

Giáo sư Arthur Caplan, Chủ nhiệm Khoa Đạo đức sinh học thuộc Trung tâm Y học Đại học New York (Ảnh: Trang mạng Đại học New York).

Bộ phim tài liệu “Mổ cướp sống” (Human harvest) đưa ra gần đây đã chỉ rõ vấn đề mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công, được Giải thưởng Thành tựu Văn hóa 2014 của Truyền hình Mỹ (Peabody Award). Giải thưởng này được xem là giải Pulitzer trong lĩnh vực phát thanh – truyền hình, tiêu chuẩn trao giải thưởng là cần có sự nhất trí của 17 thành viên trong hội đồng. Theo các Ủy viên đánh giá, “phim đã lột tả toàn cảnh hệ thống ma quái trong tội ác mổ cướp nội tạng vì món lợi nhuận khổng lồ.”

Sau Báo cáo về vấn đề mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công được công bố, một số quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Israel và Đài Loan, đã thông qua luật ngăn chặn công dân của họ đến Trung Quốc cấy ghép nội tạng.

Tất cả điều này cho thấy thái độ thờ ơ của một số nhân vật quan trọng trong giới cấy ghép tạng quốc tế là rất khó hiểu: Nếu họ biết chú ý đến tội ác này sẽ có thể thúc đẩy lên án rộng khắp trong cộng đồng quốc tế và kêu gọi một cuộc điều tra về tội phạm này, nhưng họ lại tỏ thái độ vồn vã đối với cái gọi là “cải cách ghép tạng” của chính quyền Trung Quốc, phong cách hành xử khiến người ta nhớ đến mối quan hệ lợi dụng lẫn nhau của chính quyền Trung Quốc với cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger trước đây.

Tiến sĩ Francis Delmonico từng là người phụ trách Hội Cấy ghép nội tạng, cũng là người quan sát tình hình cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc Đại Lục, ông từng viết trong email: “Điều duy nhất tôi muốn nói là mong Y viện Trung tâm số 1 Thiên Tân đưa ra số liệu nghiệm chứng.”

Một số bác sĩ khác, như ông Jeremy Chapman (người từng phụ trách Hội Cấy ghép tạng) và Tiến sĩ Michael Millis (Bác sĩ phẫu thuật gan thuộc Bệnh viện Đại học Chicago) đều không hứng thú đối với vấn đề nan giải này. Tiến sĩ Michael Millis đã quan hệ thân thiết với giới quan chức Trung Quốc. Trả lời phỏng vấn của phóng viên Martina Keller thuộc “Tuần báo Thời Đại” (Die ZEIT) của Đức, khi bị hỏi về tội ác mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công, ông chỉ cười: “Đây không phải vấn đề tôi có khả năng gây ảnh hưởng. Trên đời có nhiều chuyện nằm ngoài sự quan tâm và hứng thú của tôi.”

Tiến sĩ Philip O’Connell, Chủ tịch đương nhiệm Hội Cấy ghép nội tạng và Tiến sĩ Jose Nuñez, người phụ trách liên lạc với chính quyền Trung Quốc liên quan đến vấn đề cấy ghép tạng của Tổ chức Y tế Thế giới đều không trả lời email của Đại Kỷ Nguyên. Nguyên tắc chỉ đạo về vấn đề cấy ghép nội tạng của Tổ chức Y tế Thế giới yêu cầu toàn quá trình phải minh bạch hóa, phải công khai chấp nhận điều tra, nhưng những quan chức này lại không gây sức ép buộc Trung Quốc thực hiện theo yêu cầu.

Về thái độ thiếu quan tâm của giới y học trong tội ác mổ cướp nội tạng, giáo sư luân lý học Đại học Minnesota (Mỹ) là Kirk Allison cho biết: “Chỉ cần có ý thức hiếu kỳ đối với vấn đề này cũng đã là rất quan trọng, vì nó liên quan đến sự thật, đến cuộc phiêu lưu của loài người trước vấn đề đạo đức, liên quan đến nhân quyền, đó là vấn đề sinh mạng của những người bị cướp mất nội tạng. Đây là thách thức về đạo đức đối với tất cả chúng ta.”

Vị Tiến sĩ bác sĩ phẫu thuật tim đức cao vọng trọng của Israel này đã viết trong email: “Tôi cảm thấy không chịu nổi, vì nhiều người trong nghề tại nhiều nơi trên thế giới không có được trách nhiệm đạo đức như tôi vẫn tưởng tượng, nếu không mọi người phải lên tiếng yêu cầu chính quyền Trung Quốc cho phép giới cấy ghép tạng quốc tế thực hiện điều tra độc lập đối với hệ thống cấy ghép tạng hiện nay ở Trung Quốc Đại Lục.”

Ông còn nói:“Là con trai của người may mắn sống sót trong thảm họa diệt chủng của Đức Quốc xã, tôi cảm thấy không nên lặp lại sai lầm đáng sợ của Hội Chữ thập đỏ quốc tế khi đến thăm các trại tập trung của Đức Quốc xã ở Terre Tianjin vào năm 1944, trong Báo cáo của Hội khi đó đã mô tả trại tập trung này là một trại giải trí vui vẻ.”

RELATED ARTICLES

Tin mới