Saturday, November 16, 2024
Trang chủBiển nóngMỹ sẽ không nhường vị thế lãnh đạo kinh tế cho TQ

Mỹ sẽ không nhường vị thế lãnh đạo kinh tế cho TQ

Bộ trưởng Tài chính Mỹ đã kêu gọi tiếp tục duy trì vị thế lãnh đạo của Mỹ trong kinh tế toàn cầu tại Hiệp hội quan hệ ngoại giao Mỹ.

Deutsche Welle Đức ngày 11/4 cho biết, gần đây khi phát biểu tại Hiệp hội quan hệ ngoại giao Mỹ, Bộ trưởng Tài chính nước này Jacob J. Lew đã kêu gọi tiếp tục duy trì vị thế lãnh đạo của Mỹ trong kinh tế toàn cầu, không thể nhường lại vị trí này cho các nước khác như Trung Quốc.

Hiện nay, một số ứng cử viên Tổng thống Mỹ chủ trương xóa bỏ hệ thống tiền tệ Bretton Woods – hệ thống tiền tệ quốc tế lấy đồng USD làm trung tâm được hình thành sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Hệ thống này đã thiết lập ra 2 tổ chức tài chính quốc tế lớn là Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) để điều chỉnh nền kinh tế thế giới. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob J. Lew cho biết, chính phủ khóa tới phải tiếp tục tập trung vào duy trì hệ thống này.

Ông nói: “Nếu chúng ta muốn để người Mỹ chấp nhận, chúng ta cần chào đón những người chơi mới trên sân khấu kinh tế thế giới, đồng thời bảo đảm cho họ đáp ứng tiêu chuẩn của hệ thống do chúng ta thiết lập. Kết quả xấu nhất có thể chính là rút khỏi vị trí lãnh đạo, để nước khác ngồi vào”.

Jacob J. Lew còn cho rằng, trọng điểm của hệ thống tiền tệ Bretton Woods là tăng cường hợp tác thương mại, quản lý tài chính và giảm đói nghèo giữa các nước, vị thế lãnh đạo của Mỹ rất quan trọng đối với hệ thống này và tiến bộ của nó.

Những năm gần đây, trong cuộc khủng hoảng dịch bệnh Ebola ở Tây Phi và xung đột Ukraine, hệ thống này thông qua Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới, đã đưa ra phản ứng nhanh chóng. Ông Jacob J. Lew cho biết thêm, nó cũng đã giúp Mỹ tiến hành trừng phạt có hiệu quả đối với Iran, Nga và CHDCND Triều Tiên.

Trong năm cuối cùng của nhiệm kỳ, chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama chủ trương ủng hộ Quỹ Tiền tệ quốc tế hợp tác với Trung Quốc, nhưng nhiều lần bị Quốc hội ngăn chặn.

Hai hiệp định thương mại quốc tế do ông Obama đứng đầu gồm Hiệp định Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) cũng bị Quốc hội phản đối.

Hiện nay, một số ứng cử viên Tổng thống đảng Cộng hòa đứng đầu là Donald Trump đã phát động phong trào phản đối hiệp định thương mại, chủ trương tạo ra nhiều trở ngại hơn cho các đối thủ cạnh tranh nước ngoài.

Những ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa này cho rằng, Mỹ thua rất “thảm” trong cạnh tranh kinh tế với Trung Quốc và các nước khác.

Trong khi đó theo ông Jacob J. Lew, hệ thống kinh tế toàn cầu do Mỹ lãnh đạo vận hành tốt hơn, các tổ chức như WB và IMF đã mở rộng ảnh hưởng của Mỹ trên sân khấu thế giới.

Là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, Mỹ và Trung Quốc “gánh trách nhiệm độc nhất vô nhị: hợp tác với nhau để thúc đẩy cùng thịnh vượng, bảo vệ trật tự kinh tế toàn cầu mang tính xây dựng và đạt được tiến triển trong các thách thức gian nan như ứng phó với biến đổi khí hậu”.

Thứ Sáu tuần này, ông Jacob J. Lew và Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Janet Yellen sẽ chủ trì hội nghị các nước G20, trong khi hội nghị mùa xuân của IMF và WB cũng sắp tổ chức.

RELATED ARTICLES

Tin mới