Saturday, November 16, 2024
Trang chủĐiểm tinNhững tiết lộ lớn nhất từ Hồ sơ Panama

Những tiết lộ lớn nhất từ Hồ sơ Panama

Nhờ Hồ sơ Panama, dư luận biết thêm nhiều chuyện động trời, đặc biệt là tax haven (thiên đường né thuế), thuật ngữ ám chỉ nơi giới chính khách lắm của nhiều tiền dùng để cất giấu tài sản.

 

Nhũng tiet lo lon nhat tù Hò so Panama
Hồ sơ Panama, nhiều nước được đề cập (màu đỏ)

1. Hồ sơ Panama buộc Thủ tướng Iceland phải ra đi

Theo Reuters, Thủ tướng Iceland, Sigmundur Gunnlaugsson là người đầu tiên trong số 140 chính khách ở hơn 50 quốc gia có tài khoản bí mật ở nước ngoài được nêu trong Hồ sơ Panama do do Hiệp hội các nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) công bố trong kho dữ liệu khổng lồ lên tới 2,6 terabytes, buộc phải rời khỏi nhiệm sở.

Theo Bộ trưởng Nông nghiệp & Thủy sản Iceland, Ingi Johansson, thông tin trên là chính xác, và chính ông phải tạm thời đảm nhận chức vụ thủ tướng thay cho ông Gunnlaugsson.

Thủ tướng Gunnlaugsson buộc phải ra đi sau khi Hồ sơ Panama cho biết ông và vợ, Anna Sigurlaug Palsdottir, sở hữu một công ty nước ngoài có tên Wintris năm 2007, sau đó đã đầu tư hàng triệu trái phiếu ngân hàng Iceland tại quần đảo Virgin thuộc Anh để che giấu hàng triệu USD nhưng tuyệt nhiên không khai báo tài sản khi được bầu vào quốc hội, trong bối cảnh diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính ở Iceland hồi năm 2008.

Nhũng tiet lo lon nhat tù Hò so Panama
Người dân Iceland yêu cầu Thủ tướng Gunnlaugsson từ chức

2. Thủ tướng Anh và sức ép từ Hồ sơ Panama

Nhân vật thứ hai được xem là “dính” Hồ sơ Panama là thủ tướng Anh, David Cameron với nghi vấn liên quan đến quỹ đen của người cha quá cố. Trước đó, Cameron đã thừa nhận ông và vợ Samantha sở hữu cổ phần trong một công ty ở nước ngoài có tên Blairmore Holdings do người cha ông, Ian Cameron lập ra, nhưng ông đã bán những cổ phần này vào năm 2010, ngay trước khi trở thành thủ tướng.

Ngoài những chi tiết về thuế cá nhân trong vòng 6 năm qua, ông Cameron còn cho hay đã nhận được những khoản tiền hợp pháp, gồm 200.000 bảng Anh từ mẹ ông vào năm 2011 và khoản tiền thừa kế 300.000 bảng Anh sau khi người cha qua đời năm 2010. Sau khi bị Hồ sơ Panama tiết lộ, hàng trăm người biểu tình đã tập trung tại London, yêu cầu ông Cameron từ chức hoặc bịt ngay lỗ hổng thuế.

The tờ Guardian, người phát ngôn của thủ tướng gọi những thông tin Hồ sơ Panama công bố chỉ mang tính “riêng tư”. Tuy nhiên, trong nỗ lực cuối cùng để làm dịu dư luận, ông Cameron đã coogn khai toàn bộ hồ sơ thuế của mình trong vòng 6 năm trở lại đây, ông được thừa hưởng 300.000 bảng Anh miễn thuế và hai khoản chuyển nhượng 100.000 bảng từ mẹ dưới dạng quà tặng, được miễn gần 80.000 bảng thuế, tờ Guardian đưa tin.

Nhũng tiet lo lon nhat tù Hò so Panama
Ông David Cameron thừa nhận sở hữu cổ phần trong công ty ở nước ngoài của người cha quá cố Ian Cameron ‘ảnh phải’

Cameron là chính trị gia Anh đầu tiên công bố hồ sơ thuế cá nhân, một cam kết được thực hiện sớm trên cương vị thủ tướng, với ước muốn thực hiện chiến dịch “kỷ nguyên mới của sự minh bạch công khai” nhằm chống tham nhũng, bịt lỗ hổng tài chính, và nhiều vấn đề nóng hiện đang được dư luận quan tâm.

Cũng phải nói thêm, Cameron hiện đã đối mặt với một giai đoạn cực kỳ khó khăn, nhất là trong bối cảnh Đảng của ông đang bị chia rẽ trong cuộc trưng cầu mang tên Brexit, để quyết định tương lai của nước Anh có nên ở lại trong khối Liên minh châu Âu hay không, và cuộc khủng hoảng trong ngành công nghiệp thép, tất cả, có thể cướp đi hàng nghìn đầu việc.

Một cuộc thăm dò gần đây cho thấy, lãnh đạo Đảng Lao Động đối lập Jeremy Corbyn lần đầu tiên đã vượt Cameron kể từ khi ông này được chọn lãnh đạo đảng. Nếu mọi chuyện tốt đẹp và những gì được Hồ sơ Panama tiết lộ được khắc phục thì may ra ông David Cameron có thể vẫn tại vị, nhưng mọi sự vẫn đang chờ hồi kết.

3. Tham nhũng theo cách người Nga

Trong khi Tổng thống Nga Putin là chủ đề của nhiều báo cáo tin tức liên quan đến những tranh cãi trong Hồ sơ Panama, thì điều quan trọng được dư luận chú ý chính là nhà lãnh đạo này không bao giờ được nói đến trực tiếp trong hồ sơ nói trên.

Thay vào đó, nó đề cập đến hàng loạt các vốn vay và giao dịch ở nước ngoài trị giá 2 tỷ $ của các nhân vật thân tín với Putin. “Những người quen của Putin đã kiếm được hàng triệu $ từ các giao dịch mà dường như không hề có được bảo trợ từ tổng thống”, tờ Guardian của Anh viết.

Trong thực tế, mối liên quan đến Putin là hiển nhiên nên chính phủ Nga cho hay các nhà lãnh đạo Nga “đích thực” là mục tiêu chính của Hồ sơ Panama.

Hồ sơ đã chỉ đích danh một số nhân vật như nghệ sĩ cello Sergei Roldugin, người bạn tốt nhất của Putin, có giá trị tài sản hơn 100 triệu $.

Roldugin, người từ chối khả năng kinh doanh, có tới 12,5% cổ phần trong công ty quảng cáo truyền hình lớn nhất của Nga, và sở hữu 3,2% cổ phần trong Rossiya, một ngân hàng tư nhân ở St Petersburg. Theo tờ New York Times, nơi đây từng được Tổng thống Barack Obama gọi là “ngân hàng riêng” của ông Putin. Từng được đặt dưới lệnh trừng phạt của Mỹ năm 2014 để trả đũa hành động của ông Putin trong cuộc khủng hoảng Ukraine.

Nhân vật tiếp theo là người đứng đầu Ngân hàng Rossiya, Yuri Kovalchuk, cũng được Hồ sơ Panama nhắc đến, chuyển giao ít nhất 1 tỷ $ trong các khoản vay không bảo đảm từ ngân hàng nhà nước kiểm soát cho một công ty nước ngoài có tên Sandalwood Continental.

Theo nguồn tin của BBC, “Không có bất kỳ giải thích nào trong Hồ sơ Panama về lý do tại sao các ngân hàng đồng ý gia hạn mức tín dụng không theo nguyên tắc này”. Công ty nước ngoài của Kovalchuk sau đó mua lại khoản vay nhiều triệu $ với giá 1 $ , đầu tư vào một chiếc du thuyền triệu đô la, và hàng triệu $ vốn vay khác trong nhóm những người thân tín của ông Putin với lãi suất thấp dưới mức 1%.

Hồ sơ Panama còn đề cấp đến nhiều người khác trong “nhóm” của ông Putin, trong đó có Alisher Usmanov, cổ đông của Arsenal FC, anh em tỷ phú Arkady và Boris Rotenberg, bạn bè thời thơ ấu với Putin từ lâu đã được hưởng lợi từ mối quan hệ thân tình với tổng thống. Những người này cũng được đặt dưới lệnh trừng phạt của Mỹ năm 2014 trong tổng số ít nhất bảy công ty ở nước ngoài.

Đánh giá về nguồn tin rò rỉ từ Hồ sơ Panama, giáo sư Đại học New York Mark Galeotti, cho rằng Hồ sơ Panama cho thấy sự năng động của tiền và quyền tại Nga. Nhưng câu chuyện này cho thấy sự tham nhũng mang tính cách rất Nga.

Trong khi đó, ở nhiều quốc gia tham nhũng được giới chính trị sử dụng làm phương tiện biến quyền thành tiền, nhưng ở Nga tham nhũng vừa giúp họ duy trì quyền lực chính trị, lại có nhiều hơn nữa, lớn hơn hơn cả sự giàu có, và điều này đã gây thiệt hại cho đất nước Nga cao gấp 6 lần so với các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây.

4. Hồ sơ Panama đổ thêm dầu cho khủng hoảng chính trị của Brazil

Nhũng tiet lo lon nhat tù Hò so Panama
Hồ sơ Panama được ví như đổ thêm dầu cho khủng hoảng chính trị ở Brazil

Sự xuất hiện của Hồ sơ Panama là hiện tượng thêm dầu vào lửa, bởi trước đó tình hình trính trị Brazil đã bước vào giai điểm bất ổn sâu sắc.

Năm 2014, Brazil đã chứng kiến vụ scandal hối lộ lớn nhất trong lịch sử dân chủ của nước này, mang tên Chiến dịch rửa xe (Operation Car Wash), liên quan đến công ty năng lượng Petrobras, rửa gần 5,3 tỷ $. Vụ scandal này bị cáo buộc liên quan đến cựu Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva, nhân vật từng được ca ngọi “người đương thời” của Đảng Lao động (PT).

Riêng Tổng thống Brazil hiện tại, Dilma Rousseff, cũng thuộc đảng PT, và đang phải đối mặt với các điều tra luận tội bởi Đảng Phong trào Dân chủ Brazil (PMDB), đặc biệt là tội danh gian lận tài chính. Bà bị cáo buộc vay trái phép từ các ngân hàng nhà nước để trang trải chi phí cho việc tái tranh cử của mình.

Trong khi đang bị điều tra về tham nhũng, Rousseff lại bổ nhiệm Lula là chánh văn phòng nội các, chủ yếu che chắn anh ta từ tội tham nhũng trong tòa án cấp dưới của Brazil; và cho các bộ trưởng trong nội các và các quan chức được bầu khỏi phải ra hầu Tòa án Tối cao Brazil về các cáo buộc có liên quan.

Theo Hồ sơ Panama, có ít nhất 57 người đã được xem là có liên quan đến Chiến dịch rửa xe, những người này đã thành lập hơn 107 công ty nước ngoài thông qua Mossack Fonseca, nhằm tăng cổ phần của cá nhân và người thân.

Trong số những người được nhắc đến có cả thành viên của đảng đối lập PMDB, chống lại Rousseff. Đáng chú ý, có một công ty nước ngoài bị cáo buộc liên quan đến Eduardo Cunha, phát ngôn viên của của cơ quan lập pháp Brazil, người đang chỉ đạo việc luận tội Rousseff. Tuy tên của Cunha không được đề cập trực tiếp nên ông ta đã từ chối tất cả các mối quan hệ với công ty nước ngoài này. Ba cơ quan báo chí của Brazil cho biết Cunha cũng đã từng bị buộc tội giấu hàng triệu $ trong ngân hàng Thụy Sĩ.

Đây không phải là lần đầu tiên Mossack Fonseca công bố thông tin về vụ Chiến dịch rửa xe mà trước đó báo chí đã nhắc nhiều đến những bê bối của tập đoàn Petrobraskéo dài trong nhiều năm.

5. Trung Quốc ước gì đừng bao giờ Hồ sơ Panama được tiết lộ

Nhũng tiet lo lon nhat tù Hò so Panama
Trung Quốc ước gì đừng bao giờ Hồ sơ Panama được tiết lộ

Giới chính khách giàu có Trung Quốc được đề cập trong Hồ sơ Panama cũng là những người có tên trong danh sách các công ty ty ở hải ngoại cần được điều tra. Khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, ông ta tuyên bố sẵn sàng để đưa “đội quân tham nhũng” cũng như nhiều quan chức cấp cao có trong từng Hồ sơ Panama ra trước công luận, mặc dù các thành viên gia đình của ông Tập và các quan chức hàng đầu khác của Trung Quốc đều có liên quan đến các công ty ở nước ngoài.

Theo tờ Guardian, Hồ sơ Panama nêu đích danh anh rể của ông tập là Deng Jiagui (Đặng Gia Quý) và Li Xiaolin (Lý Tiểu Lâm), con gái của cựu Thủ tướng Lý Bằng, người đã được đề cập trong báo cáo của ICIJ năm 2014, nhưng chính phủ Trung Quốc đã từ chối bình luận.

Ngoài ra còn có các gương mặt khác như con dâu của Liu Yunshan (Lưu Vân Sơn), UV Bộ chính trị, trưởng ban tuyên giáo tên là Jia Liqing và Lee Shing Put (Lý Thánh Bát), con rể Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ, một trong 10 nhân vật quyền lực nhất của Trung Quốc.

Theo ICIJ, Đặng Gia Quý, người cùng với vợ có “hàng trăm triệu đô la đổ vào bất động sản, nắm giữ cổ phiếu và các tài sản khác”, là giám đốc của hai công ty ở nước ngoài, một trong số này có quyền dùng con dấu doanh nghiệp Trung Quốc để xác nhận tài liệu. Con gái của Đặng và chồng đã hợp tác với một công ty ở nước ngoài thu lợi từ nhập khẩu máy móc thiết bị nặng của châu Âu đưa vào Trung Quốc.

Theo Guardian, Jia Liqing là giám đốc và cổ đông của một công ty ở nước ngoài tại quần đảo British Virgin và Lee Shing Put cũng có mối làm ăn với công ty ở quần đảo British Virgin.

Ngay từ khi Hồ sơ Panama được tiết lộ, guồng máy kiểm duyệt thông tin ở Bắc Kinh đã chạy hết công suất, không để chút sơ hở nào ra ngoài. Trung Quốc là một trong những quốc gia hiếm hoi mà giới báo chí đa phương tiện không nói đến Hồ sơ Papers mặc dù luật pháp Trung Quốc không ngăn cản đầu tư vào các công ty ở hải ngoại (offshore), nhưng những gì Hồ sơ Panama tiết lộ lại “gây phiền phức” cho chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” mà ông Tập Cận Bình đang thực hiện. Vì vậy ông Tập luôn nhắc nhở các nhà lãnh đạo phải làm gương, mọi xa hoa, đồi trụy sẽ bị xử lý.

Hồ sơ Panama đã tạo ra sự căng thẳng khó chịu ở Trung Quốc, nên ngay lập tức nó được đưa vào diện kiểm duyệt gắt gao, đặc biệt.

Theo tờ Washington Post, bất chấp những nỗ lực quyết đoán, nó đã trở nên rõ ràng, rằng các nỗ lực chống tham nhũng của ông Tập có mục tiêu nhắm trực tiếp vào các đối thủ của đảng.

Còn theo hồ sơ của ICIJ công bố 2014, thì Hồng Kông và Trung Quốc đại lục là thiên đường né thuế đầy quyến rũ, nới trú ẩn của gần 22.000 khách hàng trốn thuế , bao gồm ít nhất 15 người giàu nhất Trung Quốc, các thành viên Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (giống như quốc hội) và các giám đốc điều hành từ các công ty nhà nước vướng vào lao lý, tham nhũng.

Chính điều này Hoa Lục và Hồng Kông thực sự trở thành thị trường lớn của công ty luật Panama Mossack Fonseca, nơi Mossack Fonseca có rất nhiều văn phòng chi nhánh làm việc cần mẫn không lúc nào hết việc. Tới đây, chắc chắn Hồ sơ Panama, kịch hay đợi hồi kết sẽ có nhiều tên tuổi khác của Trung Quốc được lộ mặt, bởi vậy các cơ quan chức năng Bắc Kinh phải kiểm duyệt gắt gao là điều dễ hiểu.

RELATED ARTICLES

Tin mới