Friday, January 10, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiBiển chết, dân khóc, lãnh đạo "tàng hình", nhà báo xuống đáy...

Biển chết, dân khóc, lãnh đạo “tàng hình”, nhà báo xuống đáy xả…

Nhà báo cũng không thể ngồi chờ các vị gửi những thông tin chung chung, như người dân, phóng viên VTC14 đã mang thiết bị quay lặn xuống khu vực nước xả của Formosa và chứng minh rằng, nước xả này là loại nước xả chưa được xử lý, hôi hám, nhầy nhụa..

Cá chết được ngư dân Quảng Trị thu gom về. (Ảnh: Đình Thành).

1.

NHỮNG KẾT LUẬN VẪN TRÊN…GIẤY

Chiều 23/4, liên quan đến hiện tượng cá biển chết bất thường trên diện rộng những ngày qua, chiều nay (23/4), tại Hà Tĩnh, Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT đã có buổi làm việc với lãnh đạo các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế để truy tìm nguyên nhân. Tuy nhiên, những công bố của các Bộ đưa ra chưa thỏa mãn sự trông đợi của dư luậ

Chưa thoả mãn vì những công bố đều chỉ là những công bố chung chung, cái ai cũng biết thì công bố, còn độc tố giết biển từ đâu ra thì vẫn là những câu chữ đẹp đẽ treo lên:“Bây giờ vấn đề đặt ra là tìm nguyên nhân. Không có tác nhân do dịch bệnh loại trừ, do môi trường vì những chỉ tiêu môi trường thông thường vẫn đảm bảo, không vượt ngưỡng. Trừ Thừa Thiên Huế, cục bộ 3/6 mẫu vượt mức cho phép. Nay chỉ còn nguyên nhân là nhóm độc tố: Sinh học (tảo độc) hay hóa học, các độc tố khác như kim loại nặng…”, Thứ trưởng Vũ Văn Tám yêu cầu khẩn trương xác định nguyên nhân cá chết.

 Hệ thống kênh chứa nước thải đục ngầu của Formosa được nối với đường ống khổng lồ cắm sâu xuống đáy biển.

Thông tin ở đây: Vụ cá chết hàng loạt: Chưa thỏa mãn với công bố của các Bộ, ngành

 Vùng biển phát hiện cá chết hàng loạt trải dài qua 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. Đồ họa: Nguyễn Phượng.

Vâng ạ, vấn đề là tìm nguyên nhân, vấn đề là tìm nguyên nhân, vấn đề là tìm nguyên nhân.

Như Shop TIN hôm qua viết, người dân không mất thời gian với những dự đoán cao siêu, những phân tích bác học, người dân nghi ngờ ống xả thải của khu công nghiệp Vũng Áng, của tập đoàn Formosa và họ đã lặn xuống, nhìn tận mắt, ngửi tận mũi cái khối nước xả 12.000 mét khối/ ngày vô cùng hôi thối, nhầy nhụa và bẩn thỉu.

Thông tin này cùng với sự công nhận của Formosa có một đường ống xả thải khổng lồ dưới đáy biển đã nhanh chóng được chính Bộ TNMT xác nhận rất nhanh, rất rắn rỏi, rằng, Formosa lắp đường ống là có cấp phép chứ không phải tuỳ tiện.

Vâng ạ, được cấp phép:‘Formosa không lén lút lắp ống xả thải’

 Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân: “Công ty Formosa được phép lắp đường ống nước xả thải ra biển”. Ảnh: Phạm Hòa.

Nhưng thưa các vị, người dân không quan tâm chuyện đường ống xả thải được cấp phép hay không, việc đó thuộc trách nhiệm các vị, người dân quan tâm là nước xả thải đó là nước gì mà hôi thối thế, mà nhầy nhụa thế, mà độc thế thì các vị né không kết luận. Tại sao biết thông tin này, trước khi họp kết luận, các vị không khẩn trương tổ chức ngay lực lượng lặn xuống đáy, lấy ngay mẫu nước xả thải, lấy ngay mẫu bùn lắng sau xả thải để xác tín có hay không độc tố, các  vị lại nghe chính Formosa hoan hỉ báo cáo nước xả đạt ngưỡng an toàn thì các vị cũng hoan hỉ thông tin là an toàn, các vị không có lấy một thiết bị đối chứng, kiểm tra độc lập? Các vị nói đã cấp phép làm đường ống xả nhưng chưa cấp phép nước xả, thế mà Formosa vẫn xả 12.000 mét khối/ngày mà các vị vẫn như không màng đến thông tin hết sức nguy hại này, thì nghĩa làm sao. Chỉ riêng việc chưa được cấp phép xả thải đã xả thải đã phải đình chỉ ngay  lập tức, chứ không như lúc này, khi các vị ngồi họp thì dưới đáy biển, nước xả vẫn tiếp tục xả.

Nguy hiểm hơn, Formosa nhập về gần 300 tấn hoá chất rất độc, loại hoá chất chống gỉ nhằm thau rửa đường ống và sau đó xả ra biển, thì các vị bây giờ mới biết và cũng không có một động thái nào ngăn chặn hoặc giám sát toàn bộ hoạt động này.

Thông tin ở đây:Không ai kiểm soát Formosa xả 12.000 mét khối nước xả mỗi ngày?

2.

SAU NGƯỜI DÂN LÀ NHÀ BÁO

Nhà báo cũng không thể ngồi chờ các vị tiếp tục gửi những thông tin chung chung, những suy đoán, những lập luận về nguyên nhân cá chết, như người dân, phóng viên VTC14 đã cùng với kình ngư địa phương mang thiết bị quay xuống tận khu vực nước xả của Formosa và lần nữa chứng minh rằng, nước xả này là loại nước xả chưa được xử lý, hôi hám, nhầy nhụa, bẩn thỉu và ố vàng…độc tới đâu chưa biết, nhưng chắc chắn là nước xả thải chưa qua xử lý một cách nghiêm túc.

Hình ảnh cận cảnh đường ống và nước xả thải của Formosa ở đây:

Mục sở thị ống xả thải của Formosa dưới đáy biển Vũng Áng 

Người dân tự lặn xuống đáy xả được, nhà báo tự mang máy quay xuống tận nơi xả thải của Formosa, tại sao nhiều đoàn kiểm tra hùng hậu của nhiều Bộ, ban ngành, tỉnh không chịu tổ chức lấy bằng chứng thực địa, trong khi đáng ra đây là một việc phải làm ngay, làm đầu tiên, làm cương quyết khi có nguồn tin?

Và người dân đầu tiên lặn, phát hiện, thông tin về đường ống xả thải với chất lượng nước bẩn kinh hoàng bỗng… biến mất, tránh né báo chí, tránh né mọi người, sự biến mất bí hiểm này liên quan gì đến sự thật mà anh đã dũng cảm kiểm chứng và dũng cảm thông tin không?

Thông tin ở đây:

Kình ngư ‘mất tích’ sau công bố bí mật về ống xả thải của Formosa

3.

LÃNH ĐẠO “TÀNG HÌNH”?

Cuộc sống của ngư dân đang thực sự  bị đe doạ, không thể đi biển là đối diện với đói kém, thiếu ăn, biển thì đang giẫy đạp, bãi bờ cá chết kéo dài, thậm chí đã phân huỷ, bẩn thối môi trường, nhưng ở Hà Tĩnh, địa phương được coi là thiệt hại nặng nhất, được coi là xuất hiện cá chết đầu tiên, được coi là nơi xuất phát nước xả độc tố giết biển từ Formosa, được coi là có vị chủ tịch trẻ nhất nước… nhưng thực tế thì thế nào, hầu như lãnh đạo cấp cao của tỉnh đã “tàng hình” trước biến cố nghiêm trọng này, mặc dân khóc, mặc biển chết, thậm chí nhiều xã còn không dám hành động, còn không dám cho dân chôn cá chết vì… chưa hề nhận được một chỉ đạo nào từ cấp huyện, tỉnh?

Thông tin ở đây:

Lãnh đạo tỉnh “tàng hình” trước thảm trạng cá chết đầy biển?

Kỳ Anh, Hà Tĩnh: Dân lo ‘hết đường làm ăn’

4.

SAO KHÔNG THỰC HIỆN CHỈ ĐẠO CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG?

Các đoàn kiểm tra tại sao không thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng về vệc phải kiểm tra ngay thông tin của người dân và nhà báo về nước xả thải ồ ạt và rất bẩn tại Formosa mà cứ ngồi họp để tiếp tục đưa ra những kết luận rất chung chung mà trong tay chả có chứng thực gì?

+Văn phòng Chính phủ vừa có công văn truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình vừa giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh và các cơ quan liên quan (Công an, Biên phòng…) kiểm tra, làm rõ các thông tin liên quan đến thông tin trên báo chí về “Nghi vấn ống xả thải khổng lồ dưới biển Vũng Áng”.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chỉ đạo nếu thông tin trên báo chí đúng, yêu cầu xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, đồng thời đề xuất giải pháp xử lý, khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thông tin ở đây:

Phó thủ tướng yêu cầu kiểm tra tin ống xả thải biển Vũng Áng

5.

NGƯỜI NGỘ ĐỘC… CÁ

Không chỉ là cá chết, biển bị nhiễm độc, những số phận đầu tiên của người dân đã bị ảnh hưởng vì ngộ độc và nhập viện:

Đến thời điểm này, ít nhất đã có 21 bệnh nhân vào Trạm Y tế xã cấp cứu

Hàng chục người dân tại xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch đã phải đi cấp cứu tại Trạm Y tế xã sau khi ăn hải sản biển tại lễ khai trương ở một nhà hàng trên địa bàn xã.
Thông tin ở đây:Hàng chục người nhập viện sau ăn hải sản mua ở nơi nhiều cá chết

6.

ĐÌNH CHỈ VÀ PHẢI HƠN THẾ NỮA

Sáng ngày 23-4, đoàn công tác của Viện KSND tối cao do ông Lê Minh Trí – Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng  Viện KSND Tối cao – đã vào TP.HCM làm việc với lãnh đạo Viện KSND TP.HCM và Viện KSND huyện Bình Chánh về vụ việc của ông Nguyễn Văn Tấn – chủ quán cà phê Xin Chào.

Ông Nguyễn Văn Tấn – chủ quán cà phê Xin Chào – Tư liệu Tuổi Trẻ

Từ ý kiến của thủ trưởng đơn vị thuộc Viện KSND Tối cao và các phó Viện trưởng Viện KSND Tối cao, ông Trí chỉ đạo các nội dung:

Thứ nhất, ông Nguyễn Văn Tấn không phạm tội Kinh doanh trái phép theo điều 159 Bộ luật Hình sự.

Viện trưởng Viện KSND Tối cao yêu cầu Viện trưởng Viện KSND TP.HCM chỉ đạo Viện trưởng Viện KSND huyện Bình Chánh ra ngay quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can đối với ông Nguyễn Văn Tấn theo khoản 2 điều 107 và khoản 1 điều 169 Bộ luật Tố tụng Hình sự, đồng thời công khai xin lỗi và bồi thường thiệt hại (nếu có) cho ông Nguyễn Văn Tấn theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, Viện trưởng Viện KSND Tối cao yêu cầu Viện trưởng Viện KSND TP.HCM tạm đình chỉ công tác đối với kiểm sát viên và lãnh đạo Viện KSND huyện Bình Chánh trực tiếp tiến hành tố tụng để kiểm điểm làm rõ theo quy định của pháp luật.

Phải hơn thế nữa, sau khi có đủ chứng cứ, cần một biện pháp mạnh tay hơn, cách chức, thậm chí khởi tố vụ án lạm quyền để làm gương cho nhiều địa phương khác trên cả nước:

Thông tin ở đây:

Vụ quán Xin Chào: chỉ đạo tạm đình chỉ lãnh đạo Viện KSND huyện Bình Chánh 

 7.

TRƯỞNG CÔNG AN HUYỆN BÌNH CHÁNH “NGHÈO” CỠ NÀO?

Báo chí, dư luận xã hội đang đặt câu hỏi, can cớ gì mà ông trưởng công an huyện Bình Chánh cứ đeo bám tới cùng việc triệt hạ quán cà phê Xin chào, trước đó là chủ đất cho thuê mặt bằng làm quán. Vì sao ông trưởng công an huyện này lại nhắm vào thân phận những người dân lành nhưng có đất và có quán xá? 

Những câu hỏi đó được báo Lao Động bình luận:

   Dinh thự hoành tráng của đại tá Quý

Ông Quý đang ở trong một căn biệt thự rất hoành tráng, ốp đá hoa cương, kín cổng cao tường, nằm trên mặt tiền con phố toàn bộ là biệt thự cao cấp khu vực sầm uất nhất quận Bình Tân. Giới kinh doanh bất động sản đánh giá, nhà ông Quý trị giá vài chục tỷ đồng. Nó không phải là biệt thự, mà là dinh thự. Nó nhỏ bằng cái móng tay thôi mà, có gì đâu mà bàn tán xôn xao.

Câu chuyện ông bán phở Nguyễn Văn Tấn, chủ quán “Xin Chào” ở huyện Bình Chánh, TP.HCM bị khởi tố vì chậm đăng ký kinh doanh mấy ngày qua, luôn là câu chuyện được quan tâm từ quán trà đá vỉa hè đến những hội trường sang trọng. Chưa hết nguôi chuyện ông “Xin Chào” thì dư luận bức xúc chuyện ông chăn vịt Nguyễn Văn Bỉ – chủ đất cho ông Tấn thuê mở quán “Xin Chào” – cũng bị Công an huyện Bình Chánh khởi tố vì dựng cái chòi vịt lên ngay chính mảnh đất của mình.

Người ta chĩa mũi dùi vào ông đại tá Nguyễn Văn Quý – Trưởng công an huyện Bình Chánh – người ký quyết định khởi tố chủ quán “Xin Chào”, cả ông chăn vịt nữa. Như vậy là oan cho đại tá Quý quá. Vụ án đã đến giai đoạn truy tố xét xử, hồ sơ đương nhiên phải chặt, có cả Viện KSND huyện Bình Chánh và Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh xem xét, sao chỉ là một mình ông?

Đọc thêm ở đây:
“Nỗi oan” của đại tá Quý quanh quán phở Xin Chào

Đề nghị làm rõ động cơ đứng sau vụ khởi tố chủ quán cà phê 

 

 

8

DANH TRÍ THỨC VIỆT… RẺ THẾ SAO?

Vâng. Đây được coi như là lời “chào hàng xịn” 100% của một cơ quan cũng “xịn” 100%. Không, phải nói là rất “xịn”, “xịn” tầm quốc tế: “Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam”.

 

Nói rẻ không phải là nói số tiền bỏ ra ít mà là so sánh với những cái được hưởng. Được chụp ảnh với lãnh đạo, được xướng tên trên truyền hình trực tiếp, được nhận biểu tượng Cúp, được nhận bằng vinh danh…. Chao ôi, dễ có đến cả chục cái “được ” lớn thế mà chỉ phải bỏ ra có… 22 triệu bạc, tức là có khoảng 2tr/cái “vinh quang” thì sao gọi là đắt được?

 

Chỉ nghĩ riêng việc được chụp ảnh cùng với “các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước” đã thấy mê li rồi (cái khoản này thì có khi thất bại vì chả biết có bác lãnh đạo nào lại vui lòng chụp ảnh kiểu này như quảng cáo?). Rồi lại còn được nhận Cúp về để trên nóc tủ, trăm năm sau con cháu nhìn thấy còn lè lưỡi, cúi đầu vì khâm phục. Lại còn được truyền hình trực tiếp cho ngàn vạn người biết mặt, biết tên nữa chứ…

Thông tin ở đây:Ai mua danh “Trí thức Việt Nam” giá rẻ bất ngờ không?

9.

Bà Ánh Ngọc được tại ngoại.

Đây là một trong những dẫn chứng sinh động về sự trả thù khi tố cáo tiêu cực:

Kể lại chuyện bị bắt ngày 19-4, bà Ngọc nói: “Em đi lên theo giấy mời làm việc về chuyện bảo vệ rừng đánh em nhưng sau đó có người đọc lệnh, còng tay nói em chống người thi hành công vụ. Khi đưa về huyện, tại đây một điều tra viên đưa em một xấp biên bản kêu em ký nhưng em thấy bất hợp lý, không ký. Sau đó họ đưa em vào buồng giam…”.

Bà Ngọc tiếp tục khẳng định trong ngày 5-9-2015 (ngày mà cơ quan điều tra buộc tội bà có hành vi chống người thi hành công vụ), khi thấy sà lan cát nạo vét rầm rộ, gây ô nhiễm, chính bà đã gọi điện báo cho lãnh đạo xã Phước An và công an nhưng gần 3 giờ sau công an mới đến. Khi công an đến, có 3 thanh niên trên sà lan cát bắt và chở bà chạy vào rừng tràm. Bà chỉ thoát được và trở lại chỗ sà lan hút cát khi có một chiếc ghe ở gần rừng đến cứu.

Trả lời lí do yêu cầu các cơ quan tố tụng hủy bỏ biện pháp tạm giam đối với bà Ngọc, ông Hồ Văn Năm, Trưởng Ban Nội chính tỉnh Đồng Nai, cho biết: “Chúng tôi họp, chỉ ra những cái sai trong quá trình điều tra nên mới yêu cầu hủy bỏ biện pháp tạm giam. Trong những ngày tới, chúng tôi tiếp tục làm sáng tỏ vụ này để trả lời trước dư luận. Nếu thấy bà Ngọc không có tội thì phải đình chỉ vụ án và phải tổ chức xin lỗi bà Ngọc”.

Đọc thêm ở đây:

Huỷ bỏ tạm giam, bà Ánh Ngọc được tại ngoại

 

ĐỌC TỪ FACEBOOK:

*Thảo Dân:

 

THƯƠNG NHỮNG DÒNG SÔNG

“Suốt miền Trung sông suối dày tơ nhện
Suốt miền Trung núi choài ra biển
Nên ngập ngừng câu lý ngựa ô qua….”
Miền Trung, chiếc đòn gánh oằn mình gánh hai châu thổ, thanh kiếm mảnh đặt dưới chân Trường Sơn uy nghiêm. Những dòng chảy đổ về từ thượng ngàn, con sông nào cũng trong văn vắt, con sông nào cũng thành nhạc họa thi ca. Nhưng chẳng chắt phù sa, nên mạ vẫn một đời áo vá!
Về miền Trung, có nghĩa gì, khi ta chưa một lần soi mình vào nước biếc, để hiểu giọt nước nào cũng khát sóng bể Đông!

Điểm dừng đầu tiên ở vạch xuất phát, là sông Mã, dòng Lỗi Giang đi vào lịch sử. Mùa xuân 1407, cha con Hồ Quí Ly bị giặc Minh truy đuổi từ Thăng Long, đến Lỗi Giang, quan quân tan tác, để rồi tháng sáu năm đó, giã từ Ải Bắc, sang Trung Hoa sống trọn đời nô lệ. Ải Bắc…Ải Bắc giờ ở đâu trên bản đồ đất Việt?! Cũng bên dòng sông Mã, năm 1421 với phòng tuyến Lỗi Giang, Bình Định Vương Lê Lợi đã diệt gọn hơn ngàn giặc Minh, chuyển sang giai đoạn mới của đại nghiệp bình Ngô phục quốc!

Xuôi xuống Nghệ An, ta gặp dòng Lam uốn mình ra cửa Hội. Sông Lam, có nhiều tên gọi nên thơ: Lam Giang, Thanh Long Giang, Giang Thủy… có lẽ bởi dòng nước bốn mùa biêng biếc. Có phải, sông Lam xanh trong, núi Hồng hùng vĩ làm nên cốt cách người xứ Nghệ, thẳng thắn, cương nghị, tiết tháo, trọng tình!

Ngàn Sâu, con sông vạch lộ giới mềm mại chia hai tỉnh Hà Tĩnh- Quảng Bình. Tôi không biết nhiều về nó, nhưng lại nhớ phụ lưu Ngàn Trươi gắn với tên tuổi bi hùng của văn thân Phan Đình Phùng cùng vị tướng tài Cao Thắng trong khởi nghĩa Hương Khê. Giặc Pháp đã dùng đại bác bắn di cốt ông xuống dòng Ngàn Trươi, hòng khiến người yêu nước khiếp nhược! Mới hay, dùng bạo tàn khuất phục chí khí là kế hèn của mọi kẻ tà quyền!
Vẫn trên mảnh đất Quảng Bình, Sông Gianh đổ ra biển theo Cửa Gianh. Con sông còn có tên chữ là Linh Giang, tên cổ là Rào Nậy, với nhánh khác là Rào Son có động Phong Nha huyền thoại….Con sông đau thương khắc ghi hơn hai thế kỷ đằng đẵng Trịnh- Nguyễn phân tranh nồi da nấu thịt. Danh tướng Nguyễn Hoàng biệt Thăng Long, đem quân đi mở cõi, khai sinh một triều đại để lại nhiều công tội chưa dễ gì biện giải cho hậu thế. Nhắc tới Linh Giang, không thể không nhắc tới dòng Nhật Lệ, còn có tên cổ là Đại Uyên. Năm 1074, vua Lý Thánh Tông sai Thái úy Lý Thường Kiệt, theo đường thủy tiến vào cửa Nhật Lệ, lần thứ hai chinh phạt vùng đất Bố Chính, làm một cuộc di cư lớn nhất lúc bấy giờ, mộ dân giữ đất, mở rộng bờ cõi về phía Nam, vươn mạch rồng men sóng biển Đông!

Dòng Thạch Hãn, đâu chỉ là huyết mạch giao thông đường thủy của Quảng Trị. Nó còn gợi nhắc những vết thương chưa lành miệng. Nước sông trong đến nhói lòng. Hãy để tuổi hai mươi con mẹ “Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm”! 

Đất cố đô, Hương Giang in bóng tháp Phước Duyên, soi dáng thông Ngự Bình, cứ dùng dằng không chảy, để “Huế chảy vào lòng nên Huế rất sâu”…
Rồi Thu Bồn, Trà Khúc…
Những dòng sông huyền sử. Sông nào chẳng vặn mình từ núi ra tới biển. Giọt nước nào chẳng mặn mòi vị đất. Giọt nước nào chẳng mơ ước trùng khơi….

Bạn lại khóa fb rồi. Như một cách chạy trốn. Như một cách đóng cửa lòng. Vì bất lực. Vậy mà vào zalo, loanh quanh chúng mình vẫn quay về câu chuyện biển miền Trung. Rồi lại dặn nhau, đừng nhắc nữa! Rồi tất cả lại tại trời thôi!
Đành quay về thương những dòng sông!
Cầu trời cho sông bình yên sau mỗi nhịp thủy triều!
Cầu trời cho con nước trong lành khi ra đến biển!

*Vinh Nguyên:

*Ngọc Bảo Châu:

 Trưởng Công an huyện Bình Chánh Nguyễn Văn Quý và Viện trưởng Viện KSND Lê Thanh Tòng phối hợp rất nhịp nhàng, muốn khởi tố là khởi tố ngay. Người ta dựng cái chòi canh vịt thôi mà, khởi tố chi tội rứa hè. Làm người cũng đừng tán tận lương tâm quá.

RELATED ARTICLES

Tin mới