Friday, January 10, 2025
Trang chủBiển nóngDã tâm thực sự của TQ khi xây cơ sở điện hạt...

Dã tâm thực sự của TQ khi xây cơ sở điện hạt nhân nổi

Biển Đông mới là mục tiêu lâu dài khi Trung Quốc xây dựng cơ sở hạt nhân trên biển. Vậy vai trò của nó là gì?

Các công trình xây dựng trái phép của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa (thuộc biển Đông) sẽ được cơ sở điện hạt nhân của nước này hỗ trợ trong tương lai.

Từ hồi tháng 1 năm nay, Trung Quốc đã tuyên bố sẽ xây dựng nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên của nước này. Nguyên cớ đưa ra là nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng điện dân sự.

Tuy nhiên, mục đích sâu xa của dự án này thực tế là để nhằm vào biển Đông.

Các nhà phân tích tin rằng khi hoàn thành, các cơ sở điện hạt nhân có thể tăng cường lượng điện năng cần thiết phục vụ các công trình xây dựng trái phép của nước này trên biển Đông.

Theo các chuyên gia, các cơ sở này đóng vai trò quan trọng trong chiến lược lâu dài của Trung Quốc trên vùng biển nhạy cảm.

Ông Li Jie, chuyên gia hàng hải ở Bắc Kinh cho biết, các cơ sở này có thể cung cấp nguồn điện ổn định cho hải đăng, thiết bị khử muối nước biển, thiết bị cứu hộ, cũng như các sân bay, cảng biển và vũ khí phòng vệ trên các đảo thuộc biển Đông.

“Thông thường chúng tôi sẽ phải sử dụng năng lượng từ dầu hoặc than. Nhưng khoảng cách giữa Trường Sa (của Việt Nam) và lục địa Trung Quốc quá xa, cùng điều kiện thời tiết thất thường, việc vận chuyển nhiên liệu sẽ gặp nhiều khó khăn”.

“Đó là lí do vì sao dự án xây dựng cơ sở điện hạt nhân có ý nghĩa quan trọng như vậy”.

20 cơ sở điện hạt nhân trên biển

Theo thông tin đăng tải trên eworldship.com, một trang tin về công nghiệp đóng tàu, công ty Công nghiệp Đóng tàu Bohai (BSHIC), thuộc Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Trung Quốc (CSIC) sẽ chịu trách nhiệm xây dựng cơ sở điện hạt nhân trên biển đầu tiên.

Và sẽ còn 20 cơ sở như vậy được xây dựng trong tương lai.

Trong cuộc phỏng vấn với Thời báo Hoàn cầu, ông Liu Zhengguo, giám đốc trụ sở CSIC cho biết: công tác chuẩn bị đang được thúc đẩy.

“Phát triển các nhà máy điện hạt nhân là một xu hướng đang nở rộ”, ông Liu nhận định.

“Số lượng chính xác sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường. Dựa trên nhiều yếu tố khác nhau thì nhu cầu khá cao”.

CSIC sẽ hợp tác cùng Tập đoàn Điện Hạt nhân Trung Quốc, một công ty năng lượng nguyên tử hàng đầu của nước này.

Ông Wu Zhong, giám đống điều hành công ty quản lí tài sản thuộc CSIC đánh giá: thị phần cho cơ sở điện hạt nhân trên biển ước tính vào khoảng 100 tỉ NDT (tương đương 344 nghìn tỉ đồng), chỉ để thăm dò dầu khí.

Theo ông Wu, nhu cầu cho biển Đông còn lớn hơn.

Ông Zhu Hanchao, kỹ sư của viện 719 cho biết: chi phí xây dựng 1 cơ sở ở vào khoảng 3 tỉ NDT (hơn 10 nghìn tỉ đồng). Và một cơ sở có thể thu về 22,6 tỉ NDT (khoảng 78 nghìn tỉ đồng) từ việc bán điện trong vòng 40 năm.

Theo Tạp chí An ninh Trung Quốc, dự án này dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2018 và đưa vào sử dụng vào năm 2019.

RELATED ARTICLES

Tin mới