Friday, March 29, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiLời khuyên cho TQ

Lời khuyên cho TQ

Đa Chiều ngày 22/4 cho rằng, gần đây, xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ trong vấn đề Biển Đông ngày càng gay gắt, việc triển khai chính sách ngoại giao của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông ngày càng khó khăn. Lúc này, làm thế nào để xử lý quan hệ Trung-Mỹ, cốt lõi của vấn đề Biển Đông, đã trở thành vấn đề nan giải to lớn của ngoại giao Trung Quốc.

Nhìn lại quan hệ giữa các nước mới nổi và các nước lớn đi trước trong lịch sử, rất dễ đưa ra một kết luận là, người giấu mình chờ thời sẽ được lợi và cuối cùng sẽ thành “chính quả”, trái lại là “dục tốc bất đạt” – người muốn làm nhanh thì sẽ chịu tổn thất, thất bại.

Vào thế kỷ 6, để đánh bại bá quyền của đế quốc Byzantine, hoàng đế Khosrau II của đế chế Sassanid Ba Tư đã phát động cuộc chiến tranh với Byzantine, cuối cùng hai bên đều thiệt hại. Do “vết thương đầy mình”, Sassanid đã bị người Ả rập chinh phục.

Vào thế kỷ 17, để tranh giành bá quyền Trung Âu, đế quốc Habsburg nhiều năm giao chiến với chư hầu đạo Tin Lành Deutsch, đế quốc Othman và Thuỵ Điển, kết quả làm cho dân nghèo, quân mỏi, bị Pháp dưới sự lãnh đạo của Richelieu chia cắt.

Cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, trong một cuộc cách mạng lớn, để truyền bá ý thức hệ cộng hòa của mình, Pháp đã phát động chiến tranh đối với các cường quốc quân chủ toàn châu Âu như Tây Ban Nha, Prussia, Áo, Nga. Chiến tranh kéo dài làm cho Pháp cùng đường, từ đó không còn là nước lớn đứng đầu châu Âu, cuối cùng bị Anh áp chế triệt để.

Trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Đức đã tìm cách tranh đoạt bá quyền thế giới, tiến hành phát động chiến tranh, kết quả là lãnh thổ bị tiêu vong, đất nước bị chia cắt, cuối cùng Mỹ – quốc gia ở bờ bên kia Đại Tây Dương thành “ngư ông đắc lợi”.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đang đến các nước Đông Nam Á tìm kiếm sự “ủng hộ” trong vấn đề Biển Đông. Nguồn ảnh: Gov.cn

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, để tranh đoạt bá quyền với Mỹ, Liên Xô ra sức tăng cường sức mạnh quân sự, cuối cùng khiến cho kinh tế đất nước bị sụp đổ, mâu thuẫn dân tộc khó có thể giải quyết, đi đến tan rã, cuối cùng chỉ có đem lại sự phát triển kinh tế cho các nước ngoài cuộc như Trung Quốc, Nhật Bản.

Vì vậy, Đa Chiều cho rằng, trong trò chơi ngoại giao tích cực giữa Trung Quốc và siêu cường Mỹ, sách lược tốt nhất vẫn là giấu mình chờ thời. Mặc dù hai bên Trung-Mỹ có lợi ích khác nhau và mâu thuẫn, nhưng cũng có đồng thuận và lợi ích chung nhất định.

Trung Quốc không cần thiết rơi vào vòng xoáy tranh chấp với Mỹ, cho dù “chủ quyền Biển Đông” rất quan trọng đối với Trung Quốc. Nhưng, cơ sở xử trí ngoại giao của nhà chính trị nhất định phải xây dựng trên cơ sở hiện thực của cán cân sức mạnh.

Hiện nay, Trung Quốc hoàn toàn không có thực lực để xảy ra xung đột trực diện với Mỹ. Cho dù Trung Quốc thực sự xảy ra xung đột trực diện với Mỹ, người chiến thắng cuối cùng cũng không phải là Trung Quốc. Lịch sử chứng minh, thắng lợi cuối cùng sẽ chỉ thuộc về cường quốc hoặc nền văn minh khác “tọa sơn quan hổ đấu”.

Trên thực tế, so với chủ động tấn công, chuẩn bị sẵn sàng, lựa chọn thời cơ để hành động luôn là con đường tốt nhất và duy nhất để các nước phát triển đi sau trỗi dậy.

Trong những năm tháng kéo dài trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, môi trường chiến lược của Mỹ rất bất lợi, đế quốc Anh ủng hộ liên bang miền Nam chia cắt nước Mỹ; Pháp thiết lập chính quyền thân Pháp ở Mexico, cùng ngăn chặn Mỹ.

Cho dù có đến trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Anh vẫn chiếm quần đảo Bermuda, khu vực rất quan trọng đối với an ninh của khu vực kinh tế phát triển miền đông nước Mỹ.

Để loại bỏ mối đe dọa từ Anh, Mỹ thậm chí tìm cách tấn công quân Anh ở Canada. Nhưng, sự thực chứng minh, Mỹ chỉ cần đợi tình hình thế giới thay đổi, thừa thế mà hành động, hiệu quả hơn nhiều so với đối đầu chính diện trả giá cao.

Trung Quốc ra sức quân sự hóa Biển Đông. Trong hình là Trung Quốc triển khai bất hợp pháp radar cao tần ở đá Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Nguồn ảnh: AMTI-CSIS Mỹ

Trong giai đoạn đầu thời kỳ Chiến quốc (của Trung Quốc), để tranh đoạt bá chủ, nước Ngụy chiếm khu vực Hà Tây, cưỡng bức nước Tần. Tần hoàn toàn không đi đầu thách thức Ngụy, mà thừa cơ có lợi Ngụy tập trung vào tranh bá quyền, điều quân tấn công Hà Tây, cuối cùng đã làm thay đổi môi trường địa-chính trị, đã tạo cơ sở cho chiến thắng huy hoàng.

Hiện nay, cơ cấu dân tộc của Mỹ và châu Âu đang có sự thay đổi sâu xa và nhanh chóng, điều này chắc chắn sẽ tác động nghiêm trọng đến sự ổn định chính trị của phương Tây, thậm chí gây ra khủng hoảng Germanic kiểu Rome hoặc loạn lạc thời Vĩnh Gia của Tây Tấn ở Trung Quốc. Đây mới là gót chân Achilles thực sự khó tránh khỏi của phương Tây.

Điều Trung Quốc cần làm chỉ là tích lũy thực lực và lặng lẽ chờ đợi, tuyệt đối không vội vã để mình bị kéo vào ngọn lửa chiến tranh. Do đó, phải rút ra những bài học lịch sử sâu sắc – Đa Chiều khuyên nhủ Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới