Thursday, December 19, 2024
Trang chủBiển nóngJ-11 của TQ chưa có gì ghê gớm?

J-11 của TQ chưa có gì ghê gớm?

Dù Trung Quốc mạnh miệng cho rằng J-11 sẽ khiến Việt Nam “toát mồ hôi” trên Biển Đông nhưng tờ South China Morning Post đã chứng minh thực tế hoàn toàn khác.

Trung Quốc ngạo mạn

Ngày 26/4, trang militaryparitet (Nga) đăng tải bài viết trên tờ Sina (Trung Quốc) rằng dàn tiêm kích J-11 bố trí (phi pháp) ở đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) sẽ khiến Việt Nam “toát mồ hôi lạnh”.

Sina cho biết, gần đây Việt Nam luyện tập cho tiêm kích Su-30 (mua của Nga) bay thấp để tăng khả năng thâm nhập và cho tàu ngầm Kilo 636 thường xuyên ra biển.

Theo bài viết, báo chí Mỹ gần đây đưa tin Trung Quốc triển khai 16 tiêm kích J-11 ra đảo Phú Lâm. Từ căn cứ trên đảo Phú Lâm cách bờ biển Việt Nam chỉ 280 hải lý, máy bay J-11 Trung Quốc chỉ mất 15 phút là bay đến nơi.

Trang mạng này còn khoe khoang rằng máy bay J-11B là mẫu chiến đấu cơ ưu việt, dùng nhiều thành phần nội địa hoá làm bằng vật liệu composite nên nhẹ, tiết kiệm nhiên liệu và khả năng tàng hình cao. Hệ thống điều khiển điện tử của J-11B còn hiện đại hơn cả loại Nga gắn trên Su-30 bán cho Việt Nam.

Vì vậy, báo Trung Quốc rêu rao J-11 Trung Quốc đủ sức khống chế lực lượng máy bay Su-30 ưu tú của không quân Việt Nam. Và với ưu thế trên không hoàn toàn thuộc về Trung Quốc, Việt Nam chỉ nghĩ đến là đủ “toát mồ hôi lạnh”, bài báo hung hăng nói.

Ngoài ra, Sina còn thêm rằng Trung Quốc còn máy bay J-11D trang bị radar mảng pha chủ động và mang tên lửa không đối không PL-10, ưu thế hơn hẳn Su-30 của Việt Nam.

Đặc biệt, Trung Quốc còn có máy bay cảnh báo sớm (AWACS) loại từ nhỏ như KJ-200, KJ-500 đến cỡ lớn KJ-2000, đủ sức phát hiện máy bay Việt Nam đang bay ở độ cao cực thấp và đó là ác mộng cho máy bay chiến đấu của Việt Nam.

Trung Quốc thiếu thực tế

Dù Sina tuyên bố đầy ngạo mạn về máy bay J-11, tuy nhiên trong một bài viết trên tờ South China Morning Post, David Tsui – chuyên gia quân sự từ đại học Tôn Dật Tiên tuyên bố, J-11 không đủ tinh vi để sử dụng cho một cuộc tấn công trên Biển Đông.

Dù J-11 được coi là vũ khí đóng vai trò chủ lực của Không quân Trung Quốc nhưng chiến đấu cơ này chỉ được coi là “hàng nhái kém chất lượng” của Su-27 với khả năng không hiệu quả như những gì truyền thông nước này mô tả.

Với nỗ lực biến J-11 thành hàng nội địa chất lượng cao, radar của J-11 được cải tiến có thể theo dõi đồng thời 10 mục tiêu. Tuy nhiên, khi chọn 1 mục tiêu trong số 10 mục tiêu theo dõi để tấn công, radar nguyên bản sẽ mất tất cả 9 mục tiêu theo dõi còn lại, và phải khởi động lại một quá trình theo dõi khác sau khi tấn công. Thiết bị điều khiển bay được trang bị tổng cộng 2 màn hình hiển thị.

Cho dù được bổ sung thêm khả năng tấn công cường kích, J-11 vẫn không có khả năng cường kích đầy đủ như các mẫu máy bay chiến đấu mới, vì sự hạn chế của radar, các tên lửa không đối đất dẫn hướng bằng radar không thể lắp đặt trên máy bay này.

Bên cạnh đó J-11 nội địa vẫn còn mang nhiều lỗi đến mức từng có thời gian ngay cả lực lượng không quân và không quân hải quân của Trung Quốc cũng đã 2 lần từ chối trang bị.

Khi tham gia một cuộc diễn tập cùng quân đội Thái Lan năm 2015, các phi công Trung Quốc đã bị sốc khi nhận thấy tiêm kích J-11 của họ luôn cất cánh chậm hơn tới một phút so với phi cơ JAS 9 Gripen do Thụy Điển sản xuất được biên chế trong không quân Thái Lan.

Tuy nhiên, với tầm hoạt động của J-11 lên tới 1.500 km, và có thể bay xa hơn nữa nếu được gắn thêm thùng dầu phụ cùng với lượng bom đạn lớn, việc Trung Quốc đưa J-11 đến Phú Lâm của Việt Nam đang trở thành mối lo ngại lớn với các nước trong khu vực.

RELATED ARTICLES

Tin mới